Các tác động của dự án tới môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện i – bình thuận theo cơ chế phát triển sạch (Trang 66 - 72)

II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1-BÌNH THUẬN

2.4. Các tác động của dự án tới môi trường

2.4.1. Tác động của dự án tới môi trường trong thời gian xây dựng dự án

Bụi, khí thải và tiếng ồn: Trong quá trình thực hiện dự án, bụi và các loại khí thải CO, CO2, NOx, SOx cũng như tiếng ồn sẽ phát sinh từ hoạt động san lấp mặt bằng; vận chuyển nguyên liệu, thi công xây dựng. Nhìn chung, do khối lượng đào đắp, xây dựng không lớn, thời gian xây dựng ngắn, do đó ảnh hưởng đến môi trường là không đáng kể và có thể kiểm soát được.

Nước thải và chất thải rắn: phát sinh từ nước làm sạch thiết bị, nước mưa, nước sinh hoạt cho công nhân.... Nhìn chung, lượng nước thải này không đáng kể. Chất thải rắn do gạch vỡ, vôi vữa dư thừa, cát, tre, gỗ vụn, vỏ bao bì.. Tác động do chất thải rắn gây ô nhiễm môi trường và giảm cảnh quan khu vực trong thời gian ngắn xây dựng dự án.

Lưu ý: Ngoài tác động về môi trường, còn có tác động tiêu cực do giải phóng mặt bằng tới đời sống cộng đồng. Để xây dựng thực hiện dự án, tổng diện tích đất giải tỏa thu hồi giai đoạn I là 350 ha gồm có:

Xã Chí Công

Xã Văn Thạch Giai đoạn mở rộng 1150 ha

Giai đoạn 1: 350 ha_20 tua bin

Đường ven biển

Quốc lộ 1A

• Đất nông nghiệp:

− Đất bằng trồng cây hàng năm: 2.477.303,5 m2

− Đất trồng cây lâu năm khác: 363.235,25 m2

− Đất có rừng trồng sản xuất: 310.623,25 m2

− Đất có rừng trồng sản xuất: 32.917,5 m2

• Đất giao thông: 44.710,75 m2

• Đất chưa sử dụng: 271.209,75 m2

Tổng: 3.500.000 m2

Nguồn: Số liệu tổng hợp của dự án

Tổng số tiền đền bù đã được tính toán trong tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án nhưng các vấn đề xã hội khác liên quan đến việc làm, sinh kế của người dân chưa được xem xét đúng mức. Đáng lưu ý là đất nông nghiệp chiếm phần lớn trong tổng số diện tích đất phải đền bù nên sẽ gây ảnh hưởng tới đời sống cộng đồng, đặc biệt những hộ dân có đất sản xuất trong diện giải phóng mặt bằng của dự án. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp này là dải đất cát ven biển, một loại đất nghèo nên năng suất nông nghiệp thấp, không đem lại giá trị kinh tế cao từ sản xuất đất nông nghiệp. Ngoài ra, sau khi tiến hành xây dựng tua bin gió, chủ đầu tư có thể hợp tác với người dân tiếp tục canh tác phần diện tích đất dưới các tua bin gió. Ngoài ra, đáng lưu ý là phần đất giải tỏa này không có đất thổ cư nên không có hộ dân nào phải chuyển nhà, di cư. Do đó, các vấn đề xã hội dễ dàng giải quyết hơn qua thỏa thuận giữa chủ đầu tư và cộng đồng địa phương.

2.4.2 Tác động của dự án tới môi trường trong thời gian vận hành dự án

Tiếng ồn: Tác động tiêu cực chủ yếu của tua bin gió với môi trường chính là tiếng ồn. Nguồn phát sinh tiếng ồn từ các tua bin gió được chia thành 2 loại:

− Tiếng ồn khí động lực sinh ra khi các cánh quạt của tua bin tương tác với những luồng không khí xung quanh gây nên sự nhiễu loạn khí quyển.

− Tiếng ồn cơ học sinh ra do sự hoạt động của các bộ phận máy móc như máy phát, hộp số, quạt làm mát máy bơm và máy nén bên trong tua bin gió.

Các tua bin gió gây ra tiếng động làm đảo lộn các luồng sóng trong không khí có thể làm xáo trộn hệ sinh thái của các loài chim hoang dã (ảnh hưởng đến di trú của chim…) và làm nhiễu xạ trở ngại cho việc phát tuyến trong truyền thanh và truyền hình. Tuy nhiên, do tốc độ quay của các tua bin hiện đại không lớn nên chim có thể xác định được vị trí tua bin từ khá xa nên thường bay tránh các vị trí này. Những vùng bố trí các tua bin gió thường khá xa các đường truyền dẫn, phát thanh nên hầu như không gây các ảnh hưởng bất lợi, hơn nữa việc bố trí các đường dây này hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Mức độ ồn phụ thuộc chủ yếu vào kích cỡ của tua bin gió. Thông thường, chỉ các tua bin gió có công suất từ 1MW trở nên mới phát ra tiếng ồn khoảng 90 - 100dB(A). Hiện nay, các thiết kế mới của tua bin gió đều có sự thay đổi về cấu trúc cánh gió, lựa chọn điều kiện vận hành và bảo trì để đạt được độ chuẩn về tiếng ồn. Các nhà thiết kế chế tạo tua bin gió của các nước công nghiệp phát triển đều tính toán áp suất âm thanh ở mức từ 96 - 101dB(A) để có thể sử dụng ở bất cứ nơi nào bao gồm cả các khu vực có mật độ dân cư cao, các khu bảo tồn hay khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng…

Theo thiết kế, các tua bin gió được sử dụng có công suất từ 1 - 1,5MW, ứng với công suất này sẽ phát ra tiếng ồn khoảng 100dB(A). Do năng lượng âm thanh giảm theo bình phương khoảng cách đến nguồn âm thanh, đồng thời tua bin gió ở độ cao khoảng (60-110)m so với mặt đất, nên khi tiếng ồn lan truyền xuống đến mặt đất thì giảm xuống (còn khoảng 56,16 dB) và đạt tiêu chuẩn cho phép về môi trường đối với tiếng ồn (TCVN 5949-1998).

Tính toán áp suất âm thanh:

• Xét trường hợp đối với 1 nguồn âm thanh (1 tua bin gió):

Mức độ ồn tại điểm cách nguồn âm thanh (tua bin gió) một khoảng R được tính theo công thức sau:

R R

L

LP = w −10.log10(2. 2)−.

Trong đó: Lw - Mức độ ồn của nguồn âm thanh phát ra R - Khoảng cách đến nguồn âm thanh (m)

Từ công thức trên ta có kết quả mức độ ồn tại mặt đất như sau: LP = 100 - 10.log10 (2.π.602) - 0,005.60 = 56,16 dB(A)

• Xét trường hợp đối với 2 nguồn âm thanh:

Năng lượng âm thanh tại điểm có cường độ âm LP do 1 tua bin gió phát ra được tính xấp xỉ theo công thức sau:

) 10 90 ( 10 − = P L N P (W/m2)

Tổng năng lượng âm thanh tại một điểm do 2 nguồn phát ra được tính theo công thức sau:

PN = PN1 + PN2 (W/m2)

Do đó, hiệu ứng kết hợp của tiếng ồn tại một điểm cách 2 nguồn âm thanh với các khoảng cách tương ứng R1 và R2 được tính theo công thức sau:

90 ) ( log . 10 10 + = N P P L

Căn cứ các công thức trên, kết quả tính mức độ ồn kết hợp tại một điểm cách 2 nguồn âm thanh (100dBA) với các khoảng cách 60m và 100m là: 57,31dB(A).

Từ những kết quả tính toán trên có thể kết luận rằng, với tiếng ồn 100 dB(A) của tua bin gió khi hoạt động sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của con người và quần thể động vật.

Hình 3.5: Cường độ âm thanh của các nguồn âm thanh từ khoảng cách 350m

Nguồn: AWEA

Ảnh hưởng đến tầm nhìn và vẻ đẹp tự nhiên

Các tua bin gió được xây dựng giống như những kiến trúc cao tầng, nổi bật trong cảnh quan, tạo nên một vùng bóng râm ở phía sau khi mặt trời chiếu sáng, làm cản trở tầm nhìn cảnh vật và làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu vực. Do đó, theo tâm lý của một số người thì các tua bin gió có thể gây chướng mắt; đây là một nhược điểm của năng lượng gió và mang tính cá nhân nhiều hơn. Ngược lại, một số người lại cho rằng các tua bin gió rất đẹp, chúng gây ấn tượng tốt bởi hình dáng mới lạ và sự thân thiện với môi trường.

Nếu ở lâu và quá gần với các tua bin gió có thể gây cảm giác khó chịu khi các cánh quạt quay, ánh sáng mặt trời bị chia nhỏ và gây nên hiệu ứng nhấp nháy. Tuy nhiên, tác động này chỉ mang tính cục bộ, ảnh hưởng trong một phạm vi bán kính tương đối nhỏ. Với những tua bin cỡ lớn thì tốc độ quay của cánh quạt khá thấp, hiệu ứng nhấp nháy càng được giảm. Thực tế ở các nước trên thế giới đã phát triển các cụm phong điện đều không thấy sự than phiền về hiện tượng ảnh hưởng này.

Máy bay Tiếng ồn công nghiệp Trong ô tô Trong nhà Phòng ngủ Lá rơi Tiếng khoan Loa đài Văn phòng Tua bin gió Nói thầm

Ảnh hưởng đến các loài động vật hoang dã (chim, dơi)

Các tua bin gió là nguyên nhân gây ra cái chết của chim, dơi và một số loài biết bay khác, đồng thời ảnh hưởng đến di trú của chúng. Một số nghiên cứu cho thấy, nếu các loài chim làm tổ trong tua bin gió thì tiếng động do tua bin phát ra khiến chim hoảng hốt, có thể làm ảnh hưởng đến sự sinh sản của chúng.

Hình 3.6: Nguyên nhân gây chết chim hoang dã (tính trên 10.000 ca)

Nguồn: GWEC

Tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu và thống kê của những nước phát triển mạnh phong điện thì chim bị chết do va chạm vào tua bin gió chiếm tỷ lệ rất thấp so với va chạm vào đường dây tải điện hoặc xe chạy. Qua quan sát người ta thấy: chim bay qua nơi đặt tua bin gió dù là vào ban ngày hay ban đêm đều xác định được ví trí tua bin và đổi hướng bay khoảng 100 - 200m trước tua bin gió và bay ngang qua trên đỉnh cao nhất của cánh quạt một khoảng cách an toàn. Một số loài chim dễ dàng quen và thích nghi nhanh chóng với các tua bin gió. Đặc biệt, các nghiên cứu về chim di cư cũng cho thấy, chim di cư rất hiếm khi va chạm vào các tua bin gió.

Hiện nay, vị trí dự kiến đặt tua bin gió của dự án là khu vực trống trải, cây cối thấp và cách xa khu dân cư. Do vậy, các cụm phong điện của dự án sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, các loài chim, dơi và các loài động vật khác…

Ngoài ra, dự án có thể tác động tới sức khỏe của người dân do những tai nạn có thể xảy ra nếu đổ các cột tua bin gió trong thiên tai bão lũ hay do sự xói mòn của đất mặt và bão cát. Theo ước tính của một số nghiên cứu khác về điện gió thì chi phí môi trường của điện gió chiếm khoảng 1-2 % tổng chi phí đầu tư của dự án.

50 710 850 1060 1370 5820 <1 Tua bin gió Tháp tín hiệu truyền thông

Thuốc trừ sâu Giao thông

Mèo Điện cao thế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện i – bình thuận theo cơ chế phát triển sạch (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)