Giá trị biểu đạt của trường nghĩa chỉ thú vui nơi thôn quê

Một phần của tài liệu Trường nghĩa thôn quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến (Trang 48 - 50)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2.2. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa chỉ thú vui nơi thôn quê

Cũng như trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê, giá trị biểu đạt của trường nghĩa chỉ thú quê mượn những thú vui đời thường để gửi gắm những “giấc mơ” hiện thực của tác giả. Trường nghĩa chỉ thú quê được nâng tầm và trở thành tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu của thẩm mĩ cái đẹp. Đó là nét đẹp của tâm hồn lớn, nét đẹp của cuốc sống vui vẻ nhàn hạ và đặc biệt đó là nét đẹp của tình người.

Trong bài thơ “Cảnh tết” Nguyễn Khuyến viết:

“Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt

41

Ta ước gì được mãi như thế Hễ hết Tết rồi, thời lại tết”

(Cảnh tết)

Có thể thấy,Nguyễn Khuyến đã sử dụng các từ ngữ thuộc trường nghĩa biểu thị thú vui người miền quê ngày tết như: “rộn rịp” “gói bánh chưng”,… Nguyễn Khuyến đau theo niềm đau của người dân và vui theo thú vui của nông dân. Sau một năm mất mùa, đói khát. Lũ lụt triền miên kéo theo biết bao công sức, tài sản mùa màng. Vậy nhưng, vẫn còn đó tình làng nghĩa xóm, vẫn còn đó “thú vui” san sẻ đời thường, vẫn còn đó nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” khiến cho “thú vui” ngày tết của chốn miền quê thanh bình vẫn diễn ra trong khung cảnh thật “rộn rịp”.

Bánh chưng vẫn gói gọn gàng, mỗi người góp một ít để tạo thành chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Đó không chỉ là chiếc bánh chưng đơn thuần mà đó còn là được thỏa mãn “thú vui” sắm sửa ngày tết, “thú vui” đó mang theo nụ cười giúp người nông dân tạm quên đi những mất mát, cực nhọc trong suốt một năm dài. Mặc cho năm vừa rồi “năm ngoái năm kia miệng đói chết” thì xuân năm nay vẫn cứ “năm nay phong lưu đã ra phết”.

Thú vui câu cá được Nguyễn Khuyến đưa vào thơ ca gắn liền với những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc. Trong bài “Thu vịnh” tác giả viết:

“Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ”

(Thu vịnh)

Theo cách giải thích của Xuân Diệu, bài thơ này của Nguyễn Khuyến lấy cảm xúc và sự kết hợp giữa buổi đêm và ban ngày để miêu tả thú vui ngày thu. Đó là thú vui câu cá, thi nhân nhàn hạ ngồi trên chiếc thuyền, với chiếc cần câu được làm từ “cần trúc” – “cây tre” thanh mảnh tạo nên dáng cần câu. Thú vui này cũng được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài thơ “Thu điếu”

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

42

(Thu điếu)

Trường nghĩa thú vui miền quê được thi nhân sử dụng trong bài như “ao thu”, “thuyền câu”,… Nguyễn Khuyến mượn những hình ảnh quen thuộc đó để tả cái thú vui điền viên của mình. Không phải ai cũng có thể theo được thú vui này, không phải ai cũng có thể tĩnh lặng, giữ bình tĩnh để ngồi yên đợi cá đến. Thú vui của Nguyễn Khuyến giường như phá vỡ không gian yên lặng của cảnh thu. Khung cảnh thiên nhiên giờ đây phảng phất dấu vết của con người. Một chiếc thuyền nhỏ bé như điểm xuyến cho không gian, mở ra thú vui tao nhã của đời người.

Đối với tất cả người dân thôn quê, mỗi dịp đến tết xuân về ngoài thú vui gói bánh chưng bánh tét thì không thể không nhắc đến thú vui khai bút đầu xuân. Thú vui ấy đã được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài “Khai bút”

“Ình ịch đêm qua trống các làng Ai ai mà chẳng rước xuân sang Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén Bút mới vui tay thử một hàng”

(Khai bút)

Thú vui “khai bút” đầu xuân không chỉ là nơi người dân cầu những lời hay ý đẹp mà còn là nơi gửi gắm những niềm tin vào cuộc sống. Mong một năm mưa thuận gió hòa, mong cho khí sắc vững vàng, mong cho năm mới tươi vui sắc thắm như chính. Trường từ ngữ được Nguyễn Khuyến sử dụng: “ình ịch”, “trống các làng”, “ai ai”, “bút mới vui tay”,… đã diễn tả được không khí của mọi người đón chờ ngày được thỏa sức với thú vui “khai bút” đầy tao nhã.

Một phần của tài liệu Trường nghĩa thôn quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)