Giá trị biểu đạt của trường nghĩa trong việc khắc họa phong cách

Một phần của tài liệu Trường nghĩa thôn quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến (Trang 52 - 57)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.4 Giá trị biểu đạt của trường nghĩa trong việc khắc họa phong cách

con người: “lom khom”, “cậy sức”, “ tham tiền”,… Trường nghĩa chỉ thái độ của con người như tiếng nói của sự ngang trái, lạ kì. Nụ cười “vui” của Nguyễn Khuyến chính là nụ cười nuốt nước mắt vào trong. “Thằng bé lom khom” chỉ để nghe hát chèo hay chính là hình ảnh con người Việt Nam đang phải khom mình gánh chịu những chính sách sưu cao thuế nặng của thực dân Phương Tây.

2.2.4 Giá trị biểu đạt của trường nghĩa trong việc khắc họa phong cách thơ Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên ở đồng bằng Bắc Bộ, có cơ hội tham quan và đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng miền tạo cho ông vốn từ ngữ phong phú. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên như chính bản mệnh của mình, ông thương cuộc sống của người dân miền quê nghèo khó và xem họ như chính an hem, gia đình ruột thịt. Tất cả gói ghém, tập hợp lại với nhau giúp Nguyễn Khuyến viết nên những vần thơ hay, xuất phát từ chính tâm hồn.

Với những điều kiện sẵn có, Nguyễn Khuyến sử dụng trường từ vựng về thiên nhiên, về thú vui miền quê và về con người miền quê một cách đầy nhạy bén và nhuần nhuyễn. Mỗi trường nghĩa mà ông sử dụng đều mang lại giá trị biểu đạt cao mang đậm nét riêng Nguyễn Khuyến. Trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đa dạng ở nhiều góc cạnh từ cảnh sắc thiên nhiên: mấy, trời, nước, ao,… đến những động vật sinh sống như trâu, ếch, muỗi,… cho đến những thực vật mỏng manh, mềm dẻo: lúa, cỏ,… Tất cả những trường nghĩa đó hòa quyện vào nhau xây dựng nên bức tranh vùng quê mang đậm màu sắc dân tộc. Bức tranh đó không chỉ tươi mát bởi cảnh sắc thiên nhiên, sinh động và tràn đầy năng lượng bởi những công việc – thú vui đời thường mà còn là những nốt trầm lặng trước những khó khăn vất vả mà người nông dân phải gánh chịu.

45

Tiểu kết chương 2

Như vậy, trường nghĩa thôn quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến đã thu thập được các từ thuộc trường nghĩa “thôn quê” với 240 lần xuất hiện, chúng được thống kê và tách thành 3 tiểu trường nhỏ. Trong đó trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê xuất hiện nhiều nhất với 132 lần xuất hiện chiếm 55.5%, trường nghĩa chỉ thú quê xuất hiện 63 lần chiếm 26.2%, và xuất hiện với số lượng ít nhất là trường nghĩa chỉ con người thôn quê xuất hiện 45 lần chiếm 18.7%.

Qua việc phân tích các từ ngữ thuộc trường nghĩa “thôn quê” trong thơ Nguyễn Khuyến, người đọc đã thấy được phong cách nghệ thuật của ông– nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thế giới thôn quê trong thơ ông đậm đà màu sắc và hương vị của vùng quê đồng bằng bắc bộ. Bên cạnh đó, những từ ngữ xuất hiện với tần xuất lớn đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc như:

nước”, “trăng”, “mây”,“rượu”, “say”,... cùng sự kết hợp giữa các từ cùng

một trường hoặc giữa các trường với nhau để khẳng định thế giới nghệ thuật và phong cách thơ Nguyễn Khuyến.

46

KẾT LUẬN

1. Trường nghĩa thôn quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến rất đa dạng, phong phú. Luận văn đã vận dụng lí thuyết trường nghĩa để nghiên cứu về trường nghĩa thôn quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Từ đó phân lập thành ba tiểu trường: trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê, trường nghĩa chỉ thú quê và trường nghĩa chỉ con người thôn quê. Trong đó, trường nghĩa chỉ thiên nhiên chiếm số lượng lớn nhất với 132 lần xuất hiện trong các tác phẩm chiếm 55.5%. Tiếp theo là trường nghĩa chỉ thú quê với 63 lần xuất hiện chiếm 26.2% và cuối cùng là trường nghĩa con người thôn quê với 45 lần xuất hiện chiếm 18.7%.

2. Khóa luận đã phân tích sự cộng hưởng giữa các từ ngữ trong trường nghĩa chỉ thiên nhiên, thú quê và con người thôn quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Qua đó ta thấy được những điều mới mẻ trong phong cách sáng tác của ông. Đồng thời thấy được điểm đặc trưng, nổi bật trong nội dung cũng như nghệ thuật thơ ca Nguyễn Khuyến.

3. Như vậy, với việc thực hiện đề tài “Trường nghĩa thôn quê trong thơ

Nôm Nguyễn Khuyến”, chúng tôi đã đưa ra được một số tiêu chí để khai thác,

nhận định được một số những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc thuộc trường nghĩa thôn quê trong thơ Nguyễn Khuyến nhằm thể hiện được phong cách thơ ông, đồng thời góp phần đưa ra hướng tiếp cận, nghiên cứu tác phẩm thơ ca Nguyễn Khuyến dưới góc độ ngôn ngữ để có cái nhìn đa chiều, chính xác, về giá trị nội dung của các tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Minh Toán (2014), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học sư phạm. 2. Đỗ Hữu Châu (2009), Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt, NXB ĐHQGHN 3. Đỗ Hữu Châu, Giáo trình Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Việt Nam. 4. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học (Ngữ dụng học) tập 2,

NXB Giáo dục.

5. Đỗ Hữu Châu (2004), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

6. Hoàng Thị Hà (2010), Lý thuyết trường nghĩa và việc phân tích văn bản thơ cho học sinh trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ sư phạm Ngữ văn, ĐH giáo dục.

7. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1999), Từ điển thuật ngữ học, NXB ĐHQGHN.

8. Lê Thị Mai (2018), Trường nghĩa chỉ động, thực vật trong thơ Nguyễn Bính, Đại học sư phạm Hà Nội 2.

9. Nguyễn Như Ý (chủ biển) (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ

học, NXB giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2004), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Kim Bài (2012), Quan niệm nghệ thuật về con người trong

thơ nôm của Nguyễn Khuyến và Tú Xương, Luận văn thạc sĩ khoa học và

xã hội nhân văn, ĐH Đà Nẵng.

13. Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Kim Thản (1961), Khái luận

ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.

14. Phạm Thị Kim Anh (2005), Tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa cây

trong thơ Việt Nam, Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

15. Th.S Hà Ngọc Hòa, Nguyễn Khuyến nhà thơ của làng quê Việt Nam,

NXB trẻ hội nghiên cứu & giảng dạy văn học TP.Hồ Chí Minh.

16. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, TP.HCM.

17. Trần Thị Nguyệt (2010), Khảo sát trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu,

Đại học sư phạm Hà Nội 2.

18. Viện Sử học (1978), Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (tập 2), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

19. Vũ Thị Oanh, Khảo sát trường nghĩa nông thôn trong tiểu thuyết “Mảnh

đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường

20. Xuân Diệu giới thiệu, “Thơ văn Nguyễn Khuyến” (1979), NXB văn học, Hà Nội.

21. Xuân Diệu (1971), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb Văn học, Hà Nội 22. http://www.thonminhkha.com.vn/tin-moi_7-ci91

NGUỒN TƯ LIỆU TRÍCH DẪN 1. https://dangluu1960.blogspot.com/2019/06/quan-iem-cua-giao-su-o- huu-chau-ve-cach.html 2. https://vi.wikiquote.org/wiki/C%C3%A2u_%C4%91%E1%BB%91i_v %C3%A0_giai_tho%E1%BA%A1i_%C4%91%E1%BB%91i_%C4%9 1%C3%A1p_c%E1%BB%A7a_Nguy%E1%BB%85n_Khuy%E1%BA %BFn#Nh%E1%BB%AFng_c%C3%A2u_%C4%91%E1%BB%91i_T %E1%BA%BFt

Một phần của tài liệu Trường nghĩa thôn quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)