Về lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. (Trang 96 - 98)

Biện pháp giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy là rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là thực trạng và đặc điểm của tranh chấp, bối cảnh khu vực và mối quan hệ giữa các bên tranh chấp. Điều 33 Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997 nhắc lại đầy đủ các biện pháp được quy định tại Điều 33 Hiến chương LHQ, có thể được chia theo hai nhóm là: (i) Nhóm biện pháp phi tài phán trong đó bao gồm: đàm phán, trung gian, điều tra, hòa giải (Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997 nhấn mạnh đến biện pháp điều tra thực tế (fact-finding); và (ii) nhóm biện pháp tài phán, tức là thông qua cơ quan trọng tài hoặc tòa án quốc tế. Thực tiễn quốc tế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy cho thấy, các bên liên quan tranh chấp có thể thống nhất lựa chọn một biện pháp hoặc tiến hành đồng thời một số biện pháp để giải quyết tranh chấp nguồn nước chung, tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm của tranh chấp, nhất là mối quan hệ giữa các bên liên quan.

Thứ nhất, về việc sử dụng nhóm biện pháp phi tài phán (giới hạn trong luận án này là biện pháp đàm phán trực tiếp và biện pháp trung gian)

- Sử dụng biện pháp đàm phán/thương lượng trực tiếp: Giải quyết tranh chấp

pháp đàm phán/thương lượng trực tiếp được sử dụng phổ biến ngay cả trước khi Công ước về Nguồn nước quốc tế năm 1997 ra đời. Biện pháp này được các bên tranh chấp lựa chọn đầu tiên, bởi: (i) Đây là biện pháp được quy định đầu tiên trong các điều ước quốc tế, trước hết là tại Điều 33 (1) Hiến chương LHQ; (ii) biện pháp này cũng phù hợp với đặc điểm của quan hệ giữa các quốc gia; (iii) bằng đàm phán/thương lượng trực tiếp, các bên có thể đi đến thỏa thuận cùng có lợi và hạn chế khả năng bị các bên thứ ba tác động; (iv) kết quả thấp nhất thì thông qua đàm phán các bên liên quan tranh chấp có thể hiểu được một cách rõ ràng hơn lập trường, quan điểm của bên đối phương về tranh chấp và cách thức/biện pháp giải quyết tranh chấp.

- Sử dụng biện pháp trung gian: Đây là một trong những biện pháp đã chứng

minh hiệu quả nhất định trong thực tiễn giải quyết tranh chấp nguồn nước quốc tế. Mặc dù giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán/thương lượng trực tiếp thường được ưu tiên lựa chọn, nhưng không phải lúc nào biện pháp này cũng đem lại hiệu quả như mong muốn, nhất là đối với tranh chấp có tính chấp phức tạp về chủ thể và khách thể của tranh chấp. Vì thế, các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp nguồn nước đều cần được tính đến, trong đó có biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trung gian.

Thành công thực sự của việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp đàm phán trực tiếp và thông qua trung gian là các bên tranh chấp đạt được một điều ước quốc tế (khuôn khổ pháp lý) có tính toàn diện về hợp tác khai thác, sử dụng, quản lý nguồn nước chung và thể chế giải quyết khi phát sinh tranh chấp có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên. Các khuôn khổ pháp lý và thể chế tuy không thể ngăn ngừa tất cả các tranh chấp nhưng là những chỗ dựa quan trọng trong việc xác định “luật chơi” và như vậy nó đảm bảo tăng cường an ninh pháp lý và giảm khả năng xảy ra tranh chấp nước giữa các quốc gia cùng chia sẻ91.

Thứ hai, về sử dụng biện pháp tài phán (giới hạn trong phạm vi luận án này là sử dụng thẩm quyền của ICJ và PCA)

Nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp nguồn nước liên quốc gia nói riêng cho thấy, các biện pháp phi tài phán, nhất là biện pháp đàm phán trực tiếp trong nhiều trường hợp đã cho kết quả không như mong đợi của các bên, các tranh chấp không được giải quyết triệt để. Khi đó, giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế tài phán quốc tế, nhất là ICJ hoặc PCA, được các bên tính đến. Việc đệ trình tranh chấp ra giải quyết tại ICJ hoặc PCA là một trong

91 Sadoff, C., Greiber, T., Smith, M. vàBergkamp, G., Chia sẻ - Quản lý nước xuyên biên giới. Gland, ThụySĩ, 2012, tr.7.

những biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật quốc tế và đang là xu thế được đề cao trong giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tài phán không chỉ nhận được những phán quyết công bằng và rõ ràng về những vấn đề pháp lý phức tạp, mà còn tránh được bạo lực, chiến tranh cũng như những ảnh hưởng khó lường của chủ nghĩa dân tộc92.

Điểm đáng lưu ý là mặc dù phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế có giá trị chung thẩm, bắt buộc các bên liên quan phải tuân thủ. Tuy nhiên, việc thực thi phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế vẫn là điểm hạn chế khi không có một cơ quan có chức năng cưỡng chế thi hành phán quyết mà chỉ phụ thuộc vào thiện chí của các bên liên quan tranh chấp quốc tế. Điều này dẫn đến một thực tế là mặc dù đã có phán quyết của Tòa nhưng trong một số trường hợp, xuất phát từ nhiều lý do mà các bên tìm cách trì hoãn việc thực hiện phán quyết, tranh chấp vẫn không được giải quyết, điển hình như Vụ Gabcikovo-Nagymaros (Hungary/ Czechoslovakia).

Một phần của tài liệu Cơ chế giải quyết tranh chấp nguồn nước liên quốc gia và khả năng áp dụng vào tranh chấp nguồn nước sông Mê Công. (Trang 96 - 98)