Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật và quản lý

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 77 - 87)

5. Bố cục của đề tài

3.3.5Thực hiện tốt công tác lập quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật và quản lý

quản lý quy hoạch

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác quy hoạch; nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch theo Quy hoạch. Hoàn thành việc lập Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả, lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển tỉnh.

Nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng, trên cơ sở bảo đảm tuân thủ quy hoạch chung của tỉnh, bảo đảm nguyên tắc các quy hoạch không chồng chéo, mâu thuẫn, xung đột với nhau và phải được xây dựng đồng thời để bảo đảm kết nối giữa các quy hoạch. Đối với quy hoạch xây dựng cần tập trung thực hiện tốt việc quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện.

Quan tâm bố trí nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ làm công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; đồng thời lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiện trong quá trình xây dựng các quy hoạch, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, khả thi và có tầm nhìn chiến lược.

3.3.6 Thúc đẩy thực hiện chính sách phát triển vùng động lực của tỉnh và tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong vùng phát triển kinh tế vùng

Tập trung ưu tiên phát triển vùng hiệu lực kinh tế của tỉnh để thực hiện trở thành đầu tàu, có vai trò tác động lan tỏa tới các vùng khác nhau của tỉnh, trong đó: Tập trung thực hiện cơ chế phân cấp, quyền hạn cho vùng hoạt động, đặc biệt là trong các lĩnh vực mới như: Tài chính, thuế, đầu tư, quản lý đô thị; xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi cao hơn cho vùng động lực.

Có cơ chế sử dụng nguồn vượt thu dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để tăng chi đầu tư phát triển. Linh hoạt trong cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng đô thị, khu, các cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch.

Tăng cường hợp tác, liên kết phát triển kinh tế vùng với các tỉnh, thành phố lân cận và cả nước trên cơ sở phát triển hạ tầng giao thông kết nối, gắn với việc hình thành hành lang phát triển kinh tế theo các tuyến giao thông liên vùng, trước hết là với thành phố Hà Nội nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tiêu thụ hàng hóa nông sản và khai thác tiềm năng phát triển du lịch.

3.3.7 Phát triển các ngành kinh tế

3.3.7.1 Nông nghiệp phát triển theo hướng an toàn, hiệu quả, sản xuất hàng hóa lớn gắn với thị trường

Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến, du lịch, thị trường tiêu thụ, bảo vệ môi trường, sinh thái, thích ứng với hậu khí biến đổi, đồng bộ với thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng mới nông thôn. Đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất lao động và nâng cao giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác; khuyến khích ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và lợi thế. Phát huy lợi thế của mỗi tiểu vùng để tiếp tục phát triển các vùng chuyên canh tập trung. Rà soát lại quy hoạch và phân loại rừng nhằm bảo đảm an ninh tuyệt đối với rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Quan tâm xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa nông, lâm sản có lợi thế so sách; tích cực thúc đẩy đưa một số sản phẩm chủ lực của tỉnh vào chương trình xây dựng thương hiệu của sản xuất Việt Nam, gắn với chuỗi giá trị trong nước và hướng tới xuất khẩu. Triển khai hiệu quả các nội dung về "tam nông", mô hình "liên kết bốn nhà". Ðổi mới hoạt động cung cấp dịch vụ công trong nông nghiệp phù hợp với yêu cầu sản xuất và thích ứng thị trường. Đẩy mạnh thực hiện có chiều sâu và thực chất hơn chương trình OCOP gắn liền với phát triển du lịch.

Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển và chủ động ứng phó với thiên tại, bệnh dịch. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất, nông nghiệp, lâm, thủy sản bình quân hằng năm đạt 4,5 - 5%. Cơ cấu giá trị sản xuất trong nội bộ ngành nông, lâm, thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản.

cao tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, trình độ của lao động nông thôn. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề lao động nông nghiệp. Thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; phát triển liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi, phát triển công nghiệp chế biến. Thực hiện hiệu quả cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; tìm kiếm, hợp tác với đầu tư nhà có năng lực để triển khai liên kết sản xuất với thị trường tiêu thụ.

Triển khai mạnh mẽ, đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, gắn với việc thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác; tiếp tục chuyển đổi, thành lập mới và nâng cao năng lực hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp.

3.3.7.2 Phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, vững chắc và hiệu quả

Phát triển công nghiệp với tốc độ cao, vững chắc và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54%. Chú trọng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường với trọng tâm là công ty sản xuất biến chế khoáng sản; chế biến nông lâm sản; vật liệu xây dựng; công nghiệp cơ khí, thiết bị điện, điện tử trên cơ sở phát triển các trung tâm biến chế và các vùng nguyên liệu phụ trợ, các khu, cụm cô nghiệp. Phát triển công nghiệp điện năng ứng dụng công nghệ mới, sản xuất xanh, tiêu hao ít nhiên liệu, hiệu suất cao. Rà soát và xử lý dứt điểm các dự án sản xuất công nghệ hoạt động kém hiệu quả, có tác dụng tiêu cực tới phát triển du lịch và môi trường sinh thái. Phát triển mạnh các làng nghề gắn kết với nguồn nguyên liệu hiện có, thân với môi trường, phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Tập trung vận động, thu hút các doanh nghiệp lớn có uy tín, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, sử dụng công nghệ cao; lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công

nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, ... để tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế, từ đó mang lại tác động lan tỏa, lôi cuốn các doanh nghiệp khác vào đầu tư, sản xuất kinh doanh. Ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp như: Yên Quang, Mông Hóa, Nam Lương Sơn. Lạc Thịnh; quan tâm đầu tư kết nối hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp; nâng tỷ lệ toàn bộ các khu công nghiệp.

3.3.7.3 Huy động mọi nguồn lực để phát triển du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm

Xây dựng Hòa Bình thành điểm đến hấp dẫn, là trung tâm du lịch lớn khu vực Trung du và miền núi phía Bắc; tạo dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện theo hướng bền vững, gắn chặt với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Phát triển du lịch chuyển từ “số lượng” sang “chất lượng”, có trọng tâm, trọng điểm, theo hướng chủ động hội nhập, nâng cao hiệu quả và tính chuyên nghiệp, bảo đảm sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu của các thị trường mục tiêu.

Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, ưu tiên đầu tư hạ tầng du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa Bình nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh phát triển khai du lịch của tỉnh. Tiếp tục phát triển du lịch văn hóa, du lịch thể thao, hội thảo, nghỉ dưỡng, dịch vụ du lịch cộng đồng tại các làng bản trên địa bàn tỉnh. Mở rộng liên kết với các công ty du lịch, công ty lữ hành để hình thành các tour du lịch, tuyến du lịch. Tăng cường các hoạt động quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng để nâng cao hình ảnh du lịch tỉnh Hòa Bình. Phấn đấu đến năm 2025, đón khoảng 4,9 triệu lượt khách, trong đó có 01 triệu lượt khách quốc tế; tổng thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 5.400 Tỷ đồng.

3.3.7.4 Phát triển nhanh, đa dạng các loại dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ

Phát triển nhanh, đa dạng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có nhiều tiềm năng và lợi thế như: Thương mại, du lịch và các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn. Đến năm 2025, tỷ trọng

ngành dịch vụ là 27%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng bình quân hàng năm tăng 18%/năm. Quan tâm đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh; chú trọng đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị tại các đô thị và các điểm quan trọng có đông dân cư.

Tập trung sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, đồng thời phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng. Tận dụng tối đa các lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do (AHKFTA, EVFTA…) mở rộng thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là các mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, khai thác tốt thị trường nội địa. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng bình quân 18%/năm; tốc độ tăng trưởng nhập khẩu tăng bình quân 12%/năm. Phát triển mạnh vận tải đa phương thức và ngành Logistic để tận dụng lợi thế là đầu mối kết nối giữa vùng Thủ đô và vùng Tây Bắc.

KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một nguồn vốn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Đối với tỉnh Hòa Bình, nguồn vốn này lại càng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển. Do vậy trong giai đoạn hiện nay thu hút FDI đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ mang tính chiến lược của tỉnh.

Thời gian qua Hòa Bình đã có nhiều cố gắng trong thu hút nguồn vốn FDI nhưng nhìn chung còn nhiều mặt hạn chế. Để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, phân tích đánh giá thực trạng thu hút FDI của tỉnh Hòa Bình và qua nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư đã chỉ ra được một số yếu tố có tác động chủ yếu như: nguồn nhân lực, cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng và xúc tiến đầu tư của tỉnh, đó là cơ sở để luận văn đưa ra các giải pháp lâu dài cũng như kiến nghị trước mắt để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đó là:

Thứ nhất, tạo ra môi trường thông thoáng, củng cố và hoàn thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, nâng cao chất lượng quy hoạch và lựa chọn các đối tác thực hiện các dự án đã được quy hoạch.

Thứ ba, quan tâm xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng và cải tiên chính sách hút vào các khu công nghiệp.

Thứ tư, mở rộng và đa dạng hóa các phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề.

Thứ năm, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, tư vấn đầu tư và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để các nhà đầu tư có nhiều cơ hội tiếp cận với môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tỉnh.

Các giải pháp trên đây đòi hỏi phải có sự kết hợp linh hoạt, nhịp nhàng trong hoạt động quản lý nhà nước từ cấp trung ương đến cấp địa phương. Tuy nhiên, trong xu hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý hoạt động đầu tư như hiện nay, cần hết sức chú trọng đến việc tăng cường phối hợp và nâng cao năng lực quản lý ở các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp tỉnh.

Việc nghiên cứu về nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút nguồn vốn FDI có phạm vi rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong kinh tế xã hội. Với những hạn chế về kiến thức cũng như cách trình bày, luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Luận văn rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Hội đồng Giám khảo, các thầy giáo cô giáo và những ai quan tâm đến lĩnh vực này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 50-NQ/TW về định hướng hoàn thiện thể chế, chính

sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Hà

Nội năm 2019.

2. Chính phủ (2018), Chiến lược và định hướng chiến lược thu hút FDI thế hệ mới giai đoạn 2018-2030; Hà Nội năm 2018

3. Cục Đầu tư nước ngoài (2021), BC tình hình thu hút FDI 2 tháng đầu năm 2021. 4. Nguyễn Trọng Hải , Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích hiệu quả kinh tế của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội năm 2008

5. Đinh Phi Hổ (2011), “Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công

nghiệp”, Phương pháp nghiên cứu định lượng và những nghiên cứu thực tiễn trong

kinh tế phát triển - nông nghiệp, NXB Phương Đông, Trang 67 - 91.

6. Phan Thị Quốc Hương (2014), Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

7. Phan Thị Quốc Hương (2015), Các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư

trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh

Tế, Thành phố Hồ Chí Minh.

8. Luật Đầu tư (2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Nguyễn Thị Ái Liên , Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội năm 2011

10. Nguyễn Ngọc Mai (Giáo trình Kinh tế đầu tư) Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội

11. Nguyễn Mại (2020), Đầu tư trực tiếp nước ngoài 2019, dự báo 2020 và dài hạn, https://baodautu.vn/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-2019-du-bao-2020-va-

daihan-d113916.html;

12. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nxb Đại học quốc

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 77 - 87)