Với tư cách là một hình thái phát triển cao của tư tưởng triết học nhân loại, đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin tất yếu vừa có sự đồng nhất, vừa có sựkhác biệt so với đối tượng nghiên cứu của các hệ thống triết học khác trong lịch sử.
Thực tế lịch sử chứng minh rằng, mặc dù mỗi hệ thống triết học vẫn thườngxác định cho mình một đối tượng nghiên cứu riêng, nhưng để thực hiện chức năng(là hạt nhân lý luận của thế giới quan và cơ sở phương pháp luận chung nhất) củamình, mọi hệ thống triết học đều phải trước hết nghiên cứu và giải quyết mối quanhệ giữa vật chất và ý thức theo một lập trường nhất định là duy vật hoặc duy tâm.Trên cơ sở đó và cũng vì chức năng đó, mọi hệ thống triết học trong lịch sử đềuphải tập trung nghiên cứu những vấn đề chung nhất của tự nhiên, xã hội và conngười; nghiên cứu mối quan hệ của con người nói chung, của tư duy con người nóiriêng với thế giới xung quanh theo những định hướng về nhân sinh quan khácnhau - tích cực hoặc tiêu cực.
Khắc phục những hạn chế và đoạn tuyệt với những quan niệm sai lầm củacác hệ thống triết học khác, triết học Mác - Lênin xác định đối tượng nghiên cứu làgiải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứngvà nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hộivà tư duy. Do giải quyết triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường duy vậtbiện chứng nên triết học Mác - Lênin chỉ ra các quy luật vận động, phát triển chungnhất của thế giới - cả trong tự nhiên, trong lịch sử xã hội và trong tư duy. Triết họcMác- Lênin đồng thời giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa biện chứng kháchquan và biện chứng chủ quan. Cả thế giới khách quan, quá trình nhận thức và tưduy của con người đều tuân theo những quy luật biện chứng. Các quy luật biệnchứng của thế giới về nội dung là khách quan nhưng về hình thức phản ánh là chủquan. Biện chứng chủ quan là sự phản ánh của biện chứng khách quan.
Vượt qua những hạn chế lịch sử của các hệ thống triết học khác, triết họcMác- Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình bao gồm khơng chỉ những quyluật phở biến của tự nhiên nói chung, mà cịn bao gồm cả những quy luật phổ biếncủa bộ phận tự nhiên đã và đang được nhân hoá - tức các quy luật phở biến củalịch sử xã hội. Do đó, đối tượng của triết học Mác - Lênin bao gồm cả vấn đề conngười. Triết học Mác - Lênin xuất phát từ con người, từ thực tiễn, chỉ ra những quyluật của sự vận động, phát triển của xã hội và của tư duy con người. Mục đích củatriết học Mác - Lênin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt độngthực tiễn nhằm phục vụ lợi ích con người.
Với triết học Mác - Lênin thì đối tượng của triết học và đối tượng của các khoahọc cụ thể đã được phân biệt rõ ràng. Các khoa học cụ thể nghiên cứu những quyluật trong các lĩnh vực riêng biệt về tự nhiên, xã hội hoặc tư duy. Triết học nghiêncứu những quy luật chung nhất, tác động trong cả ba lĩnh vực này.
Triết học Mác - Lênin có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các khoa học cụthể. Các khoa học cụ thể cung cấp những dữ liệu, đặt ra những vấn đề khoa họcmới, làm tiền đề, cơ sở cho sự phát triển triết học. Các khoa học cụ thể tuy có đốitượng và chức năng riêng của mình nhưng đều phải dựa vào một thế giới quan vàphương pháp luận triết học nhất định. Quan hệ giữa quy luật của triết học và quyluật của khoa học cụ thể là quan hệ giữa cái chung và cái riêng. Sự kết hợp giữahai loại khoa học, hai loại tri thức nói trên là tất yếu. Bất cứ một khoa học cụ thể nào, dù tự giác hay tự phát
đều phải dựa vào một cơ sở triết học nhất định. Triếthọc Mác - Lênin là sự khái quát cao những kết quả của khoa học cụ thể, vạch ranhững quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy; do đó, trở thành cơ sởthế giới quan, phương pháp luận cho các khoa học cụ thể.