So sánh điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và PL:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng HSG GDCD lớp 8,9THCS (Trang 31 - 36)

* Giống nhau : Đạo đức và pháp luật có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng nhằm một mục đích làm cho quan hệ giữa người và người tốt đẹp, công bằng, xã hội có trật tự, kỉ cương.

* Khác nhau :

- Cơ sở hình thành :

+ Đạo đức : Được đúc kết từ cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ.

+ Pháp luật : Do nhà nước ban hành. - Hình thức thể hiện :

+ Đạo đức : Được thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ, các câu châm ngôn, những lời khuyên, lời dạy, những bổn phận đạo đức,…

+ Pháp luật : Là các văn bản PL như Bộ luật, Luật… trong đó qui định các quyền, nghĩa vụ của công dân, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước,…

- Biện pháp thực hiện :

+ Đạo đức : Sự tự giác, thông qua dư luận xã hội (lên án, khuyến khích, khen, chê, …)

+ Pháp luật : Bằng sự tác động của Nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc răn đe, cưỡng chế, xử lý các hành vi vi phạm

PHẦN LỚP 9

BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

1. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng,

không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

VD: Bạn Lan lớp trưởng luôn đối xử công bằng với tất cả các bạn trong lớp.

2. Biê ̉u hiện: ở sự công bằng, không thiên vị, làm việc theo lẽ phải vì lợi ích chung3- Ý nghĩa. 3- Ý nghĩa.

Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể , xã hội, góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

4-Rèn luyện

- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

VD: Đối xử công bằng với bạn bè và mọi người, không thiên vị cho người thân của mình, hành động theo lẽ phải, vì lợi ích chung của lớp của trường và của cộng đồng.

- Đồng tình ủng hộ những việc làm chí công vô tư.

VD: Ủng hộ cách cư xử, giải quyết công việc một cách công bằng, không thiên vị, theo lẽ phải, vì lợi ích chung.

- Phª ph¸n hµnh vi vô lîi c¸ nh©n, thiÕu c«ng b»ng trong giải quyết công việc ở trường lớp và ngoài xã hội.

VD: hành vi bao che khuyết điểm cho bạn thân, người thân của mình. Giải quyết công việc thiếu công bằng…

BÀI 2: TỰ CHỦ

1. Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình.

VD: Không mất bình tĩnh khi vào phòng thi.

2. Biễu hiện:

- Tự chủ: biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước áp lực tiêu cực, biết tự ra quyết định cho mình.

- Thiếu tự chủ: Thái độ tự ti, không tự tin vào bản thân, Không biết tự điều chỉnh hành vi của mình. Không biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.

3- Ý nghĩa:

+ Tự chủ giúp con người biết sống một cách đúng đắn, biết cư xử có đạo đức, có văn hoá giúp ta đứng vững trước những khó khăn, thử thách, cám dỗ.

VD: Kính trọng người lớn tuổi, ông bà, cha mẹ….

VD: Khi bạn rủ đi chơi điện tử thì biết cách khéo léo từ chối. + Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.

VD: Không chán nản, bỏ bê việc học khi bố mẹ li hôn…

4- Cách rèn luyện:

+ Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.

VD: trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; có tinh thần vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ được giao; kiên định bảo vệ cái đúng cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng như: chia bè phái, trốn học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...

+ Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.

VD: làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân; bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong các hoạt động, tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống.

+ Suy nghĩ kỹ trước khi hành động, sau mỗi việc làm cần kiểm tra lại thái độ, lời nói, hành động đó đúng hay sai để kịp thời sửa chữa.

Câu hỏi: Giải thích câu ca dao:

"Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân"

Câu ca dao trên muốn khuyên chúng ta điều gì? Có phải người biết tự chủ là luôn hành động theo ý của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác? Vì sao?

- Câu ca dao khuyên chúng ta biết tự chủ.

- Không phải người biết tự chủ là luôn hành động theo ý của mình mà không cần ai cho lời khuyên.

Vì:

+ Tự chủ không phải là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng. Tự chủ không chỉ là làm chủ bản thân mà còn biết điều chỉnh hành vi, thái độ của mình cho phù hợp khi có lời khuyên hợp lí từ người khác.

+ Nếu có lời khuyên đúng đắn chúng ta sẽ sáng suốt hơn trong hành động.

Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người được biết, được cùng tham gia, bàn bạc, thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể.

VD: Họp lớp bầu các bộ lớp; bàn chỉ tiêu biện pháp phấn đấu trong năm học…

Kỉ luât là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả trong công việc.

VD: Nội quy nhà trường, quy định của cơ quan…

Mối liên hệ giữa dân chủ và kỉ luật

Là mối quan hệ hai chiều thể hiện: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiệu có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.

Ý nghĩa:

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo sự thống nhất cao giữa nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.

+ Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

+ Nâng cao chất lượng hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.

Rèn luyện:

- Biết thực hiện quyền dân chủ và tự giác chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.

VD: tham gia bầu cán bộ lớp, cán bộ Đội, góp ý kiến xây dựng chỉ tiêu biện pháp phấn đấu trong năm học; Thực hiện tốt quy định của lớp và trường: đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ…

- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.

VD: Tôn trọng việc thực hiện quyền dân chủ của các thành viên trong lớp, trong trường; tôn trọng nội quy nhà trường, nội quy lớp học, tôn trọng điều lệ đội, quy định chung của cộng đồng địa phương…

Giải thích chủ trương của đảng và nhà nước qua câu: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là:

- Dân biết tức là mọi chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước phải phổ biến đến tận người dân.

- Dân bàn tức là mọi người đều có quyền tham gia ý kiến, xây dựng dự tháo sửa đổi HP, Luật, ác chủ trương chính sách của xã phường, thôn xóm.

- Dân làm tức là mọi người phải tham gia thực hiện đúng chủ trương, PL của nhà nước, chính sách của địa phương.

- Dân kiểm tra tức là: dân có quyền góp ý , chất vấn đại biểu QH, HĐND các cấp…

Như vậy: chính sách này của đảng và nhà nước ta nhằm tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tạo sức mạnh để xây dựng và quản lí đất nước.

* Tác dụng của phát huy dân chủ và việc thực hiện kỷ luật:

- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.

- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội

* Giải tích ý nghĩa câu: “ Dân chủ và kỷ luật là sức mạnh của một tập thể”

+ Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người.

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

BÀI 4 BẢO VỆ HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng HSG GDCD lớp 8,9THCS (Trang 31 - 36)