II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1-BÌNH THUẬN
2.7 Phân tích rủi ro và các biện pháp kiểm soát rủi ro của dự án
2.7.1 Các yếu tố rủi ro
❖ Rủi ro về công nghệ, thiết bị
Trong quá trình phân tích, lựa chọn công nghệ thiết bị chủ yếu dựa vào các tài liệu kỹ thuật nhưng khi lắp đặt hiện trường có thể không đạt được hiệu quả như mong muốn (hiệu suất tua bin thấp). Ngoài ra, lựa chọn công nghệ thiết bị không đồng bộ, không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với chế độ gió của vùng.
Công nghệ thiết bị về điện gió phát triển rất nhanh, dẫn đến sự lạc hậu nhanh chóng về thiết bị cũng như khó khăn trong việc bảo dưỡng, thay thế các phụ tùng hỏng hóc. Các thiết bị, nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế không có sẵn trên thị trường hay có thể gặp rủi ro do lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ bảo hành không hợp lý.
❖ Rủi ro trong quá trình thi công, lắp đặt
Hiện nay các nước trên thế giới cũng rất quan tâm phát triển lĩnh vực điện gió (Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ...) dẫn đến khan hiếm nguồn cung cấp máy móc thiết bị và đẩy giá thành tăng cao, giao hàng chậm. Rủi ro cũng có thể xảy ra khi đặt hàng sai qui cách, thiết bị không đồng bộ, phải thay đổi nhiều lần hay không đáp ứng được điều kiện kỹ thuật thi công.
Quá trình thi công có thể bị chậm lại do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết do mưa, bão lụt...Nhiều hạng mục thi công phức tạp (khoan cọc nhồi đường kính lớn, vận chuyển và lắp đặt các cấu kiện siêu trường, siêu trọng) dẫn tới tiến độ thi công kéo dài, chi phí đội lên cao. Trong quá trình thi công cũng có thể phát sinh thêm hạng mục xây lắp ngoài dự kiến.
Dự án được thực hiện trên một diện tích rộng (350-1150 ha) nên việc đền bù, giải phóng mặt bằng có nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
❖ Rủi ro trong quá trình hoạt động, vận hành
Dự án XDCT Phong điện 1-Bình Thuận là một trong những dự án phong điện đầu tiên của Việt Nam, và là một dự án công nghệ cao đòi hỏi trình độ quản lý tiên
tiến, vì vậy khó có thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và trong quá trình khai thác, hoạt động, bảo dưỡng của dự án.
Rủi ro còn gặp phải khi thiếu các thủ tục giấy tờ hợp lệ khi đưa dự án vào vận hành, thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm vận hành, quản lý, thiết kế nhà máy phức tạp dẫn đến quản lý khó khăn, chi phí vận hành cao.
❖ Rủi ro về tài chính
Giống như các dự án năng lượng tái tạo khác, hiệu suất điện năng và các chỉ tiêu kinh tế thường thấp hơn các dự án điện thông thường khác nên không hấp dẫn các nhà tài trợ. Đồng thời, do dự án có tổng mức đầu tư lớn nên gây khó khăn cho chủ đầu tư trong việc vay vốn, huy động vốn, giải ngân vốn và ảnh hưởng tới sự tồn tại của chủ đầu tư nếu đầu tư không hiệu quả.
Chi phí máy móc, thiết bị chiếm tỉ trọng lớn và đa số phải nhập khẩu nên ảnh hưởng rất lớn tới giá thành điện. Trong khi đó, giá bán điện cho Tập đoàn điện lực Việt Nam bị khống chế và thay đổi thất thường. Lãi suất tiền vay và tỉ giá giữa các đồng tiền tệ thay đổi. Nếu được đánh giá là một dự án CDM thì dự án cũng chịu những bấp bênh trong giá bán CERs của thị trường thế giới.
❖ Các rủi ro khác
Qui mô dự phòng vốn, phụ tùng thay thế không phù hợp với qui mô dự án. Trong thời gian thực hiện dự án, khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ những thay đổi không dự đoán trước được trong cơ chế, chính sách xã hội của nhà nước và những yếu tố thị trường tác động tới dự án như trượt giá, lạm phát, khủng hoảng tài chính.
Tại khu vực dự án mới tiến hành đo đạc số liệu gió trong vòng 1 năm, cộng với các sai số trong quá trình tính toán công suất có thể dẫn tới số liệu tính toán cuối cùng bị sai lệch, ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của dự án.
2.7.2 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Tại bước chuẩn bị đầu tư, sau khi lập xong Dự án đầu tư XDCT Phong điện 1- Bình Thuận, chủ đầu tư sẽ thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài kiểm tra, thẩm định kỹ thuật dự án. Ngoài ra, các cán bộ, công nhân giỏi được cử đi tập huấn nước
ngoài để nắm bắt công nghệ, cách thức vận hành máy móc, thiết bị, khắc phục sự cố.
Để giảm rủi ro do chưa đạt được thỏa thuận giá mua điện hợp lý, chủ đầu tư sẽ phân kỳ đầu tư làm hai bước: Bước 1 thực hiện 7.5 kW, trong quá trình thực hiện sẽ báo cáo các cơ quan có thẩm quyền để thỏa thuận giá mua điện hợp lý và chính sách trợ giá. Bước 2 thực hiện tiếp 22.5 kW.
Tuy dự án nhập khẩu tua bin và công nghệ của Công ty chế tạo tua bin gió Furrahealand AG của Đức nhưng tăng cường nội địa hóa tối đa các cấu kiện có thể sản xuất trong nước như cột tháp, máy tăng áp, trạm biến áp, dây cáp, chủ động các linh kiện, phụ tùng thay thế khi cần thiết.
Do khối lượng công việc lớn, chủ đầu tư kêu gọi các nhà đầu tư thứ phát hoặc tổng thầu cùng thực hiện dự án, giảm gánh nặng tài chính cho chủ đầu tư. Đồng thời, thận trọng trong việc tính toán tổng mức đầu tư của dự án vì nó ảnh hưởng tới hầu hết các khâu trong quá trình triển khai. Việc phân kỳ đầu tư phải chi tiết, cụ thể, hợp lý, không trái với các quy định hiện hành. Quá trình lập tiến độ dự án cũng rất quan trọng vì nó tác động trực tiếp tới việc huy động vốn, thời gian và chất lượng thi công.
CHƯƠNG IV
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1 - BÌNH THUẬN
Phân tích chi phí lợi ích của dự án Phong điện 1-Bình Thuận nhằm mục đích đánh giá và phân tích các chi phí và lợi ích do dự án đem lại dưới theo quan điểm xã hội. Để làm rõ của một dự án CDM bổ sung lợi ích cho dự án nền tức dự án chưa tính tới CDM, chúng ta sẽ phân tích CBA lần lượt dự án nền và dự án tính tới CDM (doanh thu từ CERs...).
❖ Lựa chọn một số tham số trong tính toán
Tỷ lệ chiết khấu: Thực tế, dự án có vốn chủ sở hữu và tự huy động được chiếm 15% tổng mức đầu tư với lãi suất 0%/năm, còn lại sử dụng vốn tín dụng chiếm 85% tổng mức đầu tư. Theo số liệu năm 2007, lãi suất cho vay cơ bản trung hạn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trung bình là 13.72%năm, nên giả định dự án sử dụng vốn tín dụng chiếm 85% tổng mức đầu tư với lãi suất 13.5%/năm (lãi suất cơ bản 10% và phí bảo lãnh 1.5%). Theo phương pháp tính bình quân gia quyền, tỷ lệ lãi suất trung bình là 11.475 %/năm.
Hình 4.1: Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam 2005 - 2008
Nguồn: www.adb.org
Trong giai đoạn 2005-2008, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam biến động mạnh và tỷ lệ lạm phát trung bình là 8.48 % khiến tỷ lệ chiết khấu thực thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa. Tuy nhiên, năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam giảm mạnh và có thể có nguy cơ giảm phát. Do đó, để đơn giản trong tính toán, tỷ lệ chiết khấu thực sử dụng trong tính CBA của đề tài này được lựa chọn là 8 %.
18.3 8.3 7.5 8.3 0 5 10 15 20
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 (%)
Thời gian của dự án: Lựa chọn thời gian tính toán trùng với thời gian hoạt động của dự án là 27 năm, năm 2007 được chọn là năm gốc. Trong đó, thời gian tua bin gió bắt đầu hoạt động sản xuất điện năng là 25 năm (2009-2033).
Tỷ giá tiền tệ: 1 USD = 17000 VND