BÀI 19 QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN Thế nào là quyền tự do ngôn luận:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng HSG GDCD lớp 8,9THCS (Trang 27 - 28)

- Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm

BÀI 19 QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN Thế nào là quyền tự do ngôn luận:

Thế nào là quyền tự do ngôn luận:

Là quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiên đối với những vấn đề chung của đất nước của xã hội.

VD: Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ vệ sinh trường lớp.

Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:

Quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tự do báo chí. VD: Viết bài phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.

Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc hợp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng. VD: Phát biểu ý kiến bàn biện pháp nâng cao chất lượng học tập.

Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng…VD: Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. VD: Không xuyên tạc, bóp méo sự thật, không che dấu thông tin…

Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. VD: Ban hành Luật báo chí.

Trách nhiệm của công dân;

Ra sức học tập, nâng cao kiến thức văn hóa xã hội; tích cực tìm hiểu nắm vững đường lối chính sách của đảng, nhà nước; học tập tìm hiểu pháp luật của nhà nước để đóng góp ý kiến có giá trị.

Phân biệt được tự do ngôn luận đúng với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu.

VD: Thông tin sai sự thật nhằm mục đích trục lợi hoặc bôi nhọ người khác; tuyên truyền chống Đảng, chống chế độ; chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc; nói xấu lãnh tụ…

Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.

VD: tham gia bàn bạc thảo luận, đóng góp ý kiến trong các cuộc họp, sinh hoạt ở trường, lớp, cộng đồng, địa phương. Không phát ngôn bừa bãi, thiếu trách nhiệm

Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.

VD: Tôn trọng quyền tự do báo chí, tham gia các cuộc họp ở cơ sở, góp ý vào các dự thảo văn bản luật, kiến nghị với đại biểu QH, HĐND…

Phê phán hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc bóp méo sự thật , nói xấu đảng và nhà nước, bưng bít thông tin, cung cấp thông tin không chính xác, cản trở tự do báo chí…

Câu hỏi:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng HSG GDCD lớp 8,9THCS (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w