Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của tuabin gió đến môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện i – bình thuận theo cơ chế phát triển sạch (Trang 72 - 73)

II. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN PHONG ĐIỆN 1-BÌNH THUẬN

2.5 Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực của tuabin gió đến môi trường

2.5.1 Các biện pháp hạn chế tác động môi trường trong quá trình xây dựng

Bụi và khí thải, rác thải: Sử dụng các phương tiện vận chuyển đạt tiêu chuẩn và có che chắn trong quá trình vận chuyển. Xe tải sẽ bị cấm hoạt động vào giờ cao điểm. Ngoài ra, dự án cần có kế hoạch tổ chức xử lý rác thải và các nguồn phát thải trong quá trình xây dựng, thường xuyên kiểm tra mức độ ồn, rung động trong quá trình xây dựng, phun nước làm ẩm đường, hạn chế bụi bay. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, việc thiết lập một hệ thống kiểm tra, đo lường, quan trắc theo quy định của Bộ Khoa học công nghệ Môi trường là rất cần thiết, để có các biện pháp ứng phó và xử lý kịp thời.

Tiếng ồn: Tránh sử dụng máy móc có tiếng ồn trong thời gian nghỉ (từ 22:00 tới 6:00); Các máy móc gây tiếng ồn nhất được lắp đặt cách xa khu dân cư ít nhất 50m; thiết bị luôn được kiểm tra định kỳ.

Nước thải và nước mưa: Xây dựng hệ thống thoát nước và hệ thống chứa nước thải, lắp đặt các bình chứa nước thải.

Chất thải rắn: Các chất thải rắn được giảm thiểu tối đa bằng cách tính toán chính xác lượng nguyên vật liệu cần thiết vừa đủ cho quá trình xây dựng, nâng cao ý thức công nhân về việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liêu, thực hiện phân loại rác thải; sử dụng các biện pháp xử lý phù hợp cho từng loại rác thải tái chế và không tái chế; công việc thu gom và xử lý rác được tiến hành theo hợp đồng với công ty môi trường đô thị Bình Thuận.

Các tác động khác: Trong suốt quá trình thực hiện dự án, các nhân viên y tế sẽ kiểm tra an toàn nơi làm việc và hỗ trợ sơ cứu trong trường hợp khẩn; thuốc diệt côn trùng được phun theo định kỳ 2-4 tuần một lần; lắp đặt hệ thống báo cháy và đèn tín hiệu cấp cứu; nhắc nhở công nhân về thực hiện an toàn lao động và tuân thủ các qui định an toàn và sức khỏe.

2.5.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường trong thời gian vận hành dự án

Tiếng ồn: Theo thiết kế thì vị trí đặt tua bin gió (phần gây ra tiếng ồn) ở độ cao 60-110m so với mặt đất. Do đó, với tiếng ồn phát ra khoảng 100dB(A) thì theo

kết quả tính toán, mức độ ồn sau khi lan truyền xuống đến mặt đất ở mức đạt tiêu chuẩn về tiếng ồn (TCVN 5949-1998). Dự án cũng sẽ lựa chọn sử dụng loại tua bin có mức độ ồn thấp và điều kiện vận hành và bảo trì thường xuyên để đảm bảo độ chuẩn về tiếng ồn.

Tầm nhìn: Lựa chọn sử dụng loại tua bin gió tiên tiến hiện nay, loại tua bin được thiết kế có cấu trúc gọn, đẹp làm giảm ảnh hưởng của công trình đến tầm nhìn. Đồng thời, để hài hoà với cảnh quan chung của khu vực, các cột tua bin gió thường chọn màu sơn xám sáng nhằm tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, nhẹ nhàng cho những người sống xung quanh hoặc khi đến gần các cột tua bin gió.

Đời sống hoang dã: khu vực trạm phát phong điện được xây dựng tại những nơi có tốc độ gió cao và ổn định, trống trải, xa địa điểm sống của các loài chim, dơi và ít có khả năng làm mất thảm thực vật

Các hoạt động trên không: Để hạn chế tác động tiêu cực đến các hoạt động trên không, các tua bin gió được lắp đặt các đèn tín hiệu trên đỉnh cột tháp, đuôi cánh quạt.

Xói mòn đất và bão cát: Thảm thực vật như các loại cây xanh thấp hay rau màu được duy trì trong khu vực dự án để chống xói mòn đất và ngăn cát bay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án phong điện i – bình thuận theo cơ chế phát triển sạch (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)