Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển các thành phần kinh tế doanh

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 76 - 77)

5. Bố cục của đề tài

3.3.4 Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển các thành phần kinh tế doanh

doanh nghiệp, thu hút đầu tư

Tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh của tỉnh (PCI) thông qua tăng bậc và cải thiện các chỉ số thành phần, giai đoạn 2021-2025 phấn đấu nằm trong top khá của cả nước.

Chú trọng phát triển kinh tế tư nhân; tạo môi trường và điều kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau đăng ký doanh nghiệp, quyết định chủ trương đầu tư. Tiếp tục thực hiện các chủ trương, giải pháp cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả hoạt động sản

xuất, kinh doanh theo cơ chế thị trường. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách, quy trình, thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, chuyển đổi hộ kinh doanh cá thể sang loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh; đơn giản hóa thủ tục hành chính, minh bạch hóa các quy định liên quan đến điều kiện kinh doanh, gia nhập thị trường của doanh nghiệp, giảm nhẹ chi phí đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp; rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; thu hút, liên kết với các trung tâm đổi mới, sáng tạo công nghệ, các tập đoàn nghệ thuật lớn trong và ngoài nước.

Tăng cường và thay đổi các hoạt động xúc tiến đầu tư; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên. Thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với các nhà đầu tư, doanh nghiệp, kịp thời giải quyết, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án; nghiên cứu, xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện tất cả các thủ tục, đặc biệt là các thủ tục sau khi có quyết định chủ trương đầu tư. Phấn đấu trong 5 năm thu hút 30 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư 1.000 triệu USD.

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 76 - 77)