So sánh lựa chọn giữa 2 phương án

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho trại chăn nuôi heo tâm cận tỉnh bến tre, công suất 250 m³ngày (Trang 169)

2. Tinh thần, thái độ và tác phong làm việc.

5.3.So sánh lựa chọn giữa 2 phương án

Bảng 5.9 So sánh 2 phương án.

Phương án 1 Phương án 2

Tính kinh tế

- Chi phí xây dựng thấp hơn. - Chi phí thiết bị thấp hơn. - Chi phí điện năng tiết kiệm hơn.

- Chi phí vận hành 1 m3 nước thải tiết kiệm hợn.

- Ở tất cả các chỉ số tài chính đều hơn so với phương án 1, khả dĩ nhất cũng chỉ ngang ở chi phí nhân công.

Tính kĩ thuật

- Đều là công trình dễ vận hành, bão dưỡng, sửa chữa trong ngành xử lý nước thải đặc biệt là nước thải chăn nuôi.

- Cần có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao cho công tác quản lý và vận hành.

Tính môi trường

- Cho hiệu quả xử lý đầu ra tốt hơn so với phương án 2.

- Mặc dù đầu ra của nước thải sau xử lý vẫn đẩm bảo tiêu chuẩn. Tuy nhiên nếu đặt vấn đề môi trường làm tiêu chí lựa chọn thì phương án 1 vẫn trội hơn.

Kết luận

Lựa chọn phương án 1 làm phương án xây dựng để xử lý nước thải chăn nuôi heo của trại chăn nuôi heo Tâm Cận tại tỉnh Bến Tre với công suất 250 m3/ngày đêm.

CHƯƠNG VI: TỔ CHỨC VẬN HÀNH. 6.1. Tổ chức vận hành.

6.1.1. Giai đoạn khởi động.

Đối với công trình xử lý cơ học (song chắn rác, bể điều hòa, bể lắng,…) thì thời gian đưa vào hoạt động tương đối ngắn. Trong thời gian đó, tiến hành điều chỉnh các bộ phận cơ khí, van khóa và các thiết bị đo lường, phân phối hoạt động. Đối với các công trình xử lý sinh học (bể sinh học tiếp xúc) thì gian đoạn đưa vào hoạt động tương đối dài, cần một khoảng thời gian đủ để vi sinh vật thích nghi và phát triển để đạt hiệu quả thiết kế.

Chuẩn bị bùn

Bùn sử dụng là loại bùn xốp có chứa nhiều vi sinh vật có khả năng oxy hóa và khoáng hóa các chất hữu cơ có trong nước thải. Tùy theo tính chất và điều kiện môi trường của nước thải mà sử dụng bùn hoạt tính cấy vào bể xử lý khác nhau. Bùn có thể lấy từ công trình xử lý hiếu khí của công ty thực phẩm có tính chất tương tự. Nồng độ bùn ban đầu cần cung cấp cho bể hoạt động là 1g/l – 1,5g/l.

Kiểm tra bùn

Chất lượng bùn: Bông bùn phải có kích thước đều nhau. Bùn tốt sẽ có màu nâu. Nếu điều kiện cho phép có thể tiến hành kiểm tra chất lượng và thành phần quần thể vi sinh vật của bể định lấy bùn sử dụng trước khi lấy bùn là 2 ngày.

Vận hành

Quá trình phân hủy hiếu khí và thời gian thích nghi của các vi sinh vật diễn ra .trong bể sinh học tiếp xúc thường diễn ra rất nhanh, do đó thời gian khởi động bể rất ngắn. Các bước tiến hành như sau:

- Kiểm tra hệ thống nén khí, các van cung cấp khí. - Cho bùn hoạt tính vào bể.

Trong bể sinh học tiếp xúc, quá trình phân hủy của vi sinh vật phụ thuộc vào các điều kiện sau: pH của nước thải, nhiệt độ, các chất dinh dưỡng, nồng độ bùn, giá thể vi sinh vật và tính đồng nhất của nước thải. Do đó cần phải theo dõi các thông số pH, nhiệt độ, nồng độ COD, nồng độ MLSS, SVI, DO được kiểm tra hàng ngày, Chỉ tiêu BOD5, nitơ, photpho chu kỳ kiểm tra1 lần/tuần. Cần có sự kết hợp quan sát các thông số vật lý như độ mùi, độ màu, độ đục, lớp bọt trong bể cũng như dòng chảy. Tần số quan sát là hàng ngày.

Chú ý:

Trong giai đoạn khởi động cần làm theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Cần phải sửa chữa kịp thời khi gặp sự cố.

Khi bắt đầu vận hành một hệ thống xử lý nước thải mới cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

- Cần tăng dần tải lượng của hệ thống xử lý nước thải. Khi xây dựng một hệ thống mới chỉ cho một phần nước thải vào bể sục khí để vi sinh vật dần dần thích nghi.

- Lượng DO (oxy hòa tan) cần giữ ở mức 2 - 3 mg/l và không sục khí quá nhiều (điều chỉnh dòng khí mỗi ngày).

- Kiểm tra lượng DO va SVI trong bể sục khí. Thể tích bùn sẽ tăng, khả năng tạo bông và lắng của bùn sẽ tăng dần trong giai đoạn thích nghi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.1.2. Vận hành hằng ngày.

Đối với hoạt bể sinh học tiếp xúc, giai đoạn vận hành hằng ngày cần chú ý:  Các hợp chất hóa học

Nhiều hóa chất phênol, formaldehyt, các chất bảo vệ thực vật, thuốc sát khuẩn,… có tác dụng gây độc cho hệ vi sinh vật trong bùn hoạt tính, ảnh hưởng tới hoạt động sống của chúng, thậm chí gây chết .

Nồng độ oxi hòa tan DO

Cần cung cấp liên tục để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu hiếu khí của vi sinh vật sống trong bùn hoạt tính. Lượng oxy có thể được coi là đủ khi nước thải đầu ra bể lắng 2 có DO là 2 mg/l.

Thành phần dinh dưỡng.

Chủ yếu là cacbon, thể hiện bằng BOD (nhu cầu oxi sinh hóa), ngoài ra còn cần có nguồn Nitơ (thường ở dạng NH+4) và nguồn Photpho (dạng muối Phot phat), còn cần nguyên tố khoáng như Magie, Canxi, Kali, Mangan, Sắt,… Thiếu dinh dưỡng: tốc độ sinh trưởng của vi sinh giảm, bùn hoạt tính giảm, khả năng phân hủy chất bẩn giảm.

Thiếu Nitơ kéo dài: cản trở các quá trình hóa sinh, làm bùn bị phồng lên, nổi lên khó lắng.

Thiếu Phốtpho: vi sinh vật dạng sợi phát triển làm cho bùn kết lại, nhẹ hơn nước nổi lên, lắng chậm, giảm hiệu quả xử lí.

Khắc phục: cho tỉ lệ dinh dưỡng BOD:N:P = 100:5:1. Điều chỉnh lượng bùn tuần hoàn phù hợp.

Tỉ số F/M.

Nồng độ cơ chất trong môi trường ảnh hưởng nhiều đến vi sinh vật, phải có một lượng cơ chất thích hợp, mối quan hệ giữa tải trọng chất bẩn với trạng thái trao đổi chất của hệ thống được biểu thị qua tỉ số F/M

pH.

Thích hợp là 6,5 – 8,5 nếu nằm ngoài giá trị này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hóa sinh của vi sinh vật, quá trình tạo bùn và lắng.

Nhiệt độ

Hầu hết các vi sinh vật trong nước thải là thể ưa ấm, có nhiệt độ sinh trưởng tối đa là 400C, ít nhất là 50C. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến quá trình hòa tan oxi vào nước và tốc độ phản ứng hóa sinh.

6.2. Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xửlý. lý.

Bảng 6.1 Các sự ố máy móc thiết bị thường gặp.

Thiết bị Sự cố Nguyên nhân Khắc phục

1. Tủ điện.

Cháy, chập pha. Do chập mạch. Tắt khẩn khi xảy ra chập pha.

Cháy thiết bị. Bơm, cánh khuấy bi kẹt rác, mất pha.

- Tắt thiệt bị, đo điện, nếu bình thường bật thiết bị trở lại và đo dòng hoạt động, điều chỉnh role nhiệt thích hợp.

- Nên chỉnh role nhiệt gần đúng giá trị thực tế vận hành để bảo vệ thiết bị. 2. Bơm chìm. Bơm hoạt động nhưng không

lên nước hoặc lên nước yếu.

- Bơm ngược chiều. - Nghẹt rác.

- Nước cạn hoặc chưa đủ. - Vỡ bạc đạn.

- Đổi pha kiểm tra dòng Ampe.

- Vệ sinh bơm.

- Kiểm tra và hạ thấp cột lực. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra và thay mới. - Kiểm tra và thay mới hay sửa chữa.

Bơm không

hoạt động.

Chay bơm, mất pha, CB tắt hoặc quá dòng.

Kiểm tra và sửa chửa hay thay thế.

Nhảy role nhiệt và báo lỗi.

- Dòng định mức nhỏ hơn công suất bơm.

- Bơm ngược chiều.

- Nghẹt rác, đóng van hoặc đường ống hỏng.

- Tăng giá trị trên role nhiệt.

- Đổi pha.

- Kiểm tra các van đã mở chưa, vệ sinh bơm thường xuyên.

3. Máy thổi khí.

Phát tiếng ồn lớn.

- Chạy ngược chiều. - Khô dầu.

- Hỏng bạc đạn

- Đổi pha. - Bổ sung dầu. - Thay bạc đạn Sục khí yếu. - Ngược chiều.

- Hỏng van.

- Đỏi pha.

- Kiểm tra van và thay thế.

Không hoạt

động - Máy hỏng.- Quá dòng. - Thay thế hoặc sửa chữa.- Kiểm tra toàn bộ máy và điều chỉnh role nhiệt nếu cần thiết.

Phát ra tiếng kêu lạ.

Dây curoa bị mòn. Kiểm tra thay thế dây.

4. Phao điện.

Đóng mở không đúng thực tế.

Phao hỏng. Thay phao.

5. Bơm định lượng hóa chất các bồn hóa chất. Bơm không có điện vào. - Do điện động lực (dây điện đức, mối dây điện hở). - Do điện điều khiển (khởi động tủ, PLC,…).

- Do đầu dò (cáp tín hiệu, dây nguồn, bộ xử lý,…). - Do pH cotroller (đầu dò, cáp tín hiệu, cáp điều khiển, bộ xử lý,…).

- Do bơm nước thải bể điều hòa dừng (hết nước, đầu dò có sự cố,…). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Do quá nhiệt hoặc quá tải (đèn vàng trên tủ điều khiển cháy sáng).

- Kiểm tra và sửa chữa.

6. Cánh khuấy chìm. Máy có điện vào nhưng không khuấy. - Cánh quạt bị kẹt. - Vỡ bạc đạn. - Motor bị cháy.

- Do điện điều khiển (khởi động từ, PLC,…).

- Kiểm tra và khắc phục. - Kiểm tra và tahy mới. - Kiểm tra và thay mới hay sửa chữa.

- Kiểm tra và khắc phục.

6.2.2. Đối với bể.

Bảng 6.2 Những sự cố thường gặp và cách khắc phục.

Biểu hiện Nguyên nhân Kiểm tra Giải pháp

1. Bùn nổi trên bề mặt bể MBBR Vi sinh vật dạng sợi chiếm số lượng lớn trong bùn. Nếu SVI < 100, có thể không phải do nguyên nhân. - Nếu DO tại bể MBBR < 1,5 mg/l, tăng lượng khí thổi vào bể MBBR để DO > 2 mg/l. - Giảm F/M.

- Giảm hoặc dừng việc thải bùn.

- Bổ sung thiếu hụt dinh dưỡng. 2. Bùn trong bể MBBR có xu hướng trở nên đen. Một số đầu phân phối khí bị tắt hoặc bị vỡ.

Kiểm tra các đầu phân phối khí.

Rửa sạch hoăc tahy thế các đầu phân phối khí, kiểm tra lại khí cấp, lắp đặt những bộ lọc khí ở đầu máy thổi khí để giảm việc tắc từ khí bẩn. 3. Có bùn nhỏ lơ lửng trong nước thải sau xử lý MBBR - SVI thì tốt nhưng nước Bể MBBR bị xáo trộn quá mức.

Kiểm tra DO trong bể MBBR.

Giảm sự xáo trộn trong bể bằng cách điều chỉnh van khí.

Nước thải đầu vào chứa chất độc hại.

Kiểm tra lại quy trình vận hành của trại xem những ngày gần đây có thải chất độc hay

- Tăng DO trong bể.

- Phân lập lại vi sinh vật nếu có thể.

dòng ra đục. không. - Dừng thải bùn.

- Hồi lưu toàn bộ bùn tỏng bể lắng để thiết lập lại quần thể vi sinh.

4.Váng bọt màu nâu đen

bền vững trong bể MBBR mà phun nước vào cũng không thể phá vỡ.

F/M quá thấp. Nếu F/M nhỏ hơn nhiều so với F/M thông thường thì đây chính là nguyên nhân.

Tăng lượng bùn thải để tăng F/M. Tăng lên ở tốc độ vừa phải và kiểm tra cẩn thận.

5.Lớp sóng bọt trắng dày trong bể MBBR.

MLSS quá thấp Kiểm tra MLSS. Giảm bùn thải để tăng

MLSS. Sự có mặt của

những chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoạt động bề

mặt không

phân hủy sinh học.

Nếu mức MLSS là thích hợp, nguyên nhân có thê rlaf do sự có mặt của chất hoạt động bề mặt.

Giám sát dòng thải có chứa các chất hoạt động bề mặt. 6.Có rất nhiều bọt hoặc một số vùng trong bể MBBR bọt kết thành khối. Một số đầu phân phối khí bị tắc hoặc bị vỡ.

Kiểm tra kỹ các đầu phân phối khí.

Rửa sạch hoặc thay thế các đầu phối khí, kiểm tra lại cấp khí, lắp đặt những bộ lọc khí ở đầu vào máy thổi khí để giảm việc tắc do khí bẩn. 7.pH trong bể MBBR nhỏ hơn 6,7, bùn trở nên Sự nitrat hóa xảy ra và tính kiềm trong nước thải thấp. Kiểm tra NH3 dòng ra, độ kiềm dòng vào và dòng ra.

-Tăng F/M bằng cách tăng việc thải bùn.

- Bổ sung kiềm vào nước thải đầu vào bằng cách tăng giá

loãng hơn. trị pH ở thiết bị khuấy trộn tĩnh.

Nước thải có tính axit cao đi vào hệ thống.

Kiểm tra pH dòng vào.

- Tăng lưu lượng bơm kiềm. - Xác định nguồn và dừng việc bơm nước thải có tính axit cao đi vào bể MBBR.

8.Bùn nổi

trong bể

lắng.

- Thời gian lưu bùn lâu.

- Nitrat tồn tại

nhiều trong

nước thải sau bể MBBR. - Lượng COD

sau xử lý

MBBR còn.

- Điều chỉnh thời gian lưu bùn.

- Nâng cao hiệu quả khử nitrat ở các công trình phía trước.

- Nâng cao hiệu quả xử lý COD ở các công trình phía trước.

6.3. Tổ chức quản lý và kỹ thuật an toàn.6.3.1. Tổ chức quản lý. 6.3.1. Tổ chức quản lý.

Quản lý trạm xử lý nước thải được thực hiện trực tiếp qua cơ quan quản lý hệ thống. Cơ cấu lãnh đạo, thành phần cán bộ kỹ thuật, số lượng công nhân mỗi trạm tùy thuộc vào công suất mỗi trạm, mức độ xử lý nước thải cả mức độ cơ giới và tự động hóa của trạm. Ở trạm xử lý nước thải cần 1 cán bộ kỹ thuật để quản lý, vận hành hệ thống xử

lý nước thải.

Quản lý về các mặt: kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ và các biện pháp tăng hiệu quả xử lý.

Tất cả các công trình phải có hồ sơ sản xuất. Nếu có những thay đổi về chế độ quản lý công trình thì phải kịp thời bổ sung vào hồ sơ ñó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với tất cả các công trình phải giữ nguyên không được thay đổi về chế độ công nghệ.

Tiến hành sữa chữa, đại tu đúng thời hạn theo kế hoạch đã duyệt trước. Nhắc nhở những công nhân thường trực ghi đúng sổ sách và kịp thời sữa chữa sai sót.

Hàng tháng lập báo cáo kỹ thuật về bộ phận kỹ thuật của trạm xử lý nước thải. Nghiên cứu chế độ công tác của từng công trình và dây chuyền, đồng thời hoàn chỉnh các công trình và dây chuyền đó.

Tổ chức cho công nhân học tập kỹ thuật để nâng cao tay nghề và làm cho việc quản lý công trình được tốt hơn, ñồng thời cho họ học tập về kỹ thuật an toàn lao động.

6.3.2. Kỹ thuật an toàn.

Khi công nhân mới làm việc phải đặc biệt chú ý về an toàn lao động. Hướng dẫn họ về cấu tạo, chức năng từng công trình, kỹ thuật quản lý và an toàn, hướng dẫn cách sử dụng máy móc thiết bị và tránh tiếp xúc trực tiếp với nước thải.

Công nhân phải trang bị bảo hộ lao động khi tiếp xúc với hóa chất. Phải an toàn chính xác khi vận hành. Khắc phục nhanh chóng nếu sự cố xảy ra, báo ngay cho bộ phận chuyên trách giải quyết.

6.4.3 Bảo trì.

Công tác bảo trì thiết bị, đường ống cần được tiến hành thường xuyên để đảm bảo hệ thống xử lý hoạt động tốt, không có những sự cố xảy ra. Các công tác bảo trì hệ thống bao gồm:

Hệ thống đường ống.

Thường xuyên kiểm tra các đường ống trong hệ thống xử lý, nếu có rò rỉ hoăc tắc nghẽn cần có biện pháp xử lý kịp thời.

Các thiết bị.

Máy bơm

Hàng ngày vận hành máy bơm nên kiểm tra bơm có đẩy nước lên được hay không. Khi máy bơm hoạt động nhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau: Nguồn điện, cánh bơm, động cơ.

Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ cũng cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sự cố trên. Cần sửa chữa bơm theo từng trường hợp cụ thể.

Động cơ khuấy trộn

Kiểm tra thường xuyên hoạt động của các động cơ khuấy trộn. Định kỳ 6 tháng kiểm tra ổ bi và thay thế dây cua-roa.

Định kỳ 3 tháng vệ sinh xúc rửa các thiết bị, tránh tình trạng đóng cặn trên thành thiết bị. Đặc biệt chú ý xối nước mạnh vào các tấm lắng tránh tình trạng bám cặn trên bề mặt các tấm lắng.

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho trại chăn nuôi heo tâm cận tỉnh bến tre, công suất 250 m³ngày (Trang 169)