lí cao nhất.
Căn cứ 1: + HP là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật, các quy định của HP là nguồn, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật.
+ Luật và văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hp. Các văn bản trái với HP đều bị bãi bỏ.
Căn cứ 2: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung HP phải tuân theo thủ tục đặc biệt được quy định trong hiến pháp.
? Hiểu biết cơ bản về hiến pháp 2013:
Hiến pháp 2013 do Quốc hội khóa 8 kì họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Hiến pháp 2013 gồm 11 chương, 120 điều, so với Hiến pháp 1992, hiến pháp 2013 giảm 1 chương và 27 điều, trong đó có 12 điều mới, 7 điều giữ nguyên, sửa đổi bổ sung 101 điều còn lại.
? Hiểu thế nào là sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật:
- Là tuân thủ và chấp hành đầy đủ HP và PL của nhà nước ban hành. - Không làm những điều mà HP và PL cấm.
- Thực hiện tốt các quyền và bổn phận của một công dân Việt Nam.
- Luôn có ý thức tìm hiểu hiến pháp, tự giác sống học tập, lao động, tham gia các - hoạt động phù hợp với HP và PL.
BÀI 21 PHÁP LUẬT NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM ( 9/11 là ngày PLVN) * Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành,
được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.
VD: Luật đất đai, luật hôn nhân gia đình…
* Đặc điểm của pháp luật:
- Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mạng tính phổ biến.
VD:
- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiênh trong các văn bản pháp luật.
VD:
- Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm xẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.
VD:
* Bản chất pháp luật:
+ Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, + Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục).
* Vai trò của pháp luật:
+ Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội;
+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
+ Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.
* Trách nhiệm: (Để PL được thực hiện nghiêm minh mỗi CD cần phải làm gì?)
Công dân có nghĩa vụ tuân theo HP và PL, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những nguyên tắc sinh hoạt công cộng. VD: Tham gia giao thông phải chấp hành Luật ATGT.
Vận động tuyên truyền người thân và bạn bè mọi người có ý thức chấp hành HP, PL.
VD: Nhắc nhở mọi người chấp hành nghĩa vụ đóng thuế, luật nghĩa vụ quân sự…
Đấu tranh phê phán những hành vi không chấp hành HP, PL. VD: phê phán hành vi vi phạm luật ATGT.
Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái PL với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
VD: Tố cáo hành vi buôn bán trái phép các chất ma túy…
? Vì sao xã hội cần phải có PL:
+ Vì trong xã hội rất đông người, mỗi người tham gia một hoạt động khác nhau, nếu không có PL thì quyền lợi của người này sẽ bị người khác xâm phạm,
+ Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội;
+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
+ Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.
? Vì sao mọi người cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?
Vì để góp phần đảm bảo quyền lợi cho mình và mọi người. Góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển và ổn định.