Hiệu quả về xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện i – bình thuận theo cơ chế phát triển sạch (Trang 99 - 115)

IV. HIỆU QUẢ VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI

4.2 Hiệu quả về xã hội

4.2.1 Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải

Theo báo cáo của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về tình hình tiêu thụ điện của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn gần đây cho thấy mức độ tăng trưởng phụ tải của hệ thống cao hơn rất nhiều so với mức dự kiến. Để đảm bảo hệ thống vận hành an toàn và ổn định, mỗi năm của giai đoạn cần bổ sung thêm một lượng công suất khá lớn. Vì vậy, việc bổ sung nguồn điện cho hệ thống điện ngày càng trở nên cấp thiết. Với công suất 92000 MW điện hàng năm, dự án sẽ đáp ứng một phần nhu cầu tăng trưởng phụ tải điện của hệ thống điện Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 trở đi, góp phần ổn định việc cung cấp điện cho nền kinh tế.

4.2.2 Đa dạng hoá nguồn cung cấp điện

Hiện nay, nguồn điện năng trong nước phụ thuộc rất lớn vào thủy điện và nhiệt điện. Tuy nhiên, như các nguồn nhiên liệu hoá thạch khác, sản lượng khai thác than và khí đốt của Việt Nam ngày càng suy giảm và có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai gần. Điện năng từ các nhà máy thuỷ điện không ổn định và gây tình trạng thiếu điện kéo dài vào mùa khô, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và sản xuất của người dân. Ngành điện đang đứng trước sức ép rất lớn từ nhu cầu điện ngày càng tăng cao và có kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng vấp phải sự lo ngại của người dân về những sự cố rò rỉ phóng xạ. Như vậy, với ưu điểm tận dụng được năng lượng gió vô tận từ tự nhiên, phong điện sẽ góp phần đa dạng hoá cơ cấu nguồn điện, giảm thiểu rủi ro an ninh năng lượng quốc gia.

4.2.3 Phát triển kinh tế vùng và tạo công ăn việc làm cho người lao động

Tại tỉnh Bình Thuận, dự án phong điện 1 giúp tăng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương và góp phần thu ngân sách, nhất là các khoản thu thuế về giá trị gia

tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, dự án giúp tạo ra công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư địa phương khi nhà đầu tư trực tiếp tuyển dụng các lao động địa phương vào làm việc cho dự án hoặc có thể thông qua hình thức gián tiếp từ những việc làm và dịch vụ ăn theo dự án. Dự án cũng kích thích sự phát triển kinh tế vùng của tỉnh Bình Thuận và làm bàn đạp cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

4.2.4 Phát triển du lịch và góp phần quảng bá hình ảnh địa phương

Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí ven biển thuận lợi, Bình Thuận định hướng phát triển du lịch, ngành công nghiệp không khói. Dự án phong điện sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường, thông qua đó gián tiếp hỗ trợ phát triển du lịch địa phương. Ngoài ra, hình ảnh những tua bin gió thường gợi cảm giác thanh bình và hài hòa với thiên nhiên. Dự án điện gió sẽ quảng bá hình ảnh tỉnh Bình Thuận thân thiện với môi trường, thu hút các du khách trong và ngoài nước.

4.2.5 Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Bình Thuận

Việc sản xuất điện gió có thể thân thiện với các hoạt động nông nghiệp. Như vậy vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ giảm dần tỷ trọng nông - lâm – ngư sang công nghiệp – thương mại - dịch vụ nhưng lại vẫn bảo đảm các yếu tố để nông nghiệp phát triển bền vững. Hơn nữa, dự án điện gió sử dụng công nghệ hiện đại, hoạt động quản lí được tự động hoá. Điều đó sẽ có tác động đến việc cải thiện trình độ công nghệ ngành công nghiệp ở Bình Thuận.

Kết luận: Dự án Phong điện 1- Bình Thuận là dự án hoàn toàn có tính khả thi,

hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần vào phát triển bền vững của địa phương và đất nước. Theo tính toán, địa điểm dự kiến xây dựng dự án rất thuận lợi và phù hợp cho việc xây dựng, khai thác và vận hành các tua bin điện gió mà không ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống người dân xung quanh. Dự án cũng phù hợp với Qui hoạch chiến lược quốc gia về phát triển điện lực và với kế hoạch phát triển của tỉnh Bình Thuận. Ngày 17/7/2008, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 3451/KH-UBND. Theo kế hoạch này chỉ tiêu phát triển dự án nguồn năng lượng được xác định đến năm 2020, Bình Thuận góp 10.000 MW điện, trong đó, điện gió là 1.000 MW.

CHƯƠNG V: KIẾN NGHỊ

I. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1- BÌNH THUẬN

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi có một số kiến nghị sau đối với chủ đầu tư dự án Phong điện 1 – Bình Thuận:

1.1 Hỗ trợ đời sống cộng đồng dân cư địa phương

Do dự án sử dụng một diện tích lớn đất nông nghiệp của dân địa phương nên đời sống của một số hộ dân sống xung quanh bị ảnh hưởng. Hiện tại, khoản chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đã được tính toán rõ ràng trong báo cáo dự án nhưng các vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến giải phóng mặt bằng chưa được đề cập tới. Sau khi nhận tiền đền bù, người dân sẽ gặp khó khăn trong việc đầu tư sử dụng khoản tiền đền bù đó sao cho hợp lý và có một sinh kế ổn định. Do đó, trách nhiệm xã hội của chủ dự án là cần hỗ trợ, kết hợp với chính quyền địa phương giải quyết công ăn việc làm cho người dân thỏa đáng. Điều này đem lại lợi ích chung cho cả hai bên. Cộng đồng dân cư được hỗ trợ đào tạo, vào làm việc cho dự án vừa đảm bảo thu nhập vừa có ý thức ủng hộ, tạo điều kiện cho dự án tiến hành thuận lợi tại địa phương.

1.2 Gia tăng hiệu quả kinh tế trong việc khai thác sử dụng đất của dự án

Dự án có thể tiết kiệm đất và tăng hiệu quả kinh tế của dự án bằng cách để người dân canh tác, trồng trọt và chăn thả gia súc dưới những tua bin gió. Theo phân tích của đề tài, các tua bin gió hầu như không có ảnh hưởng tác động môi trường đáng kể và việc khai thác 1500 ha của dự án (tính trong 2 giai đoạn) cho phát triển nông nghiệp là hoàn toàn phù hợp. Điều này khiến người dân vẫn tiếp tục trồng trọt như trước đây hoặc có thể chuyến sang các giống cây trồng mới, hình thức canh tác mới và không để lãng phí một diện tích đất quá lớn. Đồng thời, chủ dự án cũng thu lại một khoản giá trị gia tăng đáng kể và những vườn hoa màu hay các bầy gia súc cũng làm đẹp thêm cảnh quan cho các tua bin gió, tăng hình ảnh của doanh nghiệp. Sự phối hợp này đã phổ biến tại các nước phát triển về năng lượng gió như Hà Lan, Đức, Mỹ với những cánh đồng lúa mì, ngô, trồng bông, chăn thả bò. Tuy nhiên, việc trồng trọt hay chăn thả này phải tính tới các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng cũng như phải đảm bảo chắn chắc rằng không gây ảnh hưởng tới vận tốc gió hay hoạt động của các tua bin gió.

1.3 Nghiên cứu và tính toán về công nghệ của dự án

Hiện tại, dự án lựa chọn công ty của Đức Fuhrlaender AG làm đối tác cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ cho dự án. Đây là một công ty có kinh nghiệm nổi tiếng về chế tạo tua bin gió trên thế giới và nước Đức cũng là nước đứng đầu về sản lượng phong điện của thế giới. Đồng thời, dự án có sự phối hợp với Viện năng lượng trong việc thực hiện kỹ thuật cho dự án. Tuy nhiên, chủ dự án vẫn cần tính tới những yếu tố rủi ro và có sự thỏa thuận rõ ràng với công ty Fuhrlaender AG về thời gian bảo hành của dự án, chuyển giao đầy đủ toàn bộ công nghệ cũng như tự xây dựng một đội ngũ kĩ sư thành thạo và nắm chắc công nghệ được chuyển giao. Như thế, chủ đầu tư dự án có thể độc lập và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành dự án về lâu dài và ứng phó với các sự cố kỹ thuật, kể cả có rủi ro nếu có thiên tai như bão lũ xảy ra.

II. KIẾN NGHỊ CHUNG

Do chi phí và giá thành của năng lượng gió hiện còn tương đối cao hơn so với năng lượng truyền thống nên rất cần chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong thời gian đầu phát triển điện gió tại Việt Nam.

2.1Thiết lập quy hoạch tổng thể

Hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng tái tạo mới đang trong giai đoạn đề xuất và xây dựng, chưa được thực hiện cụ thể, trong đó năng lượng gió cũng mới chỉ được đề cập chủ yếu trong các hội thảo. Thiếu quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng gió tại Việt Nam là một rào cản lớn cho dự án đầu tư cũng như gây tâm lý e ngại ở một số địa phương trong việc định hướng chính sách và lập chiến lược phát triển năng lượng gió. Các nghiên cứu cần thiết về tiềm năng điện gió ở Việt Nam cũng rải rác và nhỏ lẻ chứ chưa có một bản đồ điện gió chi tiết, do đó việc xác định khu vực và tổng năng lượng gió tại các vị trí dự án còn thiếu chính xác. Từ đó, hiệu suất điện năng theo tính toán không đảm bảo cho nhà máy hoạt động hay có thể thấp hơn so với thực tế. Ngoài ra, Nhà nước cần dành một khoản ngân sách nhất định để đầu tư cho các hoạt động điều tra, thăm dò, đánh giá tiềm năng và khả năng ứng dụng các nguồn năng lượng gió trên qui mô rộng tại Việt Nam.

2.2 Hỗ trợ công nghệ

Hiện nay, công nghệ sản xuất điện gió ở Việt Nam chủ yếu nhập từ nước ngoài và nguồn nhân lực trong nước còn yếu và thiếu trong việc quản lý, điều hành và áp dụng các công nghệ nước ngoài này vào sản xuất điện gió trong nước. Ví dụ như trường hợp nhà máy phong điện tại đảo Bạch Long Vỹ, do việc chuyển giao công nghệ thực hiện không tốt, tính toán sai công suất sử dụng của tua bin và lỗi phần mềm, nhà máy hiện nay không hoạt động được gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước, thiệt hại cho nhà đầu tư.

Đồng thời, các nhà đầu tư có thể phối hợp và hỗ trợ tài chính cho các Viện nghiên cứu, các trường đại học nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ sản xuất điện gió phù hợp với điều kiện tự nhiên tại Việt Nam. Họ cũng có thể đặt hàng các số liệu, dữ liệu về năng lượng gió cần thiết cho dự án tại các viện nghiên cứu và tìm kiếm nguồn cung cấp thiết bị, máy móc trong nước với giá rẻ hơn và phù hợp hơn.

Ngoài ra, Viện khoa học công nghệ hay Bộ tài nguyên môi trường, Bộ Công thương có thể lập các quỹ phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam từ các nguồn thuế, phí phạt từ các doanh nghiệp gây ô nhiễm hay từ các chi trả dịch vụ môi trường.

2.3 Xây dựng hành lang pháp lý và cơ chế tài chính hỗ trợ "điện xanh”

Để thúc đẩy việc phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Luật Bảo vệ Môi trường 2005 đã đưa ra được các biện pháp cần thiết tuy nhiên những biện pháp này chưa được rõ ràng và chi tiết. Các biện pháp áp dụng cho các tổ chức và cá nhân thực hiện được quy định tại Khoản 2 và các biện pháp thực hiện bởi Chính phủ được quy định tại Khoản 3 Điều 33.

2.3.1 Hỗ trợ giá bán điện

Đối với nguồn năng lượng tái tạo, nhiều nước trên thế giới đều có các hình thức hỗ trợ trực tiếp về giá sao cho các nguồn điện sạch này được bán với giá kinh tế thực (có tính đến các lợi ích môi trường và xã hội) chứ không chỉ tuân theo giá thị trường. Một số quốc gia đã đặt mức giá cố định mà dự án điện năng tái tạo được phép bán điện vào lưới. Mức giá này cao hơn giá điện thông thường và sự chênh lệch giá này sẽ do các nguồn điện sản xuất từ nguyên liệu hóa thạch như than, dầu chia sẻ. Sự chênh lệch về giá này có thể coi như là chi phí môi trường mà các

nguồn năng lượng ô nhiễm này phải gánh chịu. Ngoài ra, một số nước châu Âu quy định mức giá cố định cho năng lượng tái tạo, mức phí được ấn định trong vòng 20 năm, và các nhà vận hành lưới điện buộc phải mua điện sản xuất từ năng lượng tái tạo.

Việt Nam cũng cần có những qui định chặt chẽ, cụ thể về giá bán điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo nhằm đảm bảo giá điện xanh xứng đáng với những lợi ích về môi trường và kinh tế xã hội mà nó đạt được.

2.3.2 Hệ thống hạn ngạch

Các nước châu Âu có qui định tỉ lệ phần trăm nguồn năng lượng tái tạo trong tổng sản lượng điện cung cấp. Ví dụ, Chỉ thị 2001/77/CE tại EU ấn định mục tiêu 20% việc tiêu thụ điện từ các nguồn năng lượng tái tạo và sau này đã thiết lập một hệ thống các xác nhận nguồn gốc tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi năng lượng này và làm tăng tính minh bạch cho các nhà tiêu dùng. Tương tự như vậy, Việt Nam cũng cần nghiên cứu một hệ thống hạn ngạch áp dụng cho năng lượng tái tạo, đảm bảo trách nhiệm của các nhà sản xuất điện sử dụng nguồn tài nguyên hoá thạch trong việc phát triển điện năng lượng tái tạo. Đây là một hình thức bù chéo, giữa loại hình năng lượng tái tạo rất có ích nhưng chi phí cao với loại hình sử dụng tài nguyên hoá thạch hạn hữu với giá thấp hơn.

2.3.3 Hỗ trợ về tín dụng

Các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo thường gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn đầu tư do thời gian dự án thường kéo dài, đầu tư ban đầu cao và tỉ lệ sinh lợi thấp hơn các ngành khác. Tại Việt Nam, Nghị định 151/CP đã quy định một số ưu đãi đối với loại hình phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, mức ưu đãi chưa thực sự đủ mạnh, lãi suất tín dụng vay bằng Việt Nam đồng khá cao (9%), thời hạn vay vốn không đủ dài (tối đa là 12 năm). Theo Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo đang được xây dựng tại Việt Nam, thời hạn vay vốn ưu đãi cho doanh nghiệp là 15 năm.

2.3.4 Điều chỉnh thuế suất

Hiện nay, trong một số thông tư và văn bản của Chính phủ đã đề cập đến việc miễn thuế đất cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo nhưng các loại thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT không được đề cập tới. Đồng

thời, Các khoản thuế môi trường cũng nên tính cao hơn đối với các nguồn nhiên liệu truyền thống so với nguồn nhiên liệu sạch khác để hướng tới phát triển nguồn năng lượng sạch.

2.4 Khai thác tối đa ưu thế của cơ chế phát triển sạch (CDM):

Việc áp dụng CDM vào dự án có thể khiến các dự án năng lượng tái tạo có tính khả thi và tăng tính cạnh tranh cao hơn. Để có thể phát huy được lợi ích của cơ chế hỗ trợ này cho các doanh nghiệp, các cơ quản quản lý, tư vấn và chỉ đạo về CDM của Việt Nam cần phải tăng cường phổ biến thông tin, thúc đẩy quá trình chuẩn bị và đăng ký các dự án CDM tại Ban điều hành CDM (EB). Các nhà đầu tư cần được hỗ trợ về mặt phương pháp lý luận và số liệu thực tế tại Việt Nam để có thể chứng minh được tính bổ sung của dự án cũng như xây dựng đường cơ sở một cách chính xác và khoa học để có thể thuyết phục EB và đăng ký dự án CDM thành công.

2.5 Hợp tác quốc tế

Việt Nam mới tham gia và thị trường năng lượng tái tạo này nên còn thiếu kinh nghiệm về công nghệ, trình độ quản lý cũng như năng lực thực hiện dự án, các hiểu biết về qui định quốc tế. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có sự hợp tác với các tổ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện i – bình thuận theo cơ chế phát triển sạch (Trang 99 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)