Tình hình thu hút vốn FDI

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 44 - 46)

5. Bố cục của đề tài

2.3.1 Tình hình thu hút vốn FDI

Bảng 2.1: Tổng số dự án, vốn đăng ký, vốn thực hiện qua các năm

Năm Số dự án Vốn đăng ký ( nghìn USD) 1993 -2005 5 66,880.00 2007 3 6,519.00 2008 1 4,500.00 2009 0 - 2010 1 45,000.00 2011 4 77,804.00 2012 2 36,000.00 2013 2 14,300.00 2014 4 59,200.00 2015 1 3,000.00 2016 0 - 2017 7 38,444.00 2018 4 204,055.00 2019 5 36,204.00 2020 2 3,580.00 Tổng 41 595,486.00

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình)

Tính đến năm 2020, tỉnh Hòa Bình có tổng số 41 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có 32 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, chiếm khoảng 78,0% tổng số dự án FDI, 08 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch, chiếm 19,5% và 01 dự án khai thác chế biến khoáng sản, chiếm 2,5%.

Số dự án dự án đã hoàn thành đầu tư đi vào sản xuất kinh doanh là 33 dự án, chiếm 80,5% tổng số dự án FDI (thêm 02 dự án hoàn thành đầu tư so với năm 2019), tạo việc làm ổn định cho 17.370 lao động.

Số dự án thực hiện thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng và một số thủ tục chuẩn bị đầu tư khác là 06 dự án. Dự án đầu tư chậm triển khai là 01 dự án (Dự án đầu tư xây dựng Chi nhánh kết hợp nhà trưng bày sản phẩm tại xã Lâm Sơn, huyện Lương Sơn của Công ty Cổ phần Everpia) và 01 dự án không triển khai (Dự án Nhà máy chế biến quặng đa kim Phúc Thanh tại xã Liên Sơn, Lương Sơn của Công ty TNHH Liên doanh khai thác chế biến khoáng sản Phúc Thanh).

Có thể thấy, số dự án FDI của tỉnh Hòa Bình qua các năm không đồng đều, năm 2017 có tổng số dự án nhiều nhất nhưng số vốn đăng ký còn thấp, cho thấy đa số đều là các dự án nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.

Vai trò của nguồn vốn FDI trong phát triển kinh tế xã hội là khỏa lấp thiếu hụt về vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; Góp phần quan trọng vào công cuộc hiện đại hóa công nghệ của nền kinh tế; Tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn; Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, hình thành đội ngũ lao động có tay nghề cao và tinh thần lao động sáng tạo, có kỷ cương, kỷ luật; Gia tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần giải quyết đói nghèo, nâng cao đời sống người dân; Góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước… với những vai trò trên, việc thu hút nguồn vốn FDI là cần thiết. Tuy nhiên có thể thấy tổng số vốn FDI qua các năm của tỉnh không nhiều, do tỉnh chưa thay đổi tư duy, chưa chú trọng vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế xã hội.

Vì vậy, để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát huy những tiềm năng sẵn có của tỉnh, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư. Từ đó tìm ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư FDI cho tỉnh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)