Đào tạo nguồn lực

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 61 - 62)

5. Bố cục của khóa luận

3.2.6.Đào tạo nguồn lực

Nguồn lực dù ở ngành nghề nào nó cũng là mấu chốt của sự phát triển. Du lịch cũng vậy, nguồn nhân lực rất cần thiết đặc biệt là ở những khu di tích hay khu du lịch tự nhiên.

62

Nhóm quản lý: Quản lý đền, bảo vệ, lao công vệ sinh.

Nhóm dịch vụ bao gồm hướng dẫn viên tại điểm, chuyên gia du lịch: hiện tại chưa có

Thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch theo quyết định trong “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đền năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng chính phủ, chương trình phát triển nguồn nhân lực phải phù hợp với nhu cầu phát triển du lịch từng địa phương.

Phát triển nguồn nhân lực tại đền cần đủ số lượng, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển của khu di tích.

Vì vậy, để phát triển du lịch, chính quyền địa phương cần đào tạo Hướng dẫn viên du lịch tại điểm cho khách du lịch. Vì hướng dẫn viên là người trực tiếp cung cấp thông tin cho du khách khi đến tham quan khu di tích, qua đó truyền tải được hồn của lịch sử khu di tích đền Lựu Phố đến với du khách. Ngoài ra, cần mở những lớp nghiệp vụ du lịch cho nguồn nhân sự tại đền Lựu Phố. Hiện nay, đền Lựu Phố là một trong những địa điểm nổi trội về du lịch văn hóa tại tỉnh Nam Định, việc đào tạo hướng dẫn viên tại điểm càng nhanh chóng sẽ giúp ích rất nhiều trong sự phát triển của toàn tỉnh.

Tỉnh thành Nam Định cũng cần đầu tư một nguồn vốn để có thể đào tạo các hướng dẫn viên du lịch tại điểm tương lai cho khu di tích đền Lựu Phố, trang bị về nghiệp vụ, kiến thức hướng dẫn du lịch.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH VIỆT NAM HỌC KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐỀN LỰU PHỐ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 61 - 62)