Nhóm tục ngữ vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ Việt (Trang 38 - 44)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.2. Nhóm tục ngữ vừa có nghĩa đen vừa có nghĩa bóng

Bên cạnh nghĩa đen, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, nhiều câu tục ngữ được hiểu theo cả nghĩa đen, nghĩa bóng. Nhóm tục ngữ này chiếm 2073 câu tục ngữ (70%). Từ nghĩa đen thông qua các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, tượng thanh,... tục ngữ thể hiện những bài học về nhân sinh. Bằng những biện pháp nghệ thuật hấp dẫn, sinh động được ẩn dưới hình thức là những lời nhận xét nhân dân ta đã truyền lại cho con cháu mai sau nhiều kinh nghiệm, bài học bổ ích về cách nhìn người, cách sống, cách ứng xử trong cuộc sống. Từ những hình ảnh, sự kiện cụ thể trong đời sống ứng xử của người dân, tục ngữ đã gián tiếp thể hiện những bài học có tính chất nhân sinh. Đây là tấm lòng sâu sắc của người xưa đối với học sinh chúng ta. Một cụm từ có trở thành tục ngữ được hay không ta cần phải quan tâm đến nghĩa bóng của nó nhưng chúng ta không nên quan trọng hóa vấn đề này. Trong thực tế vẫn xuất hiện nhiều câu tục ngữ dùng nghĩa thực, nghĩa đen bên cạnh việc sử dụng nghĩa bóng, hoặc nghĩa bóng của tục ngữ không khác nghĩa. Vì vậy, chúng ta vẫn phải hiểu nghĩa bóng trên cơ sở trực tiếp tiếp nhận nghĩa đen của từng thành tố.

30

Nghĩa bóng của câu tục ngữ không trực tiếp nói về hành vi, ý nghĩa nhưng thông qua các cụm từ và ngữ cảnh, mối liên hệ mật thiết giữa nghĩa bóng và nghĩa đen mà người nghe có thể hiểu được dụng ý mà người nói muốn truyền đạt. Nhóm tục ngữ có cả nghĩa bóng và nghĩa đen phần lớn nghiêng về việc phản ánh cách nhìn nhận đánh giá của con người; cách ứng xử cũng như những thói hư tật xấu của con người,… Những thước đo nghệ thuật sống động đã giúp cha ông ta truyền lại những lời khuyên, những “túi khôn” trong cách ứng xử hàng ngày. Trong giao tiếp, chúng ta luôn chú ý, thận trọng trong lời ăn tiếng nói của mình. Câu nói hay sẽ để lại ấn tượng tốt cho người nghe. Đối với chính bản thân người nói cũng tự tô điểm thêm cho nhân cách của mình, có lẽ do đặc điểm lịch sử và tác động của văn hóa phương Đông nên lời nói có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người Việt Nam. Người nói phải ý thức được cái tôi của mình, đó là coi trọng danh dự và nhân phẩm của người khác.

Hoàng Văn Hành cho rằng: “Tục ngữ nào càng miêu tả đứng những chi tiết, những sự kiện và hoàn cảnh điển hình, thì giá trị tổng kết của nó càng cao và phạm vi ứng dụng của nó càng rộng. Bởi vì chi tiết và hoàn cảnh điển hình do tục ngữ miêu tả ở tầng nghĩa cơ sở trong trường hợp đo đã tạo tiền đề cho những mối liên hội ngữ nghĩa về sau, khiến người ta liên hội từ những mối quan hệ tất yếu giữa các sự kiện cụ thể trong thiên nhiên đến những mối

quan hệ tương tự trong đời sống xã hội” [12]. Trong kho tàng tục ngữ dân

gian, tục ngữ bàn về đạo đức, lối sống là một “mảnh đất” vô cùng phong phú. Đây là nơi mà cha ông ta gửi gắm những lời răn dạy, nơi thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân trong lao động. Tục ngữ chứa đựng những gì đẹp nhất trong văn hóa ứng xử, những quan niệm về cuộc sống, về phẩm chất tốt đẹp của con người.

Với truyền thống luôn đề cao tình nghĩa, dân gian đã đúc kết thành nhiều câu tục ngữ nói về tình cảm giữa mọi người với nhau. Trước hết là đề cao tình cảm gia đình, mối quan hệ dòng tộc như: “Một giọt máu đào hơn ao

nước lã”. Về nghĩa đen: ngay cả một giọt máu cũng quan trọng, quý giá hơn

ao nước lã. Mang nghĩa khái quát hơn, “giọt máu đào” trong câu tục ngữ độc đáo này dường như ẩn dụ cho những người có quan hệ huyết thống, gần gũi

31

với nhau. Hình ảnh ẩn dụ “ao nước lã” để chỉ những người xa lạ, không có quan hệ huyết thống. Kết hợp với phép so sánh “hơn” dường như cũng đã nhấn mạnh hơn lời khẳng định của người xưa: những người có quan hệ máu mủ, huyết thống bao giờ cũng quý trọng nhau hơn người xa lạ. Chỉ với điều đó câu tục ngữ như khuyên chúng ta phải xem trọng tình cảm máu mủ. Đồng thời đề cao mối quan hệ nghĩa tình giữa các thành viên có quan hệ huyết thống với nhau. Chúng ta như thấy được chính người thân trong đó, những có quan hệ huyết thống với nhau cần hết lòng giúp đỡ yêu thương, che chở lẫn nhau, nhất là khi gặp khó khăn. Tình làng nghĩa xóm được coi trọng bởi vì xóm làng là những người “tối lửa tắt đèn có nhau” vậy mới có câu: “Bán anh

em xa, mua láng giềng gần”,… nói như vậy không có nghĩa là không coi

trọng quan hệ dòng tộc. Câu tục ngữ không hàm ý chỉ sự mua bán thông thường. Việc sử dụng cách nói “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” có ý nghĩa rằng tình cảm ruột thịt xa xôi không bằng tình cảm láng giềng gần gũi. Ở vế câu “Bán anh em xa” có thể hiểu là anh em dù là máu mủ, ruột thịt nhưng không ở cạnh nhau thì trong những tình huống khẩn cấp, hệ trọng thì không thể nào mà có thể tới kịp lúc để giúp đỡ lẫn nhau. Khiến chúng chúng ta nhớ đến với câu tục ngữ “Nước xa không cứu được lửa gần”. Gặp khó khăn hay có việc quan trọng mà người thân không ở cạnh để giúp đỡ, chia sẻ thì những người hàng xóm lúc này lại giúp đỡ rất nhiều, bởi vậy mà mới phải

“mua láng giềng gần”. Cha ông ta muốn khuyên nhủ mọi người cần sống có

tình nghĩa, biết sống chan hòa, yêu thương và giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Giữ gìn, phát triển mối quan hệ hàng xóm láng giềng là một điều thật sự cần thiết trong cuộc sống. Lại một lần nữa ta đề cao tình làng xóm qua câu “Tình

thương, quán cũng như nhà, lều tranh có nghĩa hơn tòa ngói xây”. Tình cảm

quý giá hơn bất kỳ thứ gì, nó tạo cho con người sức mạnh, động lực để vượt qua mọi khó khăn. Qua những câu tục ngữ trên muốn khuyên con người ta nên sống tình nghĩa, sống chan hòa, giúp đỡ với mọi người. Vì vậy tình nghĩa được ví như kho báu tinh thần, là thứ tình cảm đáng được trân trọng, gìn giữ. Trong quan hệ vợ chồng thì “Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn”.

“Thuận” chỉ ra cùng một phía, một hướng, nói đến cùng một hướng, và song

32

có trách nhiệm cả đời với nhau; “bể đông” là biển nằm ở phía Đông, biển rộng, giàu tài nguyên. Xét theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói về sự đồng tâm, cùng nhìn về một hướng, cùng suy nghĩ thì tát biển Đông cũng cạn. Nhưng xét theo nghĩa bóng thì “thuận” là chỉ sự đồng lòng, thống nhất trong suy nghĩ; “bể Đông” là chỉ những khó khăn, sóng gió của cuộc sống. Câu tục ngữ muốn nói đến cách ứng xử hòa thuận, hòa hợp, không cãi vã với nhau của vợ chồng trong một gia đình. Không những đối với công việc hay đời sống đối ngoại, đối nhân xử thế, gia đình luôn là nền tảng, là gốc rễ để vợ chồng cố gắng hòa thuận, nhường nhịn, cùng nhau vun đắp, dựng xây hạnh phúc. Chỉ cần vợ chồng hiểu nhau, bên cạnh động viên nhau những lúc khó khăn nhất, sẻ chia cùng nhau, cùng nhau thực hiện thì không có gì có thể phá vỡ được. Không chỉ có vậy mà vợ chồng cần: “Chồng hòa vợ thuận”, “Chồng đã giận,

vợ bớt lời”,… Hay ứng xử giữa anh, chị, em với nhau: “Em ngã chị nâng, chị

ngã em khóc”; “Anh em trong nhà đóng cửa bảo nhau”; “Anh thuận em hòa

là nhà có phúc”;… Có thể thấy, qua viết xét về mặt ngữ nghĩa của các câu tục

ngữ trên, tác giả dân gian muốn khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của quan hệ máu thịt. Từ đó khuyên bảo con người phải biết cách ứng xử khéo léo trọng tình nghĩa, biết báo đáp công ơn đối với người có máu mủ ruột thịt.

Không chỉ nói về quan hệ giữa người thân với nhau, nhiều câu tục ngữ nhắc chúng ta nhớ về cội nguồn và ứng xử nhằm báo đáp công ơn những người đi trước ví dụ như “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. “Ăn quả” chính là hoạt động của cơ miệng ăn hoa quả - những trái ngọt ngào mà con người trồng được. “Trồng” là hành động gieo hạt để cây phát triển. “Kẻ trồng cây” là người đã trồng cây để nó có thể thành quả. Như vậy, xét về nghĩa đen, câu tục ngữ đã mượn hình ảnh “ăn quả” “kẻ trồng cây” ý muốn nói rằng để có được “quả ngọt” thì chúng ta cần phải trồng cây, chăm sóc hàng ngày để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Khi ăn và thưởng thức trái ngon, chúng ta phải nhớ đến công lao, sức lực mà người trồng đã dày công vun đắp. Nhưng không dừng lại ở đó, ẩn sau nghĩa đen, nghĩa câu chữ chính là nghĩa bóng mà tác giả muốn gửi đến người đọc. Dựa trên nét tương đồng của đối tượng: “ăn quả” là hưởng thụ thành quả; “kẻ trồng cây” là chỉ người tạo ra thành quả. Từ nét tương đồng về phẩm chất và cách thức, nhân dân muốn nói

33

về vấn đề đạo đức: con người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn công lao của người đã tạo ra nó. Nói cách khác chúng ta phải biết ơn, ghi nhớ công ơn của người giúp đỡ, mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc. Với nghĩa đó ta có thể nhắc tới một số câu: “Kính lão đắc thọ”; “Uống nước nhớ

nguồn”; Uống nước nhớ kẻ đào giếng”;… Cách ứng xử linh hoạt, có tình, có

lí trong cuộc sống được cha ông ta khéo léo gửi gắm trong tục ngữ.

Trong kho tàng văn hóa dân gian, tục ngữ xoay quanh về đạo đức và lối sống là nội dung vô cùng phong phú và đa dạng. Đây là những câu nói phản ánh những kinh nghiệm và bài học trong cuộc sống, nơi thể hiện những phẩm chất cao đẹp của người lao động. Câu tục ngữ chứa đựng những nét đẹp trong ứng xử, những những phẩm chất đáng quý của con người. Quan niệm về đạo lí làm người trong các câu tục ngữ đã dạy cho ta nhiều bài học về cách sống, cách suy nghĩ có đạo đức. Tất cả các mối quan hệ trong cuộc sống đều có mặt trong các câu tục ngữ như để giáo dục con người. Sống trong một xã hội, con người phải biết thương yêu, đùm bọc, sẻ chia với nhau: “Một con ngựa đau,

cả tàu bỏ cỏ”; “Một ngày nên nghĩa, chuyến đò nên quen”;... Phải luôn biết

san sẻ với những người khó hoàn cảnh kém may mắn: “Lá lành đùm lá

rách”. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh những chiếc lá lành lặn

sẽ che chở, đùm bọc những chiếc lá rách, tả tơi hơn. Nhưng ẩn sau lớp nghĩa đen ấy là ý nghĩa sâu xa mà ông cha muốn gửi gắm: “lá lành” dùng để chỉ những con người có cuộc sống ổn định, tốt đẹp; “lá rách” ẩn dụ cho những người có cuộc sống khốn khó, vất vả. Chính vì vậy, câu tục ngữ muốn khuyên con người luôn yêu thương, che chở và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Trong giao tiếp mỗi người cần phải biết cách sẻ chia, yêu thương lẫn nhau để làm cho cuộc sống ấm áp hơn. Vì lẽ đó mà tục ngữ là nơi gửi gắm những nét đẹp trong phẩm chất con người.

Về cách giao tiếp, đối xử lịch sự tôn trọng giữa con người với con người. Trong giao tiếp, nhân dân ta đã đúc kết kinh nghiệm về cách ứng xử có văn hóa và phép lịch sự trong mối quan hệ cộng đồng xã hội. Không những phải nói hay, nói đẹp mà còn phải nói có tình, có lý. Đây là sự khéo léo trong giao tiếp để đạt được hiệu quả tốt nhất của người nói. Ứng xử trong giao tiếp dựa trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng lời nói xem có thuận lòng người nghe hay

34

không. Đây là nét đẹp trong phong cách, lối sống của người Việt Nam. Trong giao tiếp ta cần: “Ăn có nhai, nói có nghĩ”; “Ăn cho thật, nói cho thà”;….

Lời nói của mỗi người phần nào bộc lộ tính cách của người đó, vì vậy khi nói con người nên biết: “Lựa chiều bẻ lái, theo nước lượn thuyền”. Vì lẽ đó mà tục ngữ có câu: “Tốt danh hơn lành áo”. Đây là những lời khuyên răn con người phải biết sống có tình có nghĩa, phải biết đối xử. Trong giao tiếp, lời nói có sức ảnh hưởng rất lớn, ví dụ như: “Lưỡi sắc hơn gươm”. Câu tục ngữ có nghĩa: đầu tiên tác giả sừng phép so sánh để so sánh “lưỡi” với “gươm”,

một chiếc lưỡi nhỏ bé nhưng lại được ví sắc bén hơn cả một thanh gươm. Dựa trên nét tương đồng đó, ta suy ra được nghĩa thứ hai của câu: muốn nói rằng lời nói cay nghiệt còn có sức ảnh hưởng, sát thương mạnh “như đâm mạnh”

vào tim người nghe “Lưỡi mềm còn quá đuôi ong”. Do đó mà sự tổn thương do lời nói tưởng chừng như vô hại nhưng lại vô tình làm tổn thương người khác. Như câu “Lạt mềm buộc chặt”, về nghĩa đen câu tục ngữ trỏ một kinh nghiệm thực tiễn, người ta dùng “lạt mềm” để buộc đồ vật thì chắc chắn hơn là dùng lạt cứng. Từ kinh nghiệm thực tế câu tục ngữ được nâng lên mức tư duy trừu tượng hơn, “Lạt mềm buộc chặt” mang một nghĩa mới để chỉ những hành vi ứng xử khôn khéo trong cuộc sống:

Lạt mềm => buộc chặt

Ứng xử mềm mỏng => thuyết phục được người

Nếu không biết cách ứng xử, sống sao cho đúng đối với mọi người thì chẳng khác nào “quang rơm gánh đá”. Ở đời mình cứ sống có tình, sống tốt thì chắc chắn sẽ “ở hiền sẽ gặp lành”. Câu tục ngữ khái quát một lẽ thường của cuộc sống là nếu đối xử tốt với mọi người sẽ được mọi người đáp lại.

Không chỉ phản ánh những nét đẹp trong cách ứng xử, tục ngữ còn đúc kết những thói hư tật xấu. Ví dụ như: “Ăn cháo đá bát”. Xét theo nghĩa đen,

“cháo” món ăn đạm bạc, dân dã mà rất quen thuộc. Thế nhưng, người ta sau

khi no nê và đạt được mục đích thì đã nhẫn tâm đá văng chiếc bát đi. Hành động ấy thể hiện nhân cách của họ - một người vô học, vô ơn. Không chỉ dừng lại ở đó, câu tục ngữ còn có lớp nghĩa thứ hai: lên án và ngữ phê phán những người vô ơn, không trọng tình nghĩa với những người đã giúp đỡ bản

35

thân mình “Ăn cá bỏ vây”. Hay khi ân nhân của mình cần giúp đỡ thì học lại làm ngơ, tìm mọi cách từ chối. Tục ngữ còn phê phán những người luôn soi mói, tìm ra điểm yếu để hạ thấp người khác “Bới bèo ra bọ”. Xét về mặt ngữ nghĩa câu tục ngữ trên có cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên là nghĩa đen, câu tục ngữ chỉ một hành động bới, lật đám bèo ra để tìm bọ. Nhưng ẩn sau đó là dụng ý sâu xa mà dân gian ta muốn gửi gắm: hành động soi mói, cố tình bới móc khuyết điểm, tật xấu để hạ uy tín hoặc bôi nhọ người khác. Thay vì cảm thông, chia sẻ thì con người ta lại chọn cách tìm bới những điểm yếu của người khác để hạ thấp họ: “Bới lông tìm vết”. Thói xấu của con người ta còn được thể hiện qua câu tục ngữ sau: “Cạn tàu ráo máng”; “Ăn bớt bát, nói bớt lời”; “Người thì xông khói, lời nói xông hương”; “Đời cha ăn mặn, đời con

khát nước”; “Một đời làm hại, bại hoại ba đời”;... Hay như câu “Lưỡi không

xương, trăm đường lắt léo” - về nghĩa đen câu tục ngữ chỉ chiếc lưỡi không

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ Việt (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)