6. Bố cục của khóa luận
2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ thể hiện văn hóa ứng xử của người Việt
Phạm trù ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học rất rộng và phức tạp. Ở đây, chúng tôi dựa vào quan điểm của Đỗ Hữu Châu: “Đặc điểm của ngữ nghĩa học hiện đại là không chỉ đóng khung trong sự miêu tả, phân loại mà đang chuyển mạnh sang việc phát hiện ra các quy tắc điều khiển các quá trình tạo nghĩa, vì thế, ta nên chấp nhận về sự phân chia ngữ nghĩa học thành hai lĩnh vực: ngữ nghĩa học hệ thống (chủ yếu là ngữ nghĩa học từ vựng) và ngữ nghĩa học hoạt động (nghiên cứu ý nghĩa và sự hình thành ý nghĩa của các đơn vị
hành chức của ngôn ngữ, trên quan điểm kết hợp ngữ nghĩa - ngữ dụng)” [2].
Có thể nói: “nghĩa là một phạm trù thuộc nội dung; nghĩa là sự phản ánh
hiện thực; nghĩa là một sự tổng hợp” [2], là sự phản ánh cụ thể thông qua
nhận thức của con người với tư cách là đại diện của một nền văn hóa.
Xét về đặc điểm ngữ nghĩa, các nhà nghiên cứu cho rằng tục ngữ chia thành ba nhóm: nhóm tục ngữ chỉ có nghĩa đen, nhóm tục ngữ chỉ có nghĩa bóng và nhóm tục ngữ có cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát và phân tích chúng tôi nhận thấy rằng nhóm tục ngữ chỉ có nghĩa bóng có số lượng khá ít vì vậy ở đây chúng tôi chỉ tập trung xem xét hai nhóm cơ bản: nhóm tục ngữ chỉ có nghĩa đen (tập trung ở tục ngữ thể hiện ứng xử với tự nhiên (nông nghiệp, chăn nuôi,...); nhóm tục ngữ có cả nghĩa đen và nghĩa bóng (tập trung ở tục ngữ thể hiện mối quan hệ trong cuộc sống; kinh nghiệm sống, cách nhìn nhận và đánh giá con người; cách ứng xử của con người; thói hư tật xấu của con người,…). Việc phân chia theo hai trên nhóm góp phần quan trọng trong việc phân tích ngữ nghĩa của từ, vế trong câu tục ngữ.
Tiến hành thống kê tư liệu trong cuốn Kho tàng tục ngữ người Việt, khảo sát và căn cứ vào số lần xuất hiện trong tổng số 16.098 câu tục ngữ, chúng tôi tổng hợp được số câu tục ngữ chỉ văn hóa ứng xử xét theo đặc điểm
25
ngữ nghĩa là 2900 đơn vị, trong đó có 863 tục ngữ chỉ có nghĩa đen và 2037 có cả nghĩa đen và nghĩa bóng (xem bảng 2.1). Việc khảo sát bộ phận tục ngữ chỉ văn hóa ứng xử là những căn cứ bước đầu giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu sâu hơn bộ phận tục ngữ này.
Bảng 2.1: Tục ngữ thể hiện văn hóa ứng xử của người Việt xét về đặc điểm ngữ nghĩa
Tục ngữ Số lượng Tỉ lệ (%)
Chỉ có nghĩa đen 863 30%
Có cả nghĩa đen và nghĩa bóng 2037 70%
Tổng 2900 100%
Tục ngữ là những thông điệp của ông cha ta truyền lại cho con cháu đời sau về các vấn đề: buôn bán, giới tính, hôn nhân, đạo đức, thiện ác,… Những thông điệp này thường tồn tại hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng. Tác giả văn học L. O-dê-rốp đã viết: “Tục ngữ có biết bao nhiêu là ý nghĩa, bao nhiêu hiện tượng phong phú và tất cả bao nhiêu thứ đó được trồng trên một diện
tích ngôn ngữ nhỏ hẹp làm sao” [45].