Các thông số trong nước thải cần quan tâm xử lý

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho trại chăn nuôi heo tâm cận tỉnh bến tre, công suất 250 m³ngày (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

3.2. Các thông số trong nước thải cần quan tâm xử lý

BOD.

 Tất cả các tiêu chuẩn, quy chuẩn về nước đều quan tâm đến thông số này và bị kiểm sốt nghiêm ngặt.

 BOD là thơng số thể hiện mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong nước, BOD cao báo hiệu nguồn nước bị ô nhiễm, hậu quả nghiêm trọng là làm chết hàng loạt các sinh vật thủy sinh.

 Nếu lượng chất hữu cơ quá cao, nồng độ oxy hòa tan sẽ bị giảm đi nghiệm trọng. Lượng chất hữu cơ lớn trong dịng nước khi phân hủy có thể làm giảm nồng độ oxy hòa tan đến 90% - đây là trường hợp BOD cao.

COD.

 COD càng cao thì nước thải đó càng ơ nhiễm, khó xử lý và nhu cầu tiêu thụ oxy trong nước cao.

 Hàm lượng COD tăng lên khiến cho oxy bị cạn kiệt. Điều này dẫn tới các sinh vật trong nước bị thiếu oxy, tảo bùng phát, cá bị chết và những thay đổi có hại đến hệ sinh thái trong nước nơi xả thải.

TSS.

 TSS là tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải. Chất rắn hữu cơ và vơ cơ lơ lửng trong nước có thể gây hại cho thủy sinh giống như nhiều tạp chất gây ô nhiễm khác.

 Lượng chất rắn này cũng làm phát sinh vấn đề nếu nước thải được tái sử dụng cho q trình sản xuất.

 TSS có thể làm giảm lượng oxy trong mơi trường thủy sinh và giết chết sinh vật. Chất rắn này có thể kết tụ gây ơ nhiễm, tắc nghẽn đường ống và máy móc thiết bị.  N và P.

 Nếu lượng lớn nitrat và photphat khơng được loại bỏ khỏi nước thải thì khi xả ra môi trường làm cho mức BOD tăng lên và dẫn tới sự phát triển quá mức của cỏ dại, rong và thực vật phù du. Về lâu dài, đều này dẫn đến các chất dinh dưỡng dư thừa quá mức và lấy hết oxy trong nước. Do đó sẽ giết chết các vi sinh vật và nguy cơ dẫn tới tình trạng thiếu oxy và hình thành vùng chết.

Coliform.

 Coliform trong nước thải nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưỡng đến sức khỏe của con người.

 Coliform có thể gây ra các rối loạn tạo nên chứng tiêu chảy gây mất nước, rối loạn máu, suy thận hay thậm chí là tử vong. Sự nguy hại của vi khuẩn này càng nghiêm trọng hơn ở người già và trẻ em do đây là những đối tượng sức khỏe yếu. Trong khi đó, các triệu chứng của bệnh thường khơng rõ ràng, chủ yếu là tiêu chảy và sốt nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua.

Bài báo về kết quả điều tra nước thải chăn ni ở hầm biogas - trích. [14]

Kết quả cho thấy, hệ thống biogas của các cơ sở hoạt động khá hiệu quả, mức giảm COD đạt trung bình 60%, một số cơ sở như VP.P4, HT.Đ4 và HT.M4 đạt 80% (Hình 4). Số liệu này cũng phù hợp với kết quả khảo sát tại 20 trang trại, trong đó COD trước biogas rất cao (~3.587 mg/L), sau biogas còn 800mg/L, hiệu suất đạt ~ 80%. Tại các ao sinh học sau biogas COD giảm xuống còn ~ 161 mg/L [9].

So sánh với NTCN lợn tại một trang trại ở Trung Quốc, CODvà amoni cũng ở mức rất cao, tương ứng 5200và 720 mg/L [10]. Trong nghiên cứu của Mofokeng

(2016), giá trị COD của NTCN lợn dao động trong khoảng rất lớn từ 210 - 9400 mg/L

[11].

Dựa vào kết quả phân tích COD đầu vào và ra hệ thống biogas có thể tính tốn sơ bộ lượng chất hữu cơ đã chuyển hóa và tiềm năng thu hồi khí biogas (khí metan) ở một số cơ sở. Tính tốn với định mức (theo lý thuyết) thể tích biogas sinh ra ~ 0,35 lít/g COD chuyển hóa và hàm lượng metan trong biogas ~ 65-70%. Tổng thể tích khí biogas tính tương ứng với bể biogas có kích thước đủ để lưu nước thải từ 30 đến 60 ngày [2] (Bảng 3). Kết quả ước tính tiềm năng sinh biogas ở Bảng 3 cho thấy, giữa các cơ sở khảo sát hiệu suất sinh khí là khá tương đồng dựa trên mức độ phân hủy (giảm COD) và lưu lượng nước thải. Ngoài ra, số liệu cũng tương đối phù hợp với số liệu điều tra thực tế ở Công ty CP Chăn nuôi MTRC với bể biogas có thể tích đủ lưu nước thải trong 60 ngày. (khí biogas: ~2000 - 2500 m³/ngày, CH4~ 55-70 %).

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho trại chăn nuôi heo tâm cận tỉnh bến tre, công suất 250 m³ngày (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)