Nhóm tục ngữ chỉ có nghĩa đen

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ Việt (Trang 34 - 38)

6. Bố cục của khóa luận

2.1.1. Nhóm tục ngữ chỉ có nghĩa đen

Nhóm tục ngữ chỉ có nghĩa đen có số lượng không nhiều. Theo kết quả đã được chúng tôi hống kê trong Kho tàng tục ngữ Việt, số lượng các câu tục ngữ chỉ có nghĩa đen là 863 câu (chiếm 30%). Nhóm tục ngữ này về cơ bản nghiêng về những câu tục ngữ nói về lối ứng xử của con người với tự nhiên, trong việc sử dụng kinh nghiệm sản xuất.

Đầu tiên là ứng xử của con người với tự nhiên. Đối với thiên nhiên, con người hành động trên tinh thần tôn trọng thiên nhiên. Với kiến thức và chuẩn đạo đức, chúng ta có thể xây dựng và điều chỉnh phản ứng, quản lý hành vi của mình. Trong cuộc sống, con người luôn gắn bó khăng khít và chặt chẽ với thiên nhiên vì vậy mà con người phải biết tận dụng tự nhiên. Với người dân thì việc tận dụng tự nhiên rất có lợi và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và sản xuất. Tận dụng môi trường tự nhiên thể hiện trên hai lĩnh vực ăn uống và giữ gìn sức khoẻ. Việc ăn uống có tầm quan trọng trong việc duy trì

26

sự sống. Trong cơ cấu bữa ăn của người Việt thì hạt gạo là quan trọng nhất, tục ngữ có rất nhiều câu nói lên vai trò của gạo như: “Người sống vì gạo, cá

bạo vì nước”; “Đắt lúa tẻ, rẻ lúa nếp”;... Về ngữ nghĩa, qua lớp từ ngữ câu

tục ngữ muốn nói về việc con người sống nhờ thóc gạo, thóc gạo càng nhiều càng nói người đó càng giàu có cũng như cá sống nhờ nước, cũng như nước sạch có nguồn tài nguyên tốt thì cá sống khỏe và chóng lớn. Hay “cơm tẻ no,

xôi vò chẳng thiết”; “Cơm tẻ mẹ ruột”; . Sau lúa gạo là đến các loại rau quả.

Xếp sau lúa gạo là đến các loại rau quả. Đối với mọi người “đói ăn rau đau

uống thuốc” là chuyện hiển nhiên, rau có một vai trò quan trọng đó như “ăn

cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống”, hoặc “ăn cơm không rau

như đánh nhau không có người gỡ”. Ăn uống luôn là vấn đề được đặt lên

hàng đầu. Một số lượng lớn các loại thủy sản như cá, tôm, cua, ốc, lươn,… cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu lương thực của người Việt Nam, đây là những sản phẩm đặc trưng của vùng sông nước “đắt cá hơn rẻ thịt”;

“đắt cá hơn rẻ tôm”;…. Việc tận dụng môi trường tự nhiên thể hiện những

nét độc đáo trong nền văn hóa của cư dân trồng lúa nước. Chính từ những sản phẩm bình dị (dưa cà, rau muống, râu tôm,...) của tục nhiên mà nhen nhóm lên tình cảm yêu quê hương sâu sắc.

Trong quan hệ với tự nhiên, con người cũng có cách ứng xử với những hiện tượng khác thường của tự nhiên. Việt Nam có khí hậu cận xích đạo, nắng nhiều, mưa nhiều, sự thay đổi thất thường của thời tiết. Nó xảy ra thường xuyên và có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của con người. Vì vậy, tất nhiên, cách ứng xử trong ứng xử với những hiện tượng bất thường của tự nhiên được coi là một trong những nét đặc trưng của văn hóa ứng xử Việt Nam.

Sản xuất nông nghiệp có thuận xét về đặc điểm văn hóa có thuận lợi, suôn sẻ được hay không đều phụ thuộc vào tự nhiên. Có nhiều hiện tượng tự nhiên xuất hiện như: mây, sao, gió, nắng, bão,... Nhân dân không những phải chú ý, quan sát một, hai hiện tượng riêng biệt mà luôn luôn có ý thức quan sát mọi hiện tượng xảy ra xung quanh: “Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa” - câu này có hai vế đối xứng, về nghĩa câu nhấn mạnh về sự khác nhau giữa về mật độ của các ngôi sao trên bầu trời đêm. Nếu như tối hôm trước nhiều sao hay ít sao sẽ dẫn đến sự chênh lệch giữa hiện tượng mưa và nắng. Vế “Mau

27

sao thì nắng”: “mau” có nghĩa là dày, nhiều, nếu đêm có nhiều sao thì hôm

sau trời sẽ nắng. Còn vế “vắng sao thì mưa”: vắng có nghĩa là ít, thưa... ngược lại nếu ban đêm có ít sao, trời sẽ mưa vào ngày hôm sau. Qua việc phân tích từ ngữ, ta có thể đưa ra nghĩa chung cho toàn bộ câu: Đêm trước nhiều sao cho biết hôm sau trời sẽ có nắng, ngược lại nếu đêm trước ít sao thì hôm sau sẽ có mưa.

Kinh nghiệm dựa vào việc quan sát thời tiết đã xuất hiện từ lâu đời và thường xuyên được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống hàng ngày của người dân. Sử dụng kinh nghiệm về thời tiết (mưa, nắng) để chủ động trong công việc. Đó còn là cách cư xử của con người khi đối mặt với bão: “Ác lắm thì ráo, sáo lắm thì mưa”; “Dạm trồi thì lụt, dạm trụt thì mưa”; “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”; “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”; “Cá ngoi mặt nước là trời sắp mưa”; “Cao táp, rạp mưa”;

“Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”;... Trước khi có lụt: “Cầu vồng mống cụt

chẳng lụt thì bão”; tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt”;... Mặc dù rất phổ biến,

hầu hết các câu tục ngữ về tự nhiên đều dựa trên quy luật chuyển động của trái đất, gió, nắng, mưa và sự hoạt động sinh vật. Nhưng do các phán đoán về các hiện tượng tự nhiên chủ yếu được đúc rút dựa trên kinh nghiệm có được trong cuộc sống nên không phải lúc nào chúng cũng đúng.

Kinh nghiệm trên được cha ông ta đúc kết được sau một quá trình làm việc lâu dài, vất vả đấu tranh với trời đất; phán xét công tâm, thấu hiểu thiên nhiên và làm việc theo quy luật tự nhiên. Vậy mới thấy, con người phải có cách nhìn nhận, đánh giá được mọi mặt, mọi diễn biến của tự nhiên và có khả năng dự báo được những biến chuyển của thiên nhiên trong cuộc sống. Ở mức độ cao hơn, mối quan hệ đạo đức giữa con người với tự nhiên, tác động của cách sống và hành vi của mình đối với tự nhiên cũng rất cần được quan tâm. Do đó, thông qua việc tận dụng môi trường và ứng xử với những biến đổi của môi trường tự nhiên con người đã thể hiện được khả năng ứng xử hài hòa mà linh hoạt của mình. Nhân dân ta đã biết khắc phục hiện tượng thiên nhiên bất thường, sử dụng sản phẩm của thiên nhiên với mục đích phục vụ cuộc sống, vì sự phát triển của chính mình và cộng đồng.

28

Về cách ứng xử của con người trong lao động và sản xuất, những câu nói về lao động sản xuất đã phản ánh một số đặc điểm cơ bản về điều kiện và phương thức lao động của con người. Những đặc điểm về kinh nghiệm sống trong lao động sản xuất nảy sinh trong quá trình đấu tranh tự nhiên của nhân dân lao động được gói gọn trong những tục ngữ và được lưu truyền rộng rãi. Từ đó tục ngữ đã trở thành kho tri thức khoa học kỹ thuật dân gian của nhân dân.

Cùng với cách nhìn nhận, đánh giá, cha ông ta đã đúc kết những kinh nghiệm có được trong cuộc sống trong những câu tục ngữ ngắn gọn, qua đó khẳng định tầm quan trọng của những yếu tố: “Nhất nước, nhì phân, tam cần,

tứ giống”. Câu tục ngữ chỉ ra các yếu tố quan trọng trong nông nghiệp và xếp

chúng theo tứ tự giảm dần: nước, phân bón, siêng năng, hạt giống. Bằng sự am hiểu của mình, nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm. Trong trồng trọt phải đảm bảo đủ bốn yếu tố trên trong đó quan trọng nhất là nước, nước có ảnh hưởng lên đến sự sống và chất lượng của mùa vụ. Qua phân tích từ ngữ trong câu, câu tục ngữ trên giúp người đọc thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố trong trồng trọt, cũng như thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố ấy. Từ kinh nghiệm có được qua các hiện tượng tự nhiên, con người đã chủ động hơn trong sản xuất: “Chiêm cập cợi, mùa đợi nhau”; “Ba ngày gió nam, mùa màng mất trắng”; “Cơm quanh rá, mạ quanh bờ”; “Lâu đêm hơn thêm hồ”; “Ba tháng trồng cây không bằng một ngày trồng quả”; “Bao giờ đom đóm bay ra, hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”; “Cảnh cau, màu chuối”; “Cày rạn khỏe trâu, cày sâu tốt lúa”; “Hai thóc mới được một gạo”; “Làm ruộng chớ bỏ giống chiêm thai, trồng khoai

chớ bỏ giống khoai từ”; “Một nong tằm là năm nong kén”,... Trong nông

nghiệp, nhân dân luôn đánh giá cao vai trò của đất: “Cày ải hơn rải phân”.Và cũng từ đó nhân dân dựa vào thiên nhiên để đoán định mùa vụ: “Làm mùa

tháng năm, xem rằm tháng tám”,... Thời tiết cũng được nhân dân ta đã ứng

dụng vào chăn nuôi: “Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn”; “Giàu lợn nái, lãi gà con”; “Giàu nuôi lợn nái, nghèo nuôi chó cái, gà con”; “Da đồng lông mọc”; “Dâu tháng chín, tằm nhìn ăn”; “Gà dài lưng thì tốt, chó cụt lưng thì hay”; “Gà kị hổ mang, lúa kị màng rạp”; “Hết nước thấy cá;

29

về mặt ngữ nghĩa những câu tục ngữ trên đã thể hiện được sự sáng tạo của nhân dân ta trong cuộc sống lao động thực tế, nhưng nhiều khi kinh nghiệm ấy chỉ mang tính thời gian, phản ánh những biểu hiện cụ thể trong quy luật của tự nhiên.

Hình thức của các câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng nội dung cô đọng, súc tích. Hình ảnh được sử dụng trong câu tục ngữ thường cụ thể, sinh động. Người xưa dùng sự phóng đại để xác nhận nội dung cần diễn đạt vì vậy mà sức thuyết phục của câu tục ngữ ngày càng lớn. Con người dựa vào cách ứng xử với tự nhiên để có cách ứng xử linh hoạt trong các hoạt động sản xuất. Yếu tố tự nhiên góp phần quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm hiệu quả và chất lượng cao. Người ta dùng câu tục ngữ trong mọi hoạt động của đời sống để nhìn nhận, ứng xử, rèn luyện và làm đẹp lời nói của mình. Quá trình sản xuất đã phản ánh và truyền lại những kinh nghiệm và tác phong quý báu của nhân viên chúng tôi. Những câu tục ngữ này chính là những bài học thực tế, là hành trang, là “túi khôn” của nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu Đặc điểm ngữ nghĩa của tục ngữ Việt (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)