b. Hình thức Chứng từ ghi sổ
1.2.3.2. Kế toán giảm Tài sản cố định
TSCÐ của doanh nghiệp giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu do nhượng bán, thanh lý… Tùy theo từng trường hợp cụ thể, kế toán sẽ phản ánh vào sổ sách cho phù hợp.
Kế toán hạch toán vào các Tài khoản liên quan như: TK 711: Thu nhập khác
TK 811: Chi phí khác TK 214: Hao mòn TSCĐ…
Dưới đây là sơ đồ phản ánh kế toán hạch toán tăng, giảm TSCĐ:
1.2.4. Kế toán sữa chữa Tài sản cố định
Sửa chữa TSCĐ là việc duy trì bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát hiện trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ.
Kế toán phải tổ chức hệ thống chứng từ sổ sách kế toán để tập hợp chi phí sửa chữa,theo dõi chi tiết cho từng công trình sửa chữa dù thực hiện theo phương thức làm hay cho thầu.
Kế toán hạch toán sửa chữa TSCĐ được thể hiện qua sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1.6. Sơ đồ hạch toán sửa chữa Tài sản cố định 1.2.5. Kế toán Khấu hao ( Hao mòn) Tài sản cố định
1.2.5.1. Khái niệm
Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân khác nhau TSCĐ của doanh nghiệp bị hao mòn.
Hao mòn tài sản: Trong quá trình được sử dụng, do chịu tác động của nhiều
nguyên nhân nên tài sản cố định bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:
+ Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của tài sản cố định giảm dần;
+ Hao mòn vô hình là sự giảm dần thuần tuý về mặt giá trị của tài sản cố định mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của KH&CN;
Khấu hao tài sản: Để thu hồi lại giá trị của tài sản cố định do sự hao mòn trên,
cần phải khấu hao tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định là sự phân bổ dần giá trị tài sản cố định vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất tài sản cố định sau khi hết thời gian sử dụng.
1.2.5.2. Các phương pháp tính Khấu hao Tài sản cố định
a. Phương pháp khấu hao đường thẳng
Theo phương pháp này, số khấu hao hằng năm không đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. Và được xác định như sau:
Mức trích khấu hao bình quân năm = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian sử dụng( năm )
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Theo phương pháp này số khấu hao hằng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Mức khấu hao được tính theo công thức sau:
Mức trích khấu hao Hằng năm = Giá trị còn lại của * Tỉ lệ khấu hao nhanh
Tỉ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:
Tỉ lệ khấu hao nhanh = Tỉ lệ khấu hao theo * Hệ số điều chỉnh (%) phương pháp đường thẳng
Tỉ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng tính theo công thức sau:
Tỉ lệ khấu hao = (1 / thời gian sử dụng của TSCĐ) * 100 theo phương pháp đường thẳng
Thời gian sử dụng của TSCĐ Hệ số điều chỉnh ( lần )
Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm ) 1,5
Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm< t ≤ 6 năm ) 2,0
c. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Mức trích khấu hao Số lượng sản phẩm sản xuất Mức trích khấu hao
Tháng của TSCĐ = thực tế trong tháng * bình quân 1 đơn vị sản phẩm
Mức trích khấu hao = Nguyên giá TSCĐ / Tổng sản lượng bình quân 1 đơn vị sản phẩm theo công suất thiết kế
Dựa trên các phương pháp tính khấu hao TSCĐ, kế toán sẽ tính toán mức khấu hao, hao mòn TSCĐ và hạch toán vào từng tài khoản. Dưới đây là sơ đồ hạch toán kế toán Hao mòn TSCĐ
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán kế toán Hao mòn Tài sản cố đinh 1.2.6. Kế toán Thuê Tài sản cố định