8. Cấu trúc của khóa luận
2.2.3. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa chỉ con người thôn quê
Mỗi từ ngữ đều mang giá trị biểu đạt riêng biệt. Việc phát triển và xây dựng trường từ vựng giúp từ ngữ đó mang thêm nhiều nét nghĩa mới. Làm phong phú và đa dạng ngôn ngữ.
43
hiện thực khách quan của cuộc sống mà còn là nơi mang giá trị tư tưởng cốt lõi và hóa thành tâm hồn, tình cảm của tác giả.
“Năm nay cày cấy vẫn chân thua,
Chiêm mất đàng chiêm, mùa mất mùa.”
(Chốn quê)
Các cụm từ “cày cấy”, “chân thua”, “mất” là những từ ngữ thuộc trường từ ngữ hoạt động và phẩm chất của con người. Nguyễn Khuyến tái hiện lại cuộc sống của người nông dân châm lấm tay bùn. Dù có chăm chỉ làm lụng, quanh năm “cày cấy” miệt mài nhưng vẫn “chân thua”. Một vụ mùa thất bát, “chiêm mất đàng chiêm, mùa mất mùa”. Đối với người nông dân, nguồn thu chính nhờ năm ba sào ruộng ấy vậy mà cứ liên hoàn mất mùa. Mất mùa, người dân đối diện với cảnh mất đi nguồn lương thực chính. Miệng ăn hàng ngày biết lấy gì sinh nhai. Đâu dám nghĩ đến việc thu hồi lại số vốn đã bỏ ra mua giống. Ấy vậy mà, biết bao thứ sưu thuế vẫn hàng ngày ngày hàng giờ bủa vây. Họ chỉ biết cách tự bươn chải với chính cuộc đời của mình:
“Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.”
(Chợ quê)
Việc Nguyễn Khuyến sử dụng những từ ngữ thuộc trường từ ngữ giúp câu thơ trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Những từ ngữ đó làm tăng tính hệ thống, gợi sự thú vị và giúp bạn đọc vừa tò mò, thích thú khi tìm hiểu về tác phẩm thơ.
Giá trị trường nghĩa chỉ con người thôn quê trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ phơi bày hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống thôn quê, là nơi giãi bày tình cảm của tác giả mà còn là nơi tác giả cất lên tiếng nói trào phúng, chế giễu.
“Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo, Bao nhiêu cờ kéo với đàn reo.
44
Thằng bé lom khom nghé hát chèo. Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.”
(Hội Tây)