Trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê

Một phần của tài liệu Trường nghĩa thôn quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến (Trang 25 - 36)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.1.2 Trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê

Bảng 2.2. Danh sách tiểu trường và số lượng từ ngữ trong trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê.

STT Đối tượng Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%) tính theo số lần xuất hiện (%) Ví dụ

1 Nước 20 15.1 “Mặt nước mênh mông

nổi một hòn,

Núi già nhưng tiếng vẫn còn non.”

(Vịnh núi An- Lão))

2 Hoa 5 3.8 “Cải chửa ra cây, cà mới

nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.”

(Bạn đến chơi nhà)

3 4 3,0 “Sóng biếc theo làn hơi

gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.”

(Thu điếu)

4 Trúc 5 3.8 “Tầng mây lơ lửng trời

xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”

18

5 Mây 9 8.8 “Bác Dương thôi đã thôi

rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

(Khóc dương khuê)

6 Ao 4 3.0 “Ao thu lạnh lẽo nước

trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

(Thu điếu)

7 Cây 8 6.0 “Vườn Bùi chốn cũ!

Bốn mươi năm, lụ khụ lại về đây.

Trông ngoài sân đua nở mấy chồi cây,

Thú khâu hác lâm tuyền âu cũng thế.”

(Trở về vườn cũ)

8 Ruộng 5 3.8 Mấy năm làm ruộng vẫn

chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa.”

(Làm ruộng)

9 Trăng 10 7.6 “Tiếng sáo vo ve chiều

nước vọng.

Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi”

19

(Nước lụt Hà Nam)

10 Gió 15 11,4 “Dựa gối bên mành toan

hóa bướm

Gió thu lạnh lẽo, lá vông rơi”

(Ngẫu hứng)

11 Non 10 7.6 “Tóc bạc, lòng son chửa

dám già

Ơn vua nhờ được nghỉ về nhà

Nước non cây cỏ còn như cũ

Ghế gậy cân đai thế cũng là.”

(Về nghỉ nhà)

12 Mưa 5 3.8 “Nhắn nhủ dưới trần cho

chúng biết,

Tháng ba, tháng tám tớ mưa dào.”

(Trời nói I)

13 4 3.0 “Ao sâu, sóng cả, khôn

chài cá;

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.”

(Bạn đến chơi nhà)

14 Dế 1 0.8 “Tháng tư đầu mùa hạ,

20

Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả.”

(Than mùa hè)

15 Muỗi 1 0.8 “Tháng tư đầu mùa hạ,

Tiết trời thực oi ả. Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả.”

(Than mùa hè)

16 3 2.3 “Hầu lễ mấy người con

cái nhỏ

Bò cày một chiếc ruộng vườn ba”

(Tặng người làng ra làm quan)

17 Bướm 2 1.5 “Cá vượt khóm rau lên

mặt nước

Bướm len lá trúc lượn rèm thưa”

(Vịnh mùa hè)

18 Đóm 1 0.8 “Năm gian nhà cỏ thấp le

te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe”

(Thu ẩm)

19 Lợn 3 2.3 “Ai lên nhắn hỏi bác Châu

21

Lụt lội năm nay bác ở đâu?

Mấy ổ lợn con rày lớn bé? Vài gian nếp cái ngập nông sâu?”

(Nước lụt hỏi thăm bạn)

20 Trâu 4 3.0 “Trâu già gốc bụi phì hơi

nắng,

Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.”

(Đến chơi nhà bác Đặng)

21 Chó 1 0.8 “Trâu già gốc bụi phì hơi

nắng,

Chó nhỏ bên ao cắn tiếng người.”

(Đến chơi nhà bác Đặng)

22 Chim 5 3.8 “Tay chèo hứng gió chim

bay mỏi,

Lưng mượn khung trăng cá vẫy vùng.”

(Lụt chèo thuyền đi chơi)

23 7 5.3 “Cá thần vùng vẫy vượt

qua đăng,

Được nước, nào ai dám rỉ răng?”

(Cá chép vượt đăng)

22

Từ kết quả thống kê trên ta có thể thấy số từ trong trường nghĩa chỉ thiên thôn quê trong thơ Nguyễn Khuyến xuất hiện 132 lần. Trong tuyển tập các bài thơ Nôm của mình, Nguyễn Khuyến đan cài, lồng ghép trong các bài thơ các từ ngữ thuộc trường nghĩa thiên nhiên thôn quê.

“Nước” là từ được xuất hiện nhiều nhất trong tác phẩm với 20 lần xuất hiện, chiếm khoảng 15.1% lượng từ ngữ cùng trường xuất hiện. Đó là một yếu tố quan trọng được sử dụng rông dãi, vừa nhắc đến trong sinh hoạt hàng ngày, vừa góp phần quan trọng trong canh tác mùa màng của người dân. Có thể thấy, Nguyễn Khuyến quan tâm đến những gì nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày. Điều đó được thể hiện rõ qua các tác phẩm “Hoài cổ, Tự trào, Bạn đến chơi nhà, Thu điếu, Khóc Dương Khuê, Muốn lấy chồng, Cua chơi trăng, Cuộc kêu cảm hứng, Chế ông Đồ Cự Lộc, Thu vịnh,…”

Ngoài ra thiên nhiên thôn quê còn được thể hiện qua các từ khác như: mưa (xuất hiện 5 lần chiếm 3.8%), gió (xuất hiện 15 lần chiếm 11,4%), ao (xuất hiện 4 lần chiếm 3.0%), non (xuất hiện 10 lần chiếm 7.6%), trâu (xuất hiện 4 lần chiếm 3.0%), trăng (xuất hiện 10 lần chiếm 7.6%), ruộng (xuất hiện 5 lần chiếm 3.8%), cá (xuất hiện 7 lần chiếm 5.3%), chó ( xuất hiện 1 lần chiếm 0.8%),… Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Khuyến đã thả cho tâm hồn mình xao động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, của mây, trời, hoa, lá,…Ông đã hòa mình vào thiên nhiên để thể hiện tình yêu của mình qua những nét chấm phá đặc sắc, tiêu biểu cho từng mùa, từng hình ảnh của cảnh sắc quê hương.

Nhắc đến Nguyễn Khuyến là nhắc đến “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”. Bên cạnh những trang thơ sáng rõ ý vị nghệ thuật, Nguyễn Khuyến còn vẽ nên không gian thiên nhiên vùng thôn quê rất đỗi bình dị.

Trường nghĩa chỉ thiên nhiên trong thơ được biểu thị thông qua một số từ ngữ như: cây cối, hoa, lá, cỏ,… Thiên nhiên trong thơ ông hiện lên với không gian bốn mùa, mỗi mùa đều toát lên sắc khí riêng biệt. Đó là không gian làng quê yên bình gắn liền với những hình ảnh hết sức bình dị.

23

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước ngõ sẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.”

(Thu Điếu)

Nguyễn Khuyến vẽ ra cho chúng ta không gian tĩnh lặng bao trùm mùa thu của miền quê yêu dấu. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến còn sinh động bởi những âm thanh sinh động của tiếng ếch kêu, tiếng ao cá bơi lượn,… và cả tiếng “phì hơi nắng” của những chú trâu sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến viết: “Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà Cải chửa ra hoa, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”

(Bạn đến chơi nhà)

Nguyễn Khuyến vui vì sau bao ngày mới được gặp lại người bạn chí cốt ấy. Sự thiếu thốn, chật vật của tác giả cũng chính là hoàn cảnh chung của những người dân xung quanh đó. Nơi họ sinh sống là nơi xa vắng bóng chợ, gia đình từ người già đến trẻ con đều vắng bóng. Dặn lòng mượn tạm thiên nhiên để tiếp đãi bạn bè nhưng “ao sâu nước cả”, cả khu vườn rộng lớn nhưng ngặt nỗi mỗi thân này sao đuổi bắt được chú gà. Ra vườn ngắm những sản vật thiên nhiên dưới bàn tay lao động của con người nhưng lại ngặt nỗi khó. Cây cải vừa gieo hạt chưa kịp mọc thành cây, quả cà vừa mới kịp ra nụ, những quả bí bầu vừa mới rụng rốn, đến quả mướp đãi bạn cũng chỉ mới “đương hoa”.

24

vị hóa. Đằng sau lời bỏ ngỏ về sự thiếu thốn ấy là khát khao được gặp lại chí cốt, được giao lưu cùng những người bạn chung tâm ý tưởng. Qua lời bỏ ngỏ xin chào, Nguyễn Khuyến muốn chia sẻ cùng bạn mình cuộc sống bình yên của ông ở thời điểm hiện tại. Một sống đạm bạc, hòa mình cùng với thiên thiên.

Trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến còn được bộc lộ thông qua những hình ảnh tự nhiên như: làn nước, ánh trăng, mây, bầu trời,

bụi tre, ruộng vườn,… tất cả như hòa quyện lại với nhau tạo nên bức tranh nhiều

màu sắc.

Ví như trong bài “Thu ẩm” Nguyễn Khuyến đã sử dụng hình ảnh đom đóm để miêu tả ánh sáng giữa không gian ánh trăng nồng ấm:

“Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, Làn ao long lánh bóng trăng loe.”

(Thu ẩm)

Bằng tất cả tình yêu thiên nhiên hòa trong tình yêu thôn xóm, Nguyễn Khuyến đã cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả những gì bình dị nhất. Không gian cuộc sống về đêm yên bình, bao trùm lên tất cả là bóng tối. Đâu đó lấp lánh ánh sáng của con sâu dóm. Từng làn nước ao thu ngập tràn ánh trăng soi. Không gian đêm về thu nhuốm hương vị khói nhạt nhòa, bóng trăng soi chiếu vào mặt sông như chính soi sáng vào nỗi lòng thầm kính của tác giả. Soi vào những điều ưu sầu thầm kính của Nguyễn Khuyến và cả những gợi mơn man nỗi lòng của những người xa quê.

Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến luôn ngập tràn ánh sắc thiên nhiên bốn mùa nhưng đặc sắc và nổi bật nhất là hình ảnh thiên nhiên mang nét sắc mùa thu. Những đám mây trôi lênh đênh trên nền trời xanh ngắt, điểm xuyến một vài cành trúc như những nét thơ thanh mảnh.

Trong bài “Thu vịnh” Nguyễn Khuyến viết:

25

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tảng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh)

Trường thiên nhiên được biểu hiện thông qua các hình ảnh như: “trời

thu”, “mây”, “nước”, “bóng trăng”,… Tất cả như sắp xếp hòa quyện vào nhau

tạo thành bức tranh thu mang dáng hình miền Bắc đầy mênh mang, thoáng đãng.

Hiện lên trước mắt bạn đọc là không gian bầu trời cao vời vợi điểm xuyến nhẹ nhàng nét mềm mại, thanh thoát của cành trúc. Sắc xanh của trời thu nhưng chính nét tình cảm Nguyễn Khuyến dành cho mùa thu và hơn cả là đối với mảnh đất quê hương. Sắc trời thu vốn đã rộng lớn nay lại càng cao vút hơn khi tác giả kết hợp với hình ảnh “mấy tầng cao” như muốn vươn mình lên, nương tựa cành “trúc” để được hòa mình cùng gió. Cách vươn mình của trúc như chính tính cách thanh cao của thi nhân.

Nguyễn Khuyến kết hợp hình ảnh thiên nhiên gió mang nét sắc thái “hắt hiu” tạo nên không gian của sự thưa thớt. Từ láy “hắt hiu” như phải chăng là sự rung động của nhành trúc trước cảnh sắc thiên nhiên hay cũng chính là tâm trạng Nguyễn Khuyến trước sắc trời.

Trường nghĩa thiên nhiên thu không chỉ mở rộng cao rút ở “tầng trên” mà có “xanh biếc” ở tầng dưới. Đó là làn nước thu xanh biếc, màu xanh tha thiết của mùa thu. Màu sắc thiên nhiên trong thơ ông hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa bức tranh thiên nhiên ban ngày vừa rực rỡ vừa dịu nhẹ và màn đêm bóng tối mùa thu được sưởi ấm bởi ánh trăng ngọt dịu. Sự xuất hiện của ánh trăng như muốn làm tăng lên nét huyền dịu, thanh khiết và đôi chút mộng mơ của sắc trời.

Trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến không phải lúc nào cũng là nét vẽ của sự vui tươi, sáng rỡ. Có những lúc, thiên nhiên như muốn ngưng đọng lại hợp vào tâm hồn người:

26

Một tiếng trên không ngỗng nước nào”

(Thu vịnh)

Ngay chính lại lúc này đây, sức sống bao quanh bởi “khỏi phủ nhạt nhòa” như một phần nhỏ khiến thi nhân như quên hết cảm quan của mình về thời gian. Rằng là “mấy chùm trước giậu” ấy là gì? Là loài hoa ư? Vậy đó rốt cuộc là loài hoa gì? Loài hoa ấy trông như thế nào và hoa ấy có màu gì? Tất cả thông tin giường như mờ mịt, thi nhân như rơi vào trạng thái của sự mông lung khi nhắc đến “Mấy chùm trước giậu” chỉ biết đó là “hoa năm ngoái”. Chi tiết “hoa năm ngoái” như một nút thắt thời gian, khóa chặt sự di chuyển cũng như tâm trạng của Nguyễn Khuyến. Câu thơ bỗng chùng xuống, phảng phất đâu đó nét buồn xa xăm. Đến nỗi những âm thanh quen thuộc của miền quê cũng chỉ là “ngỗng nước nào”. Tiếng ngỗng lúc này không còn là tiếng ngỗng kêu bình thường nữa mà đó như lời thúc dục, như hồi trống đánh tan sự ngưng đọng của thời gian, khơi gợi tiếng lòng ẩn khuất mang tên thi nhân.

Nguyễn Khuyến được xem là một trong những bậc thầy trong việc miêu tả trường nghĩa âm thanh thiên nhiên. Những âm thanh cho dù là nhỏ nhất cũng được Nguyễn Khuyến cảm nhận và đưa vào văn chương:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

(Thu điếu)

Thiên nhiên thu trong bài “Thu điếu” có đôi chút gì đó nét đượm buồn. Sự buồn nhẹ nhàng nhưng không mang lại cảm giác của sự u uất. Những chiếc “ao thu” nằm trơ mình “lạnh lẽo” được phủ lớp nước “trong veo”. Giữa cảnh săc thiên nhiên vắng lặng tưởng chừng như vắng bóng con người. Nhưng vẫn thấp thoáng bóng dáng “chiếc thuyền câu” dù là nhỏ bé, nhưng phần nào đó vẫn tồn tại sức sống của con người. Con người vẫn luôn đồng hành cùng thiên nhiên cho dù đó là những lúc nghiệt ngã nhất.

27

nước ngập sâu từng căn nhà, nước xoáy tan hoang bờ mương, bãi ruộng: “Qua Mễ Thanh Liêm đã lở rồi

Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi”

(Nước lụt Hà Nam)

Thiên nhiên không chỉ làm bạn, mang lại những sản vật quý giá giúp con người duy trì cuộc sống. Có những lúc, thiên nhiên cũng biết giận, biết hờn. Chẳng còn cảnh bầu trời xanh ngắt, chẳng còn dòng nước lặng thinh ôm trọn ánh trăng, chẳng còn không gian yên bình. Thay vào đó là bầu trời xám xịt, những đám mây nặng trĩu nhả mưa nặng hạt. Dòng nước mất đi nét dịu dàng xanh mát, chỉ còn lại dòng nước cuồn cuộn, xói vào tất cả mọi nơi dòng nước chảy qua. Tất cả những hậu quả do thiên tai mang lại người gánh chịu đau đớn nhất chính là con người, đặc biệt là những người nông dân nghèo khó.

Có thể thấy, thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến hết mực đa dạng với nhiều nét trường nghĩa khác nhau. Là nhóm những động vật quen thuộc: trâu,

gà, chó,... đến hình ảnh thiên nhiên gần gũi tươi mới: lũy tre, bờ giậu, mái tranh

thấp le te,... Và hơn cả, điều ít ai để ý đến là những đau thương mà con người

phải gánh chịu khi thiên nhiên phật lòng. Tất cả điều đó chứng tỏ rằng, Nguyễn Khuyến phải yêu, phải thương cuộc sống, mến thiên nhiên lắm mới có được sự quan sát tinh tế đến như vậy.

28

Một phần của tài liệu Trường nghĩa thôn quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)