Giá trị tâm linh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 41 - 43)

5. Bố cục của khóa luận

2.3.3. Giá trị tâm linh

Đền Lựu Phố thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ (1194-1264) - vị Thái sư đầu tiên triều Trần. Ông là một nhà chính trị khôn ngoan và sáng suốt. Là người có công rất lớn trong cuộc chiến đấu chống quân Mông - Nguyên đồng thời là người có công đổi mới từ triều đại nhà Lý sang triều đại nhà Trần. Trong cuộc chiến đấu chống quân Mông - Nguyên lần 1 (1258), khi lúc thế giặc đang gay go và khốc liệt nhất ông đã nói với nhà vua: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”. Ông chính là người chỉ huy quân ta và đánh thắng quân Mông - Nguyên trong trận Đông Bộ Đầu, sau đó buộc quân giặc phải rút lui. Với 40 năm giữ chức Thái sư, Trần Thủ Độ có công lao lớn trong việc giúp vua, giúp nước thoát khỏi giặc xâm lược. Sau khi qua đời, Vua Trần Thái Tông truy tặng ông chức Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương.

Ngoài ra đền Lựu Phố còn thờ Linh Từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Bạch Hoa công chúa, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung là con của Trần Lý và vợ của Trần Thủ Độ. Bà đã có công rất lớn trong chiến thắng chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất. Nhờ sự thông minh, mưu trí, bà đã nhanh chóng sơ tán triều đình về Tức Mặc, bảo vệ tài sản cho hoàng cung, tích trữ lương thực chuẩn bị kháng chiến. Mọi việc bà đều quán xuyến một các gọn gang mà hiệu quả. Sử gia Ngô Sĩ Liên nhận xét trong sách Đại Việt sử kỷ toàn thư như sau: “Đến khi người Nguyên tắt đường vào cướp, kinh thành thất thủ, Linh Từ ở Hoàng Giang giữ gìn Hoàng thái tử, cung phi, công chúa và vợ con các tướng lĩnh thoát khỏi giặc cướp, lại khám xét các nhà có chứa giấu quân khí đều đưa dùng vào việc quân”. Sau này, bà đã được phong làm

42

Linh từ Quốc mẫu. Sau khi bà mất ở tuổi 66, nhân dân làng Lựu Phố đã tach tượng của bà để thờ trong làng. Bà là người nhân dân vô cùng kính trọng.

Quốc công tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn sinh ra ở phủ Thiên Trường, Lựu Phố thuộc phủ Thiên Trường. Xưa kia, ông thường cùng Trần Thủ Độ về Lựu Viên để bàn chuyện đất nước. Vì vậy Lựu Phố cũng là nơi mà ông gắn bó trong thời gian dài. Về sự nghiệp của Trần Quốc Tuấn, ông có công rất lớn trong chiến thắng chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ 3 (1288), đây là một chiến thắng lớn trong lịch sử nước nhà. Sau khi ông qua đời, nhân dân làng Lựu Phố đã lập bài vị của ông để thờ. Hàng năm cứ đến ngày mất của ông, nhân dân địa phương đều tổ chứ lễ tế và dâng hương.

Bạch Hoa công chúa là còn của vua Trần Thuận Tông, mẹ là thứ phi Diệp Diệu Hiền người thôn Lựu Phố. Tương truyền, Bạch Hoa công chúa là người thông minh ham học hỏi. Lớn lên, Bạch Hoa công chúa giúp nhân dân Lựu Phố chăm non việc làm nông nghiệp, dẫn nước vào ruộng để cày cấy, mở mang buôn bán giữu Lựu Phố với các vùng, giảm tô thuế ,…vì vậy Bạch Hoa công chúa được nhân dân rất kính trọng. Sau khi mất nhân dân đã lập bài vị để thờ. Ngoài ra làng Lựu Phố vẫn còn duy trì việc dâng cơm gạo đỏ và muối vừng để tưởng nhớ đến Bạch Hoa công chúa.

Ngoài việc thờ 4 nhân vật triều Trần, đền Lựu Phố còn thờ hai cha con Thám hoa Hà Nhân Giả (Thời Lê). Thám Hoa Hà Nhân Giả tên thật là Nguyễn Mạnh Trinh bố là Nguyễn Tân Thanh. Hai cha con ông là người Kinh Bắc sau đó xin về Lựu Phố ngụ cư. Năm 1502, Nguyễn Mạnh Trinh đỗ Thám Hoa và làm quan Hiến sát xứ. Vì ông có công lớn trong việc xây dựng địa phương, sau khi ông mất dân làng địa phương đã thờ ông cùng cha ông tại đền Lựu Phố. Phần lăng mộ của cha Thám Hoa Hà Nhân Giả vẫn còn ở địa phương và cách đền khoảng 100m.

Lễ hội Đền Lựu Phố tổ chức vào ngày 7-7 (âm lịch) hàng năm nhân kỷ niệm ngày Thái sư Trần Thủ Độ đặt chân lên mảnh đất quê hương. Lễ hội đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách thập phương về dự. Ngoài các nghi thức như dâng hương, tế lễ, rước kiệu; phần “hội” còn tổ chức các giải thể thao mang đậm tinh thần thượng võ của dân tộc như: giải bóng đá phong trào

43

“Hào khí Đông A”, biểu diễn võ thuật cùng nhiều trò chơi dân gian, loại hình nghệ thuật dân tộc: hát chèo, tổ tôm điếm, cờ người, đấu vật… Đặc biệt, trong lễ hội làng Lựu Phố, người dân vẫn duy trì tục cúng Bạch Hoa công chúa với lễ vật là cơm gạo đỏ (hoặc xôi gấc), muối vừng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 41 - 43)