Di tích đền Lựu Phố

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 30 - 36)

5. Bố cục của khóa luận

2.2.2. Di tích đền Lựu Phố

Đền Lựu Phố (xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) là một trong những di tích thuộc Quần thể di tích lịch sử - văn hóa Trần vừa được Bộ VH- TT&DL xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

31

Đền Lựu Phố được xây dựng trên địa danh cổ Lựu Viên, lịch sử ghi chép lại rằng lúc sinh thời Thái sư Trần Thủ Độ đã từng sống và làm việc nơi đây mỗi khi ông về chầu, tham tán vua Trần và Thái thượng hoàng tại cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa ở phủ Thiên Trường. Ngoài ra, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, đền Lựu Phố cũng là một trong những căn cứ cất giữu lương thực, thực phẩm cho kháng chiến, hoàn thành tốt nhiệm vụ của một cú điểm quan sự trong thời chiến.

Đền Lựu Phố có quy mô tương đối rộng với vị trí thuận lợi để phát triển du lịch. Đền gồm nhiều hạng mục được xây dựng trên gò đất cao mặt quay về hướng tây. Di tích đền được bố trí lần lượt từ ngoài vào trong: Nghi môn đền, sân đền, trung tâm Đền, nhà tổ, phủ Mẫu, nhà khách và sân sau.

- Về kiến trúc

Trong những công trình kiến trúc cổ xưa kia, người Việt Nam thường dựng những cây cột lớn thường gọi là nghi môn hay trụ biểu ngay ở trung tâm trước công trình, nó thường xuất hiện ở các công trình đền, chùa, đình. Và đền Lựu Phố cũng vậy, nghi môn đền luôn có những kiến trúc độc đáo. Nghi môn trước sân đền gồm hàng đồng trụ được xây bằng gạch vữa. Trước nghi môn là một khung cảnh thoáng đãng, rộng rãi. Bên phải và bên trái đều có rất nhiều cây xanh bóng mát tạo nên phong cảnh hài hòa với di tích đền Lựu Phố. Cổng chính của đền rộng 4,7m được tạo bởi 2 đồng trụ cao trên 5m, chân cột được làm theo kiểu thắt cổ bồng, thân cột xung quanh đắp gờ chỉ tạo thành các rãnh lớn, trong rãnh có đắp nổi câu đối bằng chữ Hán. Từ dưới nhìn lên trên cổng chính, có thể nhìn rõ bệ nghê và hai con nghê chầu nhau. Theo quan niệm xưa của người Việt, nghê là một con vật biểu tượng cho sự linh thiêng và nó có khả năng nhận diện được kẻ thiện hay ác, và nó có nhiệm vụ là trông giữ, giám sát những người vào trong đền, chùa hay miếu mà nó canh giữ, bảo vệ sự tôn nghiêm của đền, chùa, miếu. Từ cột đồng trụ đến tả môn, hữu môn là bức tường dài hơn 1m cao 2m. Tiếp theo là kiến trúc tả môn, hữu môn, hai cổng này được làm kiểu cố đẳng tám mái, ngói cửa được làm theo kiểu ngói ống, trên mặt các bờ dải dười nóc được xây nổi các viền mang giá trị thẩm mỹ cao. Mặt cổng cả trước và sau đều được xây nổi hình hổ phù; hổ

32

là một con vật có thật và theo tín ngưỡng dân gian xưa, hổ là một con vật thiêng liêng, là một vị thần bảo vệ trấn giữ các phương chống lại tà ma, thường xuất hiện trọng đình, miếu. Nối liền với tả môn và hữu môn còn có hai trụ góc cao 3,7m, đỉnh trụ đắp họa tiết hình phượng. Đắp họa tiết hình phượng với ý nghĩa tượng trưng cho điềm lành, cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Đền quay hướng tây trông ra cánh đồng, gồm 3 tòa 12 gian được làm theo kiểu kiến trúc “tiền Nhất, hậu Đinh”. Khung đền được làm chủ yếu bằng gỗ lim, mái đền được lợp bằng ngói nam.

Trước cửa đền Lựu Phố là một sân lát gạch rộng khoảng trên 200m2, xung quanh xây tường bao và có nhiều cây cối bảo vệ công trình vừa thoáng mát vừa kín đáo.

Kiến trúc phần phía trong Đền Lựu Phố bao gồm: tiền đường, trung đường và chính cung.

Tiền đường có kích thước 13,25m x 6,8m, được làm theo kiểu chữ nhất gồm 5 gian, xây bít đốc hai mái dốc (xây phần vách đứng hình tam giác từ đỉnh mái đến nóc).

Bộ khung tòa tiền đường thiết kế theo kiểu chồng rường giá chiêng là kiểu các thanh rường chồng lên nhau để cùng đỡ cho hệ đòn tay giữ bộ mái, đây là một trong những kĩ thuật xây dựng cổ truyền Việt Nam. Phần khung mái của tòa tiền đường được xây dựng bao gồm 6 vì, trong đó có 4 vì giữa mỗi vì có 2 cột cái, các vì được chạm khắc rất tinh xảo. Hai vì nóc chính là vì giá chiêng, các con rường đỡ hoành mái ở đầu rường, các vì nách gian làm kiểu cốn chồng rường, vì nách trái làm kiểu kẻ ngồi. Hai vì đầu hồi thì được dựng lên bằng các cột quân. Cột cái và cột quân đều có hệ thống xà kép. Ở cột cái có các chấn song tạo sự thông thoáng cho cả kiến trúc. Đại bờ đắp họa tiết lưỡng long chầu nguyệt là một hình ảnh xuất hiện khá nhiều trong kiến trúc cổ Việt Nam với ý nghĩa cân bằng sự âm dương. Bờ bảng đắp họa tiết lá lật hóa long với chất liệu bằng gạch vữa, 2 đồng trụ hai đầu hồi được xây nhô ra kéo từ nền sân vượt hắn lên cao 4,5m và được kết cấu 3 phần: chân đế, thân và đầu trụ. Chân đế đắp hình khối vuông to có nhấn đường chỉ tạo dáng vững chắc, đỉnh đắp nghê chầu. Ngoài ra còn có một điểm thú vị là

33

thân cột nhấn câu đối chữ Hán với nội dung là ca ngợi công lao sự nghiệp của Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ. Điểm đặc biệt ở tiền đường là đại bờ còn được đắp họa tiết lưỡng long triều nguyệt, bờ bản được đắp họa tiết lá lật. Đây là những họa tiết xuất hiện nhiều trong kiến trúc đình, đền xưa.

Công trình tòa tiền đường chủ yếu được xây dựng bằng gỗ lim, đây là một loại gỗ chắc, tốt, được dùng nhiều trong các công trình kiến trúc thời xưa. Với thiết kế kiểu xưa là dùng nhiều cột để đỡ phần khung mái, tòa tiền đường đền Lựu Phố được bố trí với 20 cột lim với kích thước lớn gồm 2 cột chính là cột cái và cột quân. Cột cái và cột quân có tác dụng chống đỡ các vì và phần khung mái. Cột cái được tạo dáng búp đòng ở giữa phình to, 2 hai đầu nhỏ có tác dụng làm giảm sự thô cứng, cột quân nhỏ hơn cột cái cũng được tạo dáng búp đòng. Để tạo sự cững chãi cho cột cái, dưới chân cột được gắn kết những tảng đá rất to làm bệ đỡ. Một phần đặc biệt của bệ đỡ đó là nghệ thuật trang trí dưới những chân tảng đá còn mang phong cách nghệ thuật thế kỉ XIII – XIV đó là nghệ thuật trang trí đục chạm cánh sen kép, những đường nét này được chạm khắc một cách dứt khoát, mạch lạc, phóng đãng của người nghệ sĩ.

Hệ thống cánh cửa tòa bái đường gồm 5 ô cửa chạy suốt 5 gian, mỗi ô được lắp 4 cánh bằng gỗ lim, tất cả được đặt trên ngưỡng bằng gỗ có chân quay rất thuận tiện cho việc đóng mở hàng ngày và những dịp lễ hội. Phần tiền đường có mật độ trang trí, chạm khắc dày đặc. Mọi ngóc ngách, mọi khoang trống trong từng mặt gỗ đều được chạm khắc một cách tỉ mỉ, công phu. Những kiểu chạm khắc ở đây chủ yếu khắc nổi những con vật và những hình tượng mang yếu tố linh thiêng, tạo cảm giác tâm linh.

Tiếp theo là tòa Trung đường, tòa Trung đường gồm ba gian chạy song song với tòa tiền đường với ước lệ 8m x 5,l m. Đằng trước là hệ thống cửa được làm theo kiểu thượng chấn song, hạ bức bàn. Đặt trên ngưỡng bằng gỗ lắp chân quay. Bộ khung được thiết kế theo kiểu ba hàng chân cột, gồm một cột cái và hai cột quân. Cũng giống như tiền đường hệ thống cột ở đây cũng được thiết kế theo kiểu búp đòng và để thêm phần chắc chắn thì tất cả các cột đều có chân đá phái dưới. Trung đường gồm 3, các gian được liên kết với nhau bằng 4 vì kèo. Phần

34

mái gồm các vì nóc và vì nách được thiết kế theo kiểu chồng rường. cột ở trung đường hầu như đều ở phía sau, được sắp xếp thành một hàng, phía trước để trống tạo không gian thờ cúng.

Theo thiết kế của đền, phần cuối là Chính cung. Chính cung được thiết kế theo kiểu chữ Đinh với kích thước 9,7 m x 4,5 m . Cột quân gian giữa phía sau trung đường đỡ vì nóc thứ nhất của chính cung. Vì nóc tiếp theo của hậu cung cũng được thiết kế bằng vì kèo. Các vì còn lại được thiết kế kiểu vì chồng rường. Tất cả các vì đều được chạm khắc công phu tỉ mỉ. Cung ngoài ba gian, cung trong một gian, ngăn cách bằng cửa cung cấm. Cửa trong chính cung được chia làm 5 cửa. Cửa giữa lớn hơn được chạm theo kiểu khám thờ và được đóng cổ định, có chạm họa tiết long phượng. Hai cánh cửa bên chạm hai bức phù điêu họa tiết khóm lựu trĩu quả. Hai cánh cửa ngoài cùng là lối ra vào cung cấm được thiết kế với kích thước thấp, nhỏ theo kiểu ván bưng chạm họa tiết tứ quý, phía trên đục chạm chữ thọ và họa tiết con dơi tạo sự thông thoáng, đây là một nghệ thuật chạm khác khá công phu và tỉ mỉ. Việc thiết kế hai cánh cửa lối ra vào có kích thước thấp và nhỏ với ý nghĩa là khi vào đều phải cúi đầu để thể hiện sự thành kính. Cửa cung cấm là bức thuận gồm bốn cột được bịt kín bởi mê nóc nơi tiếp giáp với nóc được làm theo kiểu mê cổn chạm lưỡng long chầu nguyệt.

Theo điều tra thực tế, Đền Lựu Phố đã được Nhà nước đầu tư kinh phí trùng tu công trình cách đây 5 năm về trước tức năm 2016.

- Về bài trí thờ tự

Bài trí thờ tự tại tòa tiền đường:

Tòa tiền đường gồm có 3 ban, ở giữa là ban thờ công đồng Trần triều, bên trái và bên phải là ban thờ hậu.

Hiện vật bài trí trong tòa bái đường được sắp xếp vô cùng hợp lý theo hướng quan sát từ trong ra ngoài cũng như từ ngoài vào trong. Mỗi hiện vật ở đây đều mang những nét truyền thống riêng của thời kì đó với giá trị cổ vật, di vật đặc sắc. Hiện nay, tòa bái đường vẫn còn lưu giữ và trang trí những câu đối, đại tự, bức châm như bài thơ của các Tiến sĩ thời Lê, Nguyễn viết tặng.

35

Giống như những nghệ thuật trang trí bàn thời xưa, trên ban thờ đền Lựu Phố có đặt lư hương, hạc, chân nến, mâm chè. Đây đều là những đồ thờ mang những giá trị tâm linh sâu sắc của người dân Việt. Ngoài ra, hai bên ban thờ còn đặt hai bộ binh khí nghi trượng bằng đồng. Trước nhang án có đặt một đỉnh thờ cao gần 1m cùng với chiêng, trống bằng đồng cỡ lớn. Ban thờ hậu có tấm bia có niên đại Tự Đức 23 (1870). Trước ban thờ có treo nhiều thư tịch cổ liên quan đến Thái sư Trần Thủ Độ như các bức đại tự ca ngợi ông: “Tứ thời báo mỹ” (bốn mùa dâng lễ để báo ơn đức của thần), “Nhất đại tôn thần” (người bề tôi dòng dõi nhà vua, tài giỏi trung thành nổi tiếng một thời), “Trần triều danh tướng” (vị tướng tài giỏi của triều Trần). Tòa bái đường hiện có 15 bức đại tự, 7 câu đối, 2 biển thờ, 1 tấm bia ký hậu.

Bài trí thờ tự tại toà đệ nhị

Tòa đệ nhị cũng có ba ban thờ, ban thờ giữu là ban thờ công triều Trần và tả văn quan, hữu võ tướng. Bên trái và bên phải là ban thờ hai ông ngựa thờ.

Ở ban giữa có đạt nhan áng được chạm khắc họa tiết lưỡng long triều nguyệt, tứ quý. Ở giữa là lô nhang thòe Thái sư Trần Thủ Độ, hai bên trái phải đặt lô nhan thờ tả văn quan và hữu võ quan.

Trên ban thờ có mâm bồng, bộ tam sự bằng đồng, lọ hoa, ổng hương, đông bình, tây quả trang nghiêm và có treo câu đối, đại tự ca ngợi công lao và sự nghiệp của các vị thần được thờ ở đây.

Bài trí thờ tự trong toà chính cung

Tòa chính cung gồm bốn gian chạy dọc được bài trí như sau: Ba gian ngoài và một gian cung cấm. Tòa chính cung gồm bốn gian chạy dọc được bài trí như sau: Ba gian ngoài và một gian cung cấm.

Bài trí thờ tự tại tòa lần lượt được bố trí như sau: Lô nhang thờ Thái sư Trần Thủ Độ, Tượng Thái sư Trần Thủ Độ, Lô nhang thờ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Tượng thờ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Lô nhang công đồng tại cung cấm, Bài vị thờ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Bài vị thờ Thám hoa Hà Nhân Giả và thành Hoàng làng, Bài vị đặt trên ngai thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ.

36

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)