Dự kiến kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. (Trang 37 - 40)

Luận án là công trình đầu tiên ở trong nước nghiên cứu một cách căn bản và tương đối toàn diện các quy định của pháp luật quốc tế về giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy; thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy; thực trạng cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. Do đó, luận án được hoàn thành sẽ giải quyết được ba điểm chính sau:

Thứ nhất, luận án sẽ hệ thống và làm rõ được các vấn đề lý luận pháp lý về cơ chế giải

quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy, nhất là về các nguyên tắc và biện pháp giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, cung cấp cơ sở khoa học góp phần bổ sung, phát triển lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy vốn còn đang ít được nghiên cứu ở nước ta hiện nay. Thứ hai, qua phân tích các thực tiễn quốc tế về giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy ở một số khu vực điển hình trên thế giới, tác giả của luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa đối với việc áp dụng các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia nhằm cung cấp cơ sở thực tiễn phục vụ nghiên cứu, xây dựng các giải pháp giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công.

Thứ ba, từ việc nghiên cứu các vấn đề lý luận pháp lý cơ bản về cơ chế giải quyết

thực tiễn giải quyết tranh chấp của các nước và nghiên cứu thực trạng tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp sông Mê Công, tác giả của luận án sẽ đưa ra một số giải pháp chung và giải pháp cụ thể cho việc giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. Do đó, luận án hoàn thành sẽ là tài liệu có giá trị tham khảo cao cho các cơ quan tham mưu chính sách của Việt Nam về bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia trong hợp tác khai thác các nguồn nước liên quốc gia, trước hết là sông Mê Công; đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật quốc tế về nguồn nước quốc tế nói chung, về giải quyết tranh chấp nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

1. Nước ngọt đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi quốc gia, dân tộc, trong bối cảnh dân số thế giới đang ngày một gia tăng và biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến các nguồn nước ngọt trên trái đất, cả về lượng và chất. Trong khi đó, hầu hết các con sông được chia sẻ bởi hai hoặc nhiều quốc gia, khiến cho tranh chấp nguồn nước giữa các quốc gia tại nhiều lưu vực sông trên thế giới ngày càng gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát xung đột.

Chính vì vậy, việc tìm kiếm các giải pháp hợp tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy, nhất là tìm kiếm các giải pháp hòa bình tranh chấp nguồn nước giữa các quốc gia là vấn đề cấp bách, được các quốc gia, tổ chức quốc tế quan tâm. Để đáp ứng các yêu cầu này, đã có nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nghiên cứu các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề hợp tác quản lý, khai thác, sử dụng và giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nội dung liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp nguồn nước sông liên quốc gia cho đến nay vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc.

2. Kết quả khảo sát tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia nói chung, giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công nói riêng cho thấy, đây là chủ đề tương đối mới mẻ, chưa được nghiên cứu thấu đáo, đặc biệt là ở Việt Nam. Do đó, còn có nhiều nội dung cần được hệ thống, nghiên cứu làm sáng tỏ, nhất là đánh giá thực trạng tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Mê Công; bài học từ thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia là những nội dung có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp để giải quyết hiệu quả tranh chấp nguồn nước sông Mê Công trong bối cảnh vấn đề này đang có xu hướng phức tạp và nghiêm trọng hơn.

Chương 2

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ

VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP NGUỒN NƯỚC

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. (Trang 37 - 40)