Về kỳ hạch toán

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại xuân hồng (Trang 70 - 75)

b. Hình thức Chứng từ ghi sổ

3.2.3.Về kỳ hạch toán

Công ty nên chuyển kỳ hạch toán theo quý sang hạch toán theo tháng. Điều này sẽ giúp phản ánh kịp thời tình hình tài chính của công ty.

3.2.4. Về hạch toán chi tiết TSCĐ

Để quản lý TSCĐ tại các đơn vị trực thuộc, các bộ phận khác nhau, theo em công ty nên mở thêm sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng. Tại mỗi đơn vị phụ thuộc kế toán TSCĐ cần có một sổ theo dõi TSCĐ.

SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH

Quý… / năm 20… Chứng từ Mã số TSCĐ Nguyên giá Người Từ ngày Đến Ngày Giảm TSCĐ Lí do Ghi Chú SH NT quản Chứng từ

SỔ CHI TIẾT TSCĐ THEO ĐƠN VỊ SỬ DỤNG

Bộ phận sử dụng: Quý... /năm 201...

Trình tự sổ chi tiết TSCĐ cho các bộ phận sử dụng ( sử dụng tại phòng kế toán tài chính) cũng tương tự như ghi sổ chi tiết TSCĐ mà công ty đang áp dụng.

Trình tự ghi sổ theo dõi TSCĐ, cán bộ tại các đơn vị phản ánh nguyên giá TSCĐ. Căn cứ vào các biên bản liên quan đến việc điều động TSCĐ kế toán phản ánh người sử dụng, thời gian sử dụng TSCĐ, tên công trình phục vụ.

SH NT

Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên)

3.2.5. Về hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ

Công ty phải tách biệt rõ việc sửa chữa TSCĐ và việc nâng cấp TSCĐ. Mỗi nghiệp vụ có cách hạch toán riêng, công ty nên phản ánh chính xác nghiệp vụ phát sinh đối với sửa chữa lớn TSCĐ. Công ty nên trích trước sửa chữa lớn TSCĐ để khi phát sinh các nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ công ty đã có nguồn bù đắp. Việc hạch toán trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ được thực hiện như sau:

Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa TSCĐ, kế toán thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Nợ TK 6422 Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 335 Chi phí trả trước

Mọi chi phí liên quan đến việc sửa chữa được hạch toán trên TK 214. Khi công trình hoàn thành căn cứ vào quyết toán công trình kế toán phản ánh việc bàn giao:

Nợ TK 335: Chi phí trả trước Có TK 214: Số chênh lệch

3.2.6. Về phân loại TSCĐ

Để tạo điều kiện cho việc quản lý TSCĐ được tốt hơn, phù hợp với đặc điểm của công ty, ngoài hai cách phân loại trên thì công ty cần phân loại TSCĐ theo tiêu thức như sau:

- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh

- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng - TSCĐ chờ xử lý

Cách phân loại này giúp người quản lý thấy rõ được tài sản cố định dùng trong và ngoài sản xuất kinh doanh, tài sản hư hỏng chờ xử lý hay không, từ đó đề ra phương hướng đầu tư, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của hoạt động sản xuất kinh doanh

Việc theo dõi sử dụng các thiết bị thi công phải được thực hiện một cách chặt chẽ. Việc đưa một máy móc thiết bị đi thi công công trình phải được được quản lý bằng văn bản và phải quy định trách nhiệm đối với việc sử dụng và quản lý máy móc, thiết bị. Do đó sẽ có sự ràng buộc về trách nhiệm đối với việc sử dụng máy thi công

PHẦN III. KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố tất yếu do đó các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải biết phát huy những khả năng tiềm ẩn bên trong doanh nghiệp cũng như khai thác được những cơ hội mà lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mang lại. Một trong những công cụ giúp nhà quản trị có thể khai thác tiềm năng của doanh nghiệp đó là công tác kế toán tài sản cố định. Vì thông qua công tác kế toán tài sản cố định, giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình tài sản hiện có, biết được hiệu quả của việc đầu tư vào tài sản cố định, từ đó có những chính sách điều chỉnh kịp thời.

Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Xây lắp Công nghiệp và Thương mại Xuân Hồng, với những kiến thức đã được học trên sách vở và những kiến thức thực tế tại đơn vị, em đã đi sâu nghiên cứu công tác kế toán ở công ty và nhận thấy cơ bản về công tác kế toán nói chung và phần hành kế toán Tài sản cố định hữu nói riêng được thực hiện tương đối khoa học, chặt chẽ, phản ảnh đầy đủ, chính xác kịp thời những thông tin cần đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty. Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm được học hỏi trong thời gian làm việc tại công ty, em còn học tập được tác phong, thái độ làm việc nghiêm túc nhưng cũng đầy tinh thần trách nhiệm của tập thể cán bộ, công nhân viên và đặc biệt là Ban giám đốc, Phòng kế toán, Phòng kinh doanh. Trong phạm vi báo cáo này, với quan điểm mang tính chất chủ quan, em đã đưa ra những nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định hữu hình ở công ty. Do thời gian và trình độ có hạn, bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự quan tâm giúp đỡ của thầy, cô giáo, ban lãnh đạo cùng các anh, chị ở phòng kế toán của công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ, sự hướng dẫn tận tình của các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, đặc biệt là Giáo viên hướng dẫn TS. Hoàng Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báo cáo này.

Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo công ty, cán bộ, nhân viên Phòng kế toán đã góp ý, giúp đỡ em trong thời gian thực tập vừa qua.

Em hứa sẽ cố gắng không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn để đáp ứng tốt nhất với yêu cầu thực tế.

Em xin chân thành cảm ơn

Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 05 năm 2013.

Sinh viên thực hiện

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Đình Ngân và Hồ Phan Minh Đức ( 2008), Kế toán tài chính 1, Đại học

Huế;

2. Nguyễn Thanh Tâm (2000), Chuyên đề tốt nghiệp: Kế toán tài sản cố định và

một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Nguyễn Dũng, Khoa Kế toán – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

3. Trần Hoài Thu ( 2001), Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác kế toán tài

sản cố định tại Công ty TNHH May Việt Hàn, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại

học Kinh tế quốc dân.

4. Sơ đồ hạch toán kế toán Tài sản cố định, có tại website : ketoanhanoi.edu.vn; 5. Bộ Tài chính (2006), chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo quyết đính số 15/2006/QĐBTC, ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần xây lắp công nghiệp và thương mại xuân hồng (Trang 70 - 75)