Giá trị biểu đạt của trường nghĩa thôn quê trong thơ Nguyễn Khuyến

Một phần của tài liệu Trường nghĩa thôn quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến (Trang 46)

8. Cấu trúc của khóa luận

2.2. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa thôn quê trong thơ Nguyễn Khuyến

2.2.1. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa trong việc khắc họa cảnh thiên nhiên thôn quê

Cảnh thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đơn sơ, bình dị được thể hiện qua một số từ ngữ miêu tả hình ảnh đậm chất thôn quê như: ngõ xóm quanh

co, gian nhà cỏ, lá vàng, đóm lập lòe, xanh ngắt, làn ao lóng lánh,... Không

gian đó gắn bó mật thiết với cuộc sống dân giã, bình dị, chăm chỉ lao động của người dân thông qua hệ thống từ ngữ như: cày cấy, chiêm, chợ búa, gói bánh

chưng, cần trúc, nếp cái,… Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến là thiên

nhiên vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một không gian êm dịu, êm đềm nhưng cũng không kém phần ngột ngạt. Đó là khung cảnh “ao thu trong veo”, là những chiếc “lá vàng” rơi nương theo gió, là khung cảnh “lạnh lẽo” của nước ao, là không gian tối tăm của đường thôn ngõ xóm “ngõ tối đêm sâu”, “ngõ trúc quanh co” là những bãi nương ngô “lá ngô” trải dài hai bên dòng sông Hồng. Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến còn rất đỗi thân thuộc, hài hòa, giao cảm với

39

cuộc sống, hoạt động sản xuất của con người thông qua các con vật như: trâu,

bò, lợn, ếch,…

Từ ngữ chỉ thiên nhiên thôn quê bản thân nó đã là bức tranh đẹp mang nét riêng biệt. Tuy nhiên, việc xác định trường nghĩa thiên nhiên thôn quê giúp vẻ đẹp đó ngày càng được sáng rõ. Làm gia tăng sự phong phú, đa dạng từ từ ngữ. Từ đó, hiểu thêm nét văn hóa và tình yêu thiên nhiên đất nước.

Giá trị biểu đạt của trường nghĩa trong việc khắc họa cảnh thiên nhiên thôn quê mang nét giá trị biểu đạt của hiện thực khách quan. Đây là thế giới thuộc về yếu tố tự nhiên và thế giới “vật chất” đang diễn ra ở cuộc sống thực tế. Thế giới thiên nhiên không phụ thuộc vào ý thức và suy nghĩ của con người. Nó có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của con người.

Đối với trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến được chia thành nhiều nét nghĩa nhỏ như: thực vật, động vật, hiện tượng tự nhiên,…

Trường nghĩa thực vật thuộc trường nghĩa thiên nhiên như: cây, cỏ, hoa, lá,…; trường động vật như: gà, bò, trâu,…; các hiện tượng tự nhiên như: lũ lụt, mưa,

nắng,… Có thể thấy, hầu hết những từ vựng được xét vào trường nghĩa thiên

nhiên đều mang yếu tố khách quan, liên quan đến yếu tố tự nhiên và sinh sống phần lớn dựa vào thiên nhiên.

Trong thơ Nguyễn Khuyến, tác giả dựa vào những đặc tính, đặc điểm thường ngày của sự vật mang nét chung với tâm trạng để biểu đạt ý vị của mình trong thơ ca. Mượn ý thơ trong bài thơ “Thu điếu”:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

(Thu điếu)

Có thể thấy, mỗi sự vật từ sắc màu của nước, đến hình ảnh chiếc thuyền, hay chỉ là chiếc lá cũng hoàn toàn phù hợp với nội dung tác giả cần biểu đạt. Để miêu tả không gian vắng lặng đến mức tuyệt đối, tác giả mượn làn nước “trong veo”, để miêu tả sự nhỏ bé đơn chiếc của bóng người trước sức mạnh

40

của thiên nhiên thi nhân mượn chiếc thuyền, tác giả lại mượn những cơn sóng lăn tăn để nói thay tiếng lòng đang thổn thức, và cuối cùng là mượn những chiếc lá vàng để miêu tả những điều buông lơi. Chính những cơn sóng lăn tăn mới gợn theo đúng tâm hồn tác giả. Và chỉ có những chiếc lá vàng sắp rụng mới đủ sức mong manh trước cơn gió như chính cuộc đời, tâm thế của thi nhân. Trường từ vựng thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến giúp tác giả diễn tả giá trị tư tưởng, vấn đề tình cảm của chủ thể sáng tạo. Trong bài thơ “Nước lụt thăm bạn” ta thấy được trường từ vựng gần gũi với thiên nhiên như: “lụt lội”, “ổ lợn”, “nếp cái”, “ngập nông sâu”,… từ trường từ vựng đó gợi lên được sự quan tâm, lo lắng của nhà thơ giành cho người bạn của mình. Sâu thẳm trong đó là nỗi xót thương cho những gì mà người nông dân phải chịu đựng.

Cũng là dòng nước, cũng là những con lợn, cũng là những hạt nếp cái vàng, cũng là những bờ ruộng đó mà sao giờ lạ quá. Dòng nước mang phù sa, duy trì sự sống ngày nào nay trở thành cơn nước lớn nhấn chìm tất cả. Nước cuốn trôi tất cả của cải của người dân, đến ổ lợn mới mua thả giống chẳng biết “đắt rẻ” thế nào đã thu hồi vốn chưa nhưng nay đã mất trắng. Mấy “gian nếp cái” lương thực cả vụ mùa ấy vậy đắm chìm trong biển nước. Nước không chỉ nhấn chìm của cải mà còn cuốn trôi biết bao công sức nhọc nhằn của người dân lao động. Qua đó, thấy được Nguyễn khuyến là người yêu thiên nhiên nhưng lại đau đáu những gì thiên nhiên mang lại.

2.2.2. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa chỉ thú vui nơi thôn quê

Cũng như trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê, giá trị biểu đạt của trường nghĩa chỉ thú quê mượn những thú vui đời thường để gửi gắm những “giấc mơ” hiện thực của tác giả. Trường nghĩa chỉ thú quê được nâng tầm và trở thành tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu của thẩm mĩ cái đẹp. Đó là nét đẹp của tâm hồn lớn, nét đẹp của cuốc sống vui vẻ nhàn hạ và đặc biệt đó là nét đẹp của tình người.

Trong bài thơ “Cảnh tết” Nguyễn Khuyến viết:

“Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt

41

Ta ước gì được mãi như thế Hễ hết Tết rồi, thời lại tết”

(Cảnh tết)

Có thể thấy,Nguyễn Khuyến đã sử dụng các từ ngữ thuộc trường nghĩa biểu thị thú vui người miền quê ngày tết như: “rộn rịp” “gói bánh chưng”,… Nguyễn Khuyến đau theo niềm đau của người dân và vui theo thú vui của nông dân. Sau một năm mất mùa, đói khát. Lũ lụt triền miên kéo theo biết bao công sức, tài sản mùa màng. Vậy nhưng, vẫn còn đó tình làng nghĩa xóm, vẫn còn đó “thú vui” san sẻ đời thường, vẫn còn đó nghĩa cử “lá lành đùm lá rách” khiến cho “thú vui” ngày tết của chốn miền quê thanh bình vẫn diễn ra trong khung cảnh thật “rộn rịp”.

Bánh chưng vẫn gói gọn gàng, mỗi người góp một ít để tạo thành chiếc bánh chưng hoàn chỉnh. Đó không chỉ là chiếc bánh chưng đơn thuần mà đó còn là được thỏa mãn “thú vui” sắm sửa ngày tết, “thú vui” đó mang theo nụ cười giúp người nông dân tạm quên đi những mất mát, cực nhọc trong suốt một năm dài. Mặc cho năm vừa rồi “năm ngoái năm kia miệng đói chết” thì xuân năm nay vẫn cứ “năm nay phong lưu đã ra phết”.

Thú vui câu cá được Nguyễn Khuyến đưa vào thơ ca gắn liền với những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc. Trong bài “Thu vịnh” tác giả viết:

“Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ”

(Thu vịnh)

Theo cách giải thích của Xuân Diệu, bài thơ này của Nguyễn Khuyến lấy cảm xúc và sự kết hợp giữa buổi đêm và ban ngày để miêu tả thú vui ngày thu. Đó là thú vui câu cá, thi nhân nhàn hạ ngồi trên chiếc thuyền, với chiếc cần câu được làm từ “cần trúc” – “cây tre” thanh mảnh tạo nên dáng cần câu. Thú vui này cũng được Nguyễn Khuyến nhắc đến trong bài thơ “Thu điếu”

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

42

(Thu điếu)

Trường nghĩa thú vui miền quê được thi nhân sử dụng trong bài như “ao thu”, “thuyền câu”,… Nguyễn Khuyến mượn những hình ảnh quen thuộc đó để tả cái thú vui điền viên của mình. Không phải ai cũng có thể theo được thú vui này, không phải ai cũng có thể tĩnh lặng, giữ bình tĩnh để ngồi yên đợi cá đến. Thú vui của Nguyễn Khuyến giường như phá vỡ không gian yên lặng của cảnh thu. Khung cảnh thiên nhiên giờ đây phảng phất dấu vết của con người. Một chiếc thuyền nhỏ bé như điểm xuyến cho không gian, mở ra thú vui tao nhã của đời người.

Đối với tất cả người dân thôn quê, mỗi dịp đến tết xuân về ngoài thú vui gói bánh chưng bánh tét thì không thể không nhắc đến thú vui khai bút đầu xuân. Thú vui ấy đã được Nguyễn Khuyến miêu tả trong bài “Khai bút”

“Ình ịch đêm qua trống các làng Ai ai mà chẳng rước xuân sang Rượu ngon nhắp giọng đưa vài chén Bút mới vui tay thử một hàng”

(Khai bút)

Thú vui “khai bút” đầu xuân không chỉ là nơi người dân cầu những lời hay ý đẹp mà còn là nơi gửi gắm những niềm tin vào cuộc sống. Mong một năm mưa thuận gió hòa, mong cho khí sắc vững vàng, mong cho năm mới tươi vui sắc thắm như chính. Trường từ ngữ được Nguyễn Khuyến sử dụng: “ình ịch”, “trống các làng”, “ai ai”, “bút mới vui tay”,… đã diễn tả được không khí của mọi người đón chờ ngày được thỏa sức với thú vui “khai bút” đầy tao nhã.

2.2.3. Giá trị biểu đạt của trường nghĩa chỉ con người thôn quê.

Mỗi từ ngữ đều mang giá trị biểu đạt riêng biệt. Việc phát triển và xây dựng trường từ vựng giúp từ ngữ đó mang thêm nhiều nét nghĩa mới. Làm phong phú và đa dạng ngôn ngữ.

43

hiện thực khách quan của cuộc sống mà còn là nơi mang giá trị tư tưởng cốt lõi và hóa thành tâm hồn, tình cảm của tác giả.

“Năm nay cày cấy vẫn chân thua,

Chiêm mất đàng chiêm, mùa mất mùa.”

(Chốn quê)

Các cụm từ “cày cấy”, “chân thua”, “mất” là những từ ngữ thuộc trường từ ngữ hoạt động và phẩm chất của con người. Nguyễn Khuyến tái hiện lại cuộc sống của người nông dân châm lấm tay bùn. Dù có chăm chỉ làm lụng, quanh năm “cày cấy” miệt mài nhưng vẫn “chân thua”. Một vụ mùa thất bát, “chiêm mất đàng chiêm, mùa mất mùa”. Đối với người nông dân, nguồn thu chính nhờ năm ba sào ruộng ấy vậy mà cứ liên hoàn mất mùa. Mất mùa, người dân đối diện với cảnh mất đi nguồn lương thực chính. Miệng ăn hàng ngày biết lấy gì sinh nhai. Đâu dám nghĩ đến việc thu hồi lại số vốn đã bỏ ra mua giống. Ấy vậy mà, biết bao thứ sưu thuế vẫn hàng ngày ngày hàng giờ bủa vây. Họ chỉ biết cách tự bươn chải với chính cuộc đời của mình:

“Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua.”

(Chợ quê)

Việc Nguyễn Khuyến sử dụng những từ ngữ thuộc trường từ ngữ giúp câu thơ trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. Những từ ngữ đó làm tăng tính hệ thống, gợi sự thú vị và giúp bạn đọc vừa tò mò, thích thú khi tìm hiểu về tác phẩm thơ.

Giá trị trường nghĩa chỉ con người thôn quê trong thơ Nguyễn Khuyến không chỉ phơi bày hiện thực khắc nghiệt của cuộc sống thôn quê, là nơi giãi bày tình cảm của tác giả mà còn là nơi tác giả cất lên tiếng nói trào phúng, chế giễu.

“Kìa hội Thăng Bình tiếng pháo reo, Bao nhiêu cờ kéo với đàn reo.

44

Thằng bé lom khom nghé hát chèo. Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo.”

(Hội Tây)

Trong bài, Nguyễn Khuyến còn xây dựng trường nghĩa về thái độ của con người: “lom khom”, “cậy sức”, “ tham tiền”,… Trường nghĩa chỉ thái độ của con người như tiếng nói của sự ngang trái, lạ kì. Nụ cười “vui” của Nguyễn Khuyến chính là nụ cười nuốt nước mắt vào trong. “Thằng bé lom khom” chỉ để nghe hát chèo hay chính là hình ảnh con người Việt Nam đang phải khom mình gánh chịu những chính sách sưu cao thuế nặng của thực dân Phương Tây.

2.2.4 Giá trị biểu đạt của trường nghĩa trong việc khắc họa phong cách thơ Nguyễn Khuyến Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên ở đồng bằng Bắc Bộ, có cơ hội tham quan và đi đến nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều vùng miền tạo cho ông vốn từ ngữ phong phú. Nguyễn Khuyến yêu thiên nhiên như chính bản mệnh của mình, ông thương cuộc sống của người dân miền quê nghèo khó và xem họ như chính an hem, gia đình ruột thịt. Tất cả gói ghém, tập hợp lại với nhau giúp Nguyễn Khuyến viết nên những vần thơ hay, xuất phát từ chính tâm hồn.

Với những điều kiện sẵn có, Nguyễn Khuyến sử dụng trường từ vựng về thiên nhiên, về thú vui miền quê và về con người miền quê một cách đầy nhạy bén và nhuần nhuyễn. Mỗi trường nghĩa mà ông sử dụng đều mang lại giá trị biểu đạt cao mang đậm nét riêng Nguyễn Khuyến. Trường nghĩa thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến đa dạng ở nhiều góc cạnh từ cảnh sắc thiên nhiên: mấy, trời, nước, ao,… đến những động vật sinh sống như trâu, ếch, muỗi,… cho đến những thực vật mỏng manh, mềm dẻo: lúa, cỏ,… Tất cả những trường nghĩa đó hòa quyện vào nhau xây dựng nên bức tranh vùng quê mang đậm màu sắc dân tộc. Bức tranh đó không chỉ tươi mát bởi cảnh sắc thiên nhiên, sinh động và tràn đầy năng lượng bởi những công việc – thú vui đời thường mà còn là những nốt trầm lặng trước những khó khăn vất vả mà người nông dân phải gánh chịu.

45

Tiểu kết chương 2

Như vậy, trường nghĩa thôn quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến đã thu thập được các từ thuộc trường nghĩa “thôn quê” với 240 lần xuất hiện, chúng được thống kê và tách thành 3 tiểu trường nhỏ. Trong đó trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê xuất hiện nhiều nhất với 132 lần xuất hiện chiếm 55.5%, trường nghĩa chỉ thú quê xuất hiện 63 lần chiếm 26.2%, và xuất hiện với số lượng ít nhất là trường nghĩa chỉ con người thôn quê xuất hiện 45 lần chiếm 18.7%.

Qua việc phân tích các từ ngữ thuộc trường nghĩa “thôn quê” trong thơ Nguyễn Khuyến, người đọc đã thấy được phong cách nghệ thuật của ông– nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thế giới thôn quê trong thơ ông đậm đà màu sắc và hương vị của vùng quê đồng bằng bắc bộ. Bên cạnh đó, những từ ngữ xuất hiện với tần xuất lớn đã trở thành những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc như:

nước”, “trăng”, “mây”,“rượu”, “say”,... cùng sự kết hợp giữa các từ cùng

một trường hoặc giữa các trường với nhau để khẳng định thế giới nghệ thuật và phong cách thơ Nguyễn Khuyến.

46

KẾT LUẬN

1. Trường nghĩa thôn quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến rất đa dạng, phong phú. Luận văn đã vận dụng lí thuyết trường nghĩa để nghiên cứu về trường nghĩa thôn quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Từ đó phân lập thành ba tiểu trường: trường nghĩa chỉ thiên nhiên thôn quê, trường nghĩa chỉ thú quê và trường nghĩa chỉ con người thôn quê. Trong đó, trường nghĩa chỉ thiên nhiên chiếm số lượng lớn nhất với 132 lần xuất hiện trong các tác phẩm chiếm 55.5%. Tiếp theo là trường nghĩa chỉ thú quê với 63 lần xuất hiện chiếm 26.2% và cuối cùng là trường nghĩa con người thôn quê với 45 lần xuất hiện chiếm 18.7%.

2. Khóa luận đã phân tích sự cộng hưởng giữa các từ ngữ trong trường nghĩa chỉ thiên nhiên, thú quê và con người thôn quê trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Qua đó ta thấy được những điều mới mẻ trong phong cách sáng tác của ông. Đồng thời thấy được điểm đặc trưng, nổi bật trong nội dung cũng như nghệ thuật thơ ca Nguyễn Khuyến.

3. Như vậy, với việc thực hiện đề tài “Trường nghĩa thôn quê trong thơ

Nôm Nguyễn Khuyến”, chúng tôi đã đưa ra được một số tiêu chí để khai thác,

nhận định được một số những biểu tượng nghệ thuật đặc sắc thuộc trường nghĩa thôn quê trong thơ Nguyễn Khuyến nhằm thể hiện được phong cách thơ ông, đồng thời góp phần đưa ra hướng tiếp cận, nghiên cứu tác phẩm thơ ca Nguyễn Khuyến dưới góc độ ngôn ngữ để có cái nhìn đa chiều, chính xác, về giá trị nội dung của các tác phẩm cũng như phong cách nghệ thuật của tác giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Minh Toán (2014), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học sư phạm.

Một phần của tài liệu Trường nghĩa thôn quê trong thơ nôm Nguyễn Khuyến (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)