8. Cấu trúc của khóa luận
2.1.3. Trường nghĩa chỉ thú vui nơi thôn quê
Bảng 2.3. Danh sách tiểu trường và số lượng từ ngữ trong trường nghĩa chỉ thú quê STT Đối tượng Số lần xuất hiện (lần) Tỉ lệ (%) tính theo số lần xuất hiện Các bài thơ sử dụng
1 Chơi 15 23.8 “Ghế tréo, lọng xanh ngồi
bảnh choẹ,
Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!”
(Vịnh tiến sĩ giấy)
2 Rượu 12 19.0 “Nghĩ đời mà cũng ngán cho đời
Câu cóp làm sao được với trời? Chép miệng, lớn đầu to cái dại Phờ râu, chịu đấm mất phần xôi
Được, thua, hơn, kém, lưng hồ rượu
Hay, dở, khen, chê, một trận cười
Dựa gối bên song toan hoá bướm
Gió thu lạnh lẽo, lá vông rơi”
29
3 Say 18 28.6 “Những lúc say sưa cũng
muốn chừa,
Muốn chừa nhưng tính lại hay ưa.”
(Chừa rượu)
4 Chuyện 8 12.6 “Hay giở cuộc này ba chén rượu,
Được thua chuyện ấy một trò chơi.”
(Châu chấu đá voi)
5 Trầu 5 7.9 “Sớm trưa dưa muối cho qua
bữa
Chợ búa trầu cau chẳng dám mua.”
(Chốn quê)
6 Chèo 5 7.9 “Kìa hội thăng bình tiếng pháo
reo:
Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo. Bà quan tênh nghếch xem bơi trải,
Thằng bé lom khom nghé hát chèo.”
(Hội Tây)
Tổng 63 100
Các từ thuộc trường nghĩa chỉ thú vui thôn quê như: chơi, rượu, say,
chuyện, trầu, chèo,… được Nguyễn Khuyến sử dụng ở nhiều bài thơ khác nhau
30
vui vẻ sau một ngày làm việc. Những người nông dân quay quần cùng nhau kể chuyện, chơi trăng uống trà. Hoặc có thể là những câu chuyện về nỗi lo toan của cuộc sống, về vụ mùa thất bát, châu chấn hoành hoành. Theo phạm vi khảo sát, sự xuất hiện của từ “chuyện” xuất hiện 8 lần chiếm 12.6 % trong các bài “Châu chấu đá, Mậu Thân tự thọ, Duyên nợ,...”
“Bạn già lớp trước nay còn mấy ? Chuyện cũ mười phần chín chẳng như Cũng muốn sống thêm dăm tuổi nữa Thử xem trời mãi thế này ư ?”
(Đại lão)
Thú vui tìm đến rượu được Nguyễn Khuyến sử dụng rất nhiều trong các bài: “Ngán đời, Khóc Dương Khuê, Chừa rượu, Chợ Đồng, Thu ẩm, Cảm hứng tuổi tác,…” được nhắc đến 12 lần chiếm 19.0%. Từ “say” xuất hiện 18 lần chiếm 28.6%. Thú vui uống rượu say ở quê là hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến chiếm số lượng nhiều nhất trong trường nghĩa chỉ thú quê.
“Tóc bạc bao giờ không biết nhỉ? Răng long ngày trước hãy còn đây! Câu thơ chửa được, thưa rằng được, Chén rượu say rồi, nói chửa say.”
(Tự thuật)
Ngoài ra còn rất nhiều từ khác chỉ thú quê với số lần xuất hiện ít hơn: “chèo”, “trầu” cùng xuất hiện 5 lần chiếm 7.9%,…
“Khi vườn sau, khi ao trước; khi điếu thuốc, khi miếng trầu. Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy một đôi câu”
(Anh giả điếc)
Nhắc đến thơ Nôm Nguyễn Khuyến là nhắc đến những vần thơ Nôm giàu chất trữ tình và đậm nét trào phúng. Nguyễn Khuyến chọn cách lui về ở
31
ẩn, chọn con đường “xích lại gần dân” để tận hưởng cuộc sống hòa mình với thiên nhiên và khám phá những “thú quê” đặc sản.
Thú vui của của người dân thôn quê rất đỗi giản dị đó chính là được ngồi trên cái sập trước hiên, hòa mình vào không gian trăng dịu mát cùng trò chuyện với bà con hàng xóm, nhâm nhi đôi ba chén rượu để thấy được sự bình dị, giản đơn trong cuộc sống.
Trong bài thơ “giải buồn” Nguyễn Khuyến viết:
“Cách giậu mời ông hàng xóm chén Chuyền tràn thóc lúa với tằm tơ”
(Giải buồn)
Có thể thấy, Nguyễn Khuyến từ bỏ cuộc sống nhiễu nhương, tranh đấu chốn thị thành trở về làm bạn với cuộc sống thôn quê. Đối đãi với ông không phải là sự ghẻ lạnh mà đó là sự gần gũi, giữa Nguyễn Khuyến – người từng làm quan với những người nông dân chân lấm tay bùn chẳng hề có khoảng cách. Họ vui vẻ sinh hoạt cùng nhau, cùng nhau san sẻ thú vui điền viên đời thường. Thú vui tưởng chừng giản đơn ấy lại khiến con người ta trở nên ấm áp, hạnh phúc lạ kì.
Thú vui thưởng trà là truyền thống của dân ta. Một ly trà nóng, lan tỏa mùi hương trà lại thoang thoảng chút gió thu nhè nhẹ. Thú vui ấy như thêm phần sinh động bởi những câu chuyện “tràn thóc lúa với tằm tơ” diễn ra hằng ngày. Đó chẳng phải là những chuyện quốc gia đại sự nhưng những câu chuyện đó lại là cả một cuộc đời của người nông dân. Và tất cả buồn phiền, mệt nhọc u uất đều được xóa tan qua tiếng cười sảng khoái. Tiếng cười lấn át tất cả bình sinh khổ cực và vẽ nên cuộc đời tươi mới, lạc quan.
“Khi vườn sau, khi ao trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu; Khi chè chuyên năm bảy chén, khi Kiều lẩy, một đôi câu”
(Anh giả điếc)
Trong thơ văn của mình, không ít lần Nguyễn Khuyến miêu tả thú vui trong lao động của những người nông dân. Bản dịch chữ Nôm bài “Nhà nông
32
tự thuật” do chính Nguyễn Khuyến dịch đã đề cập đến: “Cày sâu đất mới tốt
Bừa kỹ, cỏ không sót Bón vào đất thêm màu Cào rồi, sạch như chuốt”
(Nhà nông tự thuật)
Mỗi nơi, mỗi nghề nghiệp sẽ tạo nên những thú vui riêng biệt. Ví như người thợ may, niềm thích thú của họ nằm ở việc mỗi ngày được đo đạc, may vá và tạo nên những trang phục họ yêu thích. Họ luôn có thú vui là được ngửi mùi thơ của vải, được nghe tiếng kéo cắt và được đắm say theo từng đường kim mũi chỉ. Và người nông dân cũng như thế, thú vui của người nông dân là mỗi ngày được ra đồng. Được làm công việc họ yêu thích. Họ mong sao có sức khỏe thật tốt để “cày sâu cuốc bẫm”, mong sao ý chí bền để “bừa kỹ”, mong thật chăm chỉ để nhổ hết đám cỏ mọc gây hại mùa màng.
Công việc đồng áng là công việc nặng nhọc và lắm bùn đất. Tuy nhiên, đối với những người nông dân, họ không chỉ xem đó là công việc mà còn là “thú vui” của đời người. Mỗi ngày, không được ra đồng, không được chạm vào đất ươm mầm hạt ngọc trời là họ lại cảm thấy thiếu thốn, thấy “buồn chán”. Vậy nên, vì là “thú vui” nên cho dù là những việc vừa mệt, vừa “bẩn” nhưng họ vẫn vui vẻ làm, làm đến mức “sạch như chuốt”.
Khép lại năm cũ đầy bộn bề, lo toan cuộc sống. Những ngày lễ tết, họ lại quay quần với những “thú vui” gói ghém phong tục tập quán. Đây là dịp hiếm hoi họ được ướm lên mình những bộ áo quần mới, được vui chơi với những “thú vui” mang tên văn hóa.
Sau những năm tháng tuổi trẻ làm lụng chăm chỉ lo toan cho cuộc sống mưu sinh vui vẻ cùng “thú vui” của công việc thường ngày. Khi về già, đến lứa tuổi “xưa nay hiếm” mỗi bậc tiền bối trong làng đều mang trong mình thú vui “lên lão”. Đối với họ, việc bước sang lứa tuổi già “năm mươi” là sự kiện hết sức quan trọng. Họ luôn vui vẻ và phấn khởi khi bản thân mình được may mắn bước sang lứa tuổi này.
33
“Anh em, làng xóm xin mời cả, Giò bánh, trâu heo, cũng gọi là! Chú Láo bên người lên với tớ, Ông Từ ngõ chợ lễ cùng ta”
(Lên lão)
Hoạt động này không chỉ là “thú vui” của mỗi người trong làng mà còn là phong tục tập quán diễn ra vào tháng giêng âm lịch. Người ta xem đó là thú vui bởi lẽ mỗi người đều có những lí do vui của riêng mình. Với những người sắp được “lên lão” đây là dịp họ nhìn nhận lại cuộc đời đã qua. Họ đã sống và làm việc chăm chỉ như thế nào. Cuộc sống của họ trải qua nhiều thú vui tao nhã nhưng có lẽ niềm vui thích khi bước sang giai đoạn mới của cuộc đời là cảm giác vô cùng khó tả, ít ai có được. Với những người trẻ trong làng, họ lại càng có động lực sống vui, sống khỏe, sống có ích để có sức khỏe tốt, có được may mắn sống ở trên đời. Được một lần tận hưởng cảm giác “thú vui lên lão ấy”. Chẳng thú vui nào ý nghĩa và hạnh phúc hơn khi bản thân mỗi cá nhân cảm thấy hạnh phúc và những người xung quanh họ cũng hạnh phúc, vui vẻ.
“Ngâm câu giai lão trên nhà, Dưới nhà lại có bạch hoa sinh bồn.
Khi ôn vui bảo ban lũ cháu, Khi uốn cây cảnh chậu ngâm nga;
Bảy mươi lên lão làng ta, Làng ta lại sẵn rượu hoa đầy bình”.
(Mừng cụ Đặng tự ý bảy mươi tuổi)
Từ xưa đến nay, uống rượu nhâm nhi và làm bạn với rượu trở thành “thú vui” không thể thiếu đối với mỗi người dân đặc biệt là các bậc nam nhân. Và trong những ngày trọng đại của thú vui “lên lão”, rượu xuất hiện như sợi dây liên kết giữa những thú vui đời thường. Có thể nói, thú vui nay lại vui thêm gấp bội. Nhìn cách người ta sắm rượu mới thấy được niềm đam mê và sự kĩ càng của họ đối với thú vui ấy. “Sẵn rượu hoa đầy bình” bởi đó là thú vui mang
34
theo niềm hạnh phúc nên họ luôn sẵn sàng chia sẻ và sống hết mình với thú vui ấy. Có gì sảng khoải hơn khi được nâng chén rượu hoa ngọt lành, chúc mừng ngày trọng đại cùng những người mình yêu thương trân trọng. Ấy là thú vui bình dị nhưng hiếm ai được tận hưởng.
Như cách cụ Kép trong tác phẩm “Hương cuội” của nhà văn Nguyễn Tuân, ông luôn có sở thích hưởng thú uống rượu chơi hoa lan cùng bằng hữu. Năm ấy hoa nở sớm, cụ nhạy bén nhận ra và đã cho người ngâm thóc để nấu kẹo mạch nha sẵn rồi. Cụ Kép giờ đã đi qua cái tuổi phải bon chen chật vật kiếm sống. Vậy nên, cụ được phép làm đẹp cuộc sống tinh thần của mình giữa một thế giới ngoài kia đầy bộn bề.
Đâu đó Nguyễn Khuyến cũng giống như ông cụ Kép, Nguyễn Khuyến tìm đến rượu để “say nhè” một nét say nhẹ nhàng thiếp đi trong giấc ngủ.
“Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy Độ năm ba chén đã say nhè”
(Thu ẩm)
Cơn say đó đủ để Nguyễn Khuyến thực sự đắm chìm trước vẻ đẹp của thiên nhiên vừa giúp Nguyễn Khuyến tạm quên đi nét “thẹn buồn thế sự”. Ông “thẹn” bởi bản thân mình đã từ bỏ chốn quan trường, cất giấu đi cái đức cái tài của mình để quay trở về với cuộc sống thôn quê yên bình.