Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án nền

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện i – bình thuận theo cơ chế phát triển sạch (Trang 87)

I. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN NỀN

1.3 Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án nền

Bảng tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án nền được trình bày trong Phụ lục 1.

Hình 4.3: Lợi ích ròng hàng năm của dự án nền (đã tính chiết khấu)

Nguồn: Tính toán của tác giả

-80,000 -60,000 -40,000 -20,000 0 20,000 40,000 2009 20112009 2013 2015 2017 2021 2023 2025 2027 2029 2031 2033 Triệu VND 2007 2019

Lợi ích ròng hàng năm của dự án (đã tính chiết khấu) mang giá trị âm trong thời gian 2 năm đầu tư xây dựng ban đầu (2007-2008) nhưng đã đạt giá trị dương ngay năm đầu đi vào vận hành (năm 2009). Lợi ích ròng hàng năm của dự án nhìn chung tăng dần và đạt giá trị cao vào năm 2022, tức sau 13 năm tính khấu hao tài sản cố định (thiết bị).

Hình 4.4: Giá trị tích luỹ của dự án nền theo thời gian

Nguồn: Tính toán của tác giả

Theo đồ thị trên, giá trị tích luỹ của dự án ban đầu mang giá trị âm và tăng dần cho đến khi đạt giá dương vào năm 2027 tức sau 20 năm kể từ khi bắt đầu tiến hành dự án. Như vậy, thời gian hoàn vốn của dự án là tương đối dài, trong khoảng từ 19 đến 20 năm.

1.4 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án nền

Căn cứ vào bảng tổng hợp tại Phụ lục 1, xét năm 2007 là năm 0, theo tỷ lệ chiết khấu trong đề tài là 8%/năm, ta tính toán được các chỉ tiêu của dự án như sau:

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án nền

NPV 77.371.570.000VND

IRR 11,39%

BCR 1,13 lần

PB 19 năm 8 tháng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Như vậy, NPV của dự án nền là 77,37 tỉ đồng > 0 và IRR là 11,39% > 8%, BCR là 1,13 lần >1, thời gian hoàn vốn là 19 năm 8 tháng chứng tỏ dự án nền đạt -150,000 -100,000 -50,000 0 50,000 100,000 2009 2011 2013 2015 2017 2019 2021 2023 2025 20 2 7 2029 2031 2033 Triệu VND 2007

hiệu quả kinh tế và có khả năng thực hiện được. Dù không có tiền bán CERs và các lợi ích khác từ CDM, lợi ích từ tiền bán điện cũng đủ để bù đắp chi phí sản xuất điện gió và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án nền tương đối thấp, chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nếu đem so sánh với các dự án năng lượng khác.

1.5 Tính toán giá thành điện năng

Theo công thức tính giá thành điện năng:

Trong đó: C0: Chi phí đầu tư ban đầu

Ct: Chi phí vận hành bảo dưỡng hàng năm AEPt: Sản lượng điện hàng năm.

r: Tỉ lệ chiết khấu

n: Đời sống dự án (n = 25)

Như vậy, áp dụng công thức này vào dự án nền với r = 8%, ta có được kết quả giá điện là 587,02 đồng/1kWh. Mức giá này tương đối thấp hơn so với các kết quả tính toán trước đây về giá thành điện gió do đây là dự án qui mô lớn, sản lượng điện cao làm giảm chi phí trung bình đầu tư cho 1 kW điện. Đồng thời, theo báo cáo nghiên cứu của GWEC, vận tốc gió tại vị trí dự án càng cao, giá thành điện gió càng giảm, đặc biệt tại những vị trí có vận tốc gió từ 7m/s trở nên mà Dự án Phong điện 1 Bình Thuận có vận tốc gió trung bình là 6-7m/s. Hơn nữa, giá thành này chưa tính tới các chi phí cơ hội và chi phí môi trường của dự án.

II. XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN KHI BÁN ĐƯỢC CERs 2.1 Xác định chi phí 2.1 Xác định chi phí

So với dự án nền, dự án CDM phải chịu thêm chi phí CDM gồm có chi phí đăng ký dự án CDM, chi phí chuẩn bị PDD, chi phí phê chuẩn, chi phí thẩm định và chứng nhận.

Theo qui định mới nhất của UNFCC (EB 36, Phụ lục 21), phí đăng ký CDM dựa trên lượng giảm GHGs tính toán được từ dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự án. Cụ thể, các chủ đầu tư dự án CDM sẽ phải chi trả phí đăng ký CDM tùy thuộc vào số lượng CERs được phát hành hàng năm từ dự án theo cách tính sau:

  = = +  +  + = n t t n t t i AEPt i Ct Co Zg 1 1 ) 1 ( 1 ) 1 ( 1 ) (

Số lượng CERs Phí đăng ký

15000 CERs đầu tiên trong năm 0.1USD/1 CER Lượng CERs ngoài 15000 CERS đầu tiên 0.2USD/1 CER

Hình 4.2: Quy định đăng ký CERs cho dự án CDM

Nguồn: www.cdm.unfccc.int

Tuy nhiên, cũng theo CDMRulebook, phí đăng ký dự án CDM tối đa là 350.000USD (EB 36, phụ lục 21). Đối với các dự án CDM đăng ký không thành công, nếu phí đăng ký vượt quá 30.000USD trở nên thì sẽ được hoàn trả. Đối với các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs) sẽ được miễn trừ chi phí đăng ký CDM.

Trong phạm vi dự án Phong điện 1-Bình Thuận, tổng lượng giảm phát thải GHGs hàng năm là 57.129,52 tấn CO2 tương đương với 57.129 CERs. Trong thời gian vận hành tua bin gió 25 năm, tổng lượng CERs được phát hành là 57129*25 CERs. Như vậy, tổng chi phí đăng ký của dự án là:

15000 * 0.1+ (57129 * 25-15000) * 0.2 = 284145 USD

Dựa theo một số tài liệu tham khảo về các chi phí CDM cho các dự án đã thực hiện trước đó, ta tổng hợp được bảng chi phí CDM sau:

Bảng 4.5: Bảng tổng hợp các chi phí CDM

Chi phí chuẩn bị PDD 20.000 USD

Chi phí phê chuẩn dự án CDM 10.000 USD

Chi phí đăng ký CERs 284.145USD

Chi phí thẩm định và chứng nhận 25.000 USD

Tổng 339.145 USD (5,765,465,000 VND)

Nguồn:Tính toán của tác giả

PCER(USD)

0.1 0.2

15000 CERs

Như vậy, mỗi CER thu được từ dự án sẽ chịu trung bình chi phí CDM là 0.2375USD/1CER. Toàn bộ chi phí CDM này sẽ được tính vào năm 2007 (thời gian tiến hành các thủ tục đăng ký CDM).

2.2 Xác định lợi ích của dự án CDM

Lợi ích bổ sung chủ yếu của dự án CDM chính là doanh thu từ tiền bán CERs. Như vậy, nguồn lợi ích bổ sung này phụ thuộc rất lớn vào giá bán CERs trên thị trường.

Theo các báo cáo đánh giá phân tích của UNFCC năm 2008, giá CER trung bình được tính là 12USD/1CER. Tại Hệ thống thương mại phát thải châu Âu (EU ETS) thì giá cácbon là khoảng từ 9-17 Euro/1 tấn (tương đương với 12.4- 23.4 USD/tấn) tùy thuộc vào loại dự án và giai đoạn thực hiện dự án.Tuy nhiên, gần đây do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu giá CER nhìn chung đang giảm mạnh. Ngân hàng Deutsche Bank dự báo giá CERs tại EU sẽ giảm xuống 12 Euro trong năm 2009, trước khi tăng lên 25-30 Euro trong thời gian dài. Quỹ Carbon Trust đánh giá giá CERs tại EU là 10 Euro (13.6US), còn Fortis thì đánh giá là 9 Euro (12.23USD). Tất cả các ngân hàng cho rằng giá sẽ thấp hơn 20 Euro vào năm 2009. Thực tế, tại thị trường EU giá CER cũng đã giảm xuống tới mức thấp kỷ lục 9.95 Euro (tương đương 13.4USD) và tăng lên 11,6 Euro (15.66USD) vào ngày 30/01/2009.

Do đó, trong phạm vi đề tài, giá CER được chọn theo giá chung của UNFCC là 12USD/1CER. Doanh thu bán CERs hàng năm của dự án (2009-2033) là:

57129 CERs * 12USD = 685548 USD = 11,654,316,000 VND

2.3 Tổng hợp chi phí và lợi ích của dự án CDM

Bảng tổng hợp chi phí và lợi ích hàng năm của dự án khi bán được CERs được trình bày trong Phụ lục 2.

Hình 4.5: Lợi ích ròng hàng năm của dự án CDM (đã tính chíêt khấu)

Nguồn: Tính toán của tác giả

Tương tự như dự án nền, lợi ích ròng hàng năm của dự án (đã tính chiết khấu) mang giá trị âm trong thời gian 2 năm đầu tư xây dựng ban đầu (2007-2008) nhưng đã đạt giá trị dương ngay năm đầu đi vào vận hành (năm 2009). Tuy nhiên, đáng chú ý là lợi ích ròng hàng năm của dự án CDM cao hơn nhiều so với dự án nền và càng về gần cuối thời gian hoạt động của dự án, lợi ích ròng càng cao.

Hình 4.6: Giá trị tích luỹ của dự án CDM theo thời gian

Nguồn: Tính toán của tác giả

Theo đồ thị trên, giá trị tích luỹ của dự án ban đầu mang giá trị âm và tăng dần cho đến khi đạt giá dương vào năm 2020 tức sau 13 năm kể từ khi bắt đầu tiến hành dự án. Như vậy, thời gian hoàn vốn của dự án chiếm một nửa thời gian tiến hành dự án (27 năm), ngắn hơn nhiều so với thời gian hoàn vốn của dự án nền.

-200,000 -100,000 0 100,000 200,000 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019 2021 2023 2025 2027 2029 2031 2033 Triệu VND -80,000 -60,000 -40,000 -20,000 0 20,000 40,000 2007 2009 2011 2013 2015 2017 2019 2021 2023 2025 2027 2029 2031 2033 Triệu VND

2.4 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án CDM

Căn cứ vào bảng tổng hợp trong Phụ lục 2 và các tham số trong tính toán, ta tính được các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án khi bán được CERs như sau:

Bảng 4.6: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án CDM

NPV 186.797.970.000VND

IRR 16,37%

BCR 1.32 lần

PB 13 năm 8 tháng

Nguồn: Tính toán của tác giả

So với dự án nền, các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án khi bán được CER cao hơn rất nhiều. Đáng chú ý là chỉ tiêu NPV của dự án tăng 141% tức gấp 2,41 lần so với dự án nền. IRR của dự án là 16.37% cũng cao hơn so với dự án nền (11,39%). Đối với dự án theo CDM, một đồng vốn của dự án thu được 1.32 đồng lời, cao hơn so với dự án nền (1.13 lần). Thời gian thu hồi vốn của dự án là 13 năm 8 tháng, ngắn hơn rất nhiều so với thời gian thu hồi vốn của dự án nền (19 năm 8 tháng). Tóm lại, khi dự án được công nhận là một dự án CDM thì hiệu quả về kinh tế của dự án nâng lên rõ rệt, có tính cạnh tranh cao hơn và thu hút các nhà đầu tư.

Chú ý: Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích chi phí lợi ích xét trên quan

điểm xã hội nên có một số chi phí và lợi ích khác của dự án trên quan điểm doanh nghiệp không được xét đến trong đề tài, gồm có:

Chi phí: Ngoài các chi phí kể trên, doanh nghiệp còn phải chịu 10% thuế thu nhập doanh nghiệp theo qui định của nhà nước. Đồng thời, theo Quyết định số 130/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế phát triển sạch, doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác, ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo còn phải nộp lệ phí bán CERs với mức thu 1,5% tổng số tiền bán CERs thu được theo hợp đồng đã ký kết cho Quỹ môi trường Việt Nam. Số tiền lệ phí bán CERs phải nộp được xác định như sau:

Lợi ích: Cũng theo Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 2/8/2007, doanh nghiệp được hỗ trợ việc xây dựng tài liệu dự án CDM gồm có 20% chi phí xây dựng tài liệu ý tưởng dự án và 30% chi phí xây dựng văn kiện thiết kế dự án (trường hợp đã được hỗ trợ để xây dựng tài liệu ý tưởng dự án thì mức hỗ trợ xây dựng văn kiện thiết kế dự án phải trừ phần kinh phí đã được hỗ trợ cho xây dựng tài liệu ý tưởng dự án). Ngoài ra, chủ dự án CDM cũng nhận được trợ giá từ Quỹ môi trường Việt Nam với mức trợ giá cho một đơn vị sản phẩm được xác định như sau:

Mức trợ giá 1 đơn vị sản phẩm = Chi phí thực tế sản xuất 1 đơn vị sản phẩm + Mức lợi nhuận kế hoạch/1 đơn vị sản phẩm – Giá bán thực tế của sản phẩm

Số tiền trợ giá được cấp theo từng năm sản xuất theo cách tính cụ thể là:

Tổng số tiền trợ giá = Mức trợ giá/1 đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm Trong quá trình thực hiện dự án CDM, doanh nghiệp còn được ưu đãi miễn

giảm thuế đất hay tiền thuê đất .

III. PHÂN TÍCH ĐỘ NHẬY CỦA DỰ ÁN

Phân tích độ nhạy của dự án được thực hiện nhằm đánh giá rủi ro đối với các nhà đầu tư xảy ra khi thực hiện dự án theo các phương án sau:

• Giá bán điện thay đổi • Tỷ lệ chiết khấu thay đổi

• Sản lượng điện thay đổi (hiệu suất phát điện của nhà máy) • Giá bán CERs thay đổi

3.1 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi giá bán điện

Các nhà đầu tư phải đối mặt với sự thay đổi của giá bán điện. Thực tế, Việt Nam có một hệ thống lưới điện duy nhất do EVN độc quyền nên giá bán điện hòa lưới điện quốc gia của dự án sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa EVN và chủ đầu tư.

Bảng 4.7: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi giá bán điện

Giá bán điện 600VND/KWh 700VND/KWh 800VND/KWh

NPV (triệu đồng) 95,864.69 186,797.97 277,731.25

BCR 1.16 lần 1.32 lần 1.48 lần

PB 18 năm 10 tháng 13 năm 8 tháng 7 năm 7 tháng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hình 4.7: Phân tích độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi giá bán điện

Theo kết quả trên, sự thay đổi giá bán điện có tác động lớn tới NPV của dự án, tới tính khả thi của dự án. Giá bán điện tăng hay giảm 100 đồng/1kWh (tức tăng hay giảm 14.29%) thì NPV của dự án tăng hay giảm tới 49%. Như vậy, khi giá bán điện tăng giảm 1% thì NPV của dự án tăng hay giảm 3.43%. Sự dao động của NPV theo giá bán điện là rất lớn nên sự thay đổi giá bán điện là nguy cơ rủi ro cao. Tuy nhiên, trong trường hợp bất lợi nhất là giá bán điện 600 VND/ kWh thì các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án vẫn đảm bảo dự án khả thi. Hiện nay ngành điện đang trong lộ trình tăng giá bán điện nên đây cũng là cơ hội tăng thêm doanh thu và tăng tính khả thi của dự án.

3.2 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi của giá bán CER

Doanh thu bổ sung của dự án CDM phụ thuộc vào doanh thu bán CERs và do đó cũng phụ thuộc vào giá bán CER. Giá CER cũng biến động tùy thuộc vào cung cầu trên thị trường, tùy thuộc vào khu vực địa lý. Trong thời gian qua, khủng hoảng tài chính khiến giá CERs đang sụt giảm nhưng cũng theo nhiều nhà phân tích, giá cả CERs sẽ tăng trở lại vào cuối năm 2009. Chọn mức giá dao động hiện nay trong khoảng 8-16USD/1 CER.

277,731.25 186,797.97 95,864.69 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 600 700 800 Giá bán điện (VND/kWh) NPV (triệu đồng)

Bảng 4.8: Kết quả phân tích độ nhạy của dự án với sự thay đổi giá bán CERs

Giá bán CER 8USD/CER 12USD/CER 16USD/CER

NPV (triệu đồng) 148400.68 186797.97 225195.26

IRR 14.54% 16.37% 18.25%

BCR 1.25 lần 1.32 lần 1.39 lần

PB 15 năm 8 tháng 13 năm 8 tháng 9 năm 3 tháng

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hình 4.8: Độ nhạy NPV của dự án với sự thay đổi giá bán CERs

Theo kết quả trên, ta thấy rằng giá bán CER ít tác động tới giá trị NPV của dự án. Khi giá bán CER tăng hay giảm 4USD (tức giảm 33.33%) thì NPV tăng hay giảm 21% so với giá trị NPV tại mức 12USD. Như vậy, khi giá bán CER tăng hay giảm 1% thì NPV của dự án tăng hay giảm 0.64%. Tuy sự dao động của NPV theo giá bán CER là không lớn nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả kinh tế của dự án.

3.3 Phân tích độ nhậy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu là một yếu tố rủi ro thường được xem xét trong các dự án đầu tư. Tỷ lệ chiết khấu biến động tùy thuộc vào thị trường, tỉ lệ lãi suất cho vay của các ngân hàng, khủng hoảng tài chính. Trong thời gian qua, khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện i – bình thuận theo cơ chế phát triển sạch (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)