Tác dụng đối với bản thân:

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng HSG GDCD lớp 8,9THCS (Trang 40 - 43)

+ Hiểu biết rộng hơn, tiếp cận với sự tiến bộ, trình độ khoa học kỹ thuật và văn minh của các nước.

+ Có thể giao lưu với bạn bè các nước, đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình được nâng cao.

* Ví dụ về sự hợp tác quốc tế

- Bảo vệ môi trường: Tham gia “ Ngày Trái Đất” tổ chức vào 22/4 hàng năm với nội dung thiết thực bảo vệ môi trường.

- Chống đói nghèo: Chương trình lương thực thế giới WFP. - Chống HIV/AIDS:

+ Chương trình kiểm soát ma túy của liên hợp quốc tại Việt Nam(UNDCP). + Ngày 1/12 hàng năm là ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS

Câu hỏi: Tại sao nói: “Hợp tác quốc tế là vấn đề tất yếu của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới trong xu thế hội nhập hiện nay, trong đó Việt Nam đã và đang trở thành một trong những điển hình của xu thế đó”? Em hiểu như thế nào về quan điểm "Hoà nhập chứ không hoà tan" trong quan hệ giao lưu hợp tác quôc tế?

* Làm rõ được tính tất yếu: Hợp tác là xu thế toàn cầu, bất cứ quốc gia dân tộc nào cũng phải tham gia nhằm tránh sự tụt hậu.

* Lợi ích:

- Cộng đồng thế giới: Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu, làm phong phú thêm nền văn hoá nhân loại.

- Việt Nam:

+ Học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật… + Thu hút vốn đầu tư, giải quyết việc làm…

+ Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế * Thực tế chứng minh ở Việt Nam:

- Đảng, nhà nước ta đã coi trọng vấn đề này thể hiện bằng các chủ trương, chính sách coi trọng, tăng cường hợp tác…

* Thành tựu:

- Việt Nam gia nhập các tổ chức khu vực và quốc tế như: ASEAN, WTO, Liên hợp quốc, WHO....

- Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục…

* Liên hệ bản thân: Rèn luyện tinh thần hợp tác với mọi người trong học tập, lao động, sinh hoạt hàng ngày...

Em hiểu như thế nào về quan điểm "Hoà nhập chứ không hoà tan" trong quan hệ giao lưu hợp tác quôc tế?

+ Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học thuật tiên tiến của nhân loại đó là hòa nhập.

+ Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, giữ gìn, phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác đó là không hòa tan.

BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂNTỘC TỘC

1- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần như: Tư tưởng, đạo

đức, lối sống, cách cư xử tốt đẹp, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.VD: Truyền thống yêu nước, hiếu học…

2- Các truyền thống tốt đẹp của VN

Dân tộc Việt Nam có truyền thống tốt đẹp như: Lòng yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm,, cần cù lao động, hiếu học tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền htong61 về văn hòa, nghệ thuật...

3 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ giữ gìn để các

truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú sâu đậm hơn.

VD: Đối với truyền thông hiếu học thì học sinh phải cố gắng, nỗ lực để đạt kết quả cao trong học tập.

4. Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tàisản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.

5. Xác định được những thái độ hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyềnthống tốt đẹp của dân tộc. thống tốt đẹp của dân tộc.

VD: Sưu tầm, tìm hiểu tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước; giữ gìn, bảo vệ các di tích lich sử và văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống; sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc (chăm chỉ học tập, lao động, sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín, tôn sư trọng đạo...)

5. Trách nhiệm của bản thân:

- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống của dân tộc.

VD: chăm chỉ, chuyên cần, sáng tạo trong học tập; kính trọng biết ơn thầy cô giáo; hiếu thảo với cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội...

- Tôn trọng, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

VD: trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước.

- Phê phán ngăn chặn hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc. VD: Phê phán các hành vi bỏ học, lười học, ăn chơi đua đòi…

Em hiểu gì về quan điểm của Đảng ta trong việc "Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc"?

- Nền văn hóa kế thừa tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam ... - Hôi nhập, học hỏi tinh hoa văn hóa của nhân loại ...

BT: An cho rằng: “Trong xu thế hội nhập ngày nay, chúng ta cần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không cần kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc”. Ý kiến của An đúng hay sai? Vì sao?

Ý kiến của An vừa đúng vừa sai. - Đúng vì :

+ Trong xu thế hội nhập ngày nay, chúng ta rất cần tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vì mỗi dân tộc trên thế giới đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng, tiếp thu, phát triển.

+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh.

+ Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác

- Sai vì: An phủ nhận việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là sai, bởi vì:

+ Trong quá trình tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, mỗi dân tộc cần giữ bản sắc riêng của mình bởi đó là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc của dân tộc. Nếu không biết kế thừa và phát huy truyền thống đó, mỗi dân tộc sẽ đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hóa bởi dân tộc khác, các nền văn hóa khác.

+ Hiện nay, trong điều kiện xã hội ta đang đổi mới ở thời kì mở cửa và giao lưu rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân

tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam. Vì vậy kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là yêu tố quan trọng trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Liên hệ: Việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp cá nhân dễ dàng hòa nhập với cộng đồng dân tộc, phát triển nhân cách trên cơ sở tiếp thu các giá trị truyền thống và giá trị hiện đại...

* Phân biệt được phong tục và hủ tục

- Phong tục tập quán là những quy định, những truyền thống tốt đẹp - Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi

BÀI 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

- Năng động là tích cực, chủ động, giám nghĩ, giám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

Ví dụ: anh Lê Thái Hoàng say mê tích cực học tập môn toán đã đạt huy chương

vàng trong kì thi toán quốc tế lần thứ 40,…

Một phần của tài liệu tài liệu bồi dưỡng HSG GDCD lớp 8,9THCS (Trang 40 - 43)