Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 49)

5. Bố cục của đề tài

2.3.2.4 Cơ cấu theo lĩnh vực đầu tư

Hình 2.3: Cơ cấu vốn theo lĩnh vực đầu tƣ

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hòa Bình)

Ngành công nghiệp đang thu hút nhiều vốn FDI và dự án nhất tỉnh với 552,143 ngàn USD cho 32 dự án chiếm 78% tổng số vốn đầu tư. Tiếp theo là dịch vụ, thương mại và du lịch chiếm 19,5% tổng vốn đầu tư, đạt 42,663 ngàn USD cho 8 dự án. Khai thác chế biến khoáng sản với 1 dự án, tuy nhiên dự án này đã không được triển khai và nông, lâm, ngư nghiệp chưa thu hút được dự án đầu tư nào.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 16,4%/năm. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác khoáng sản. Quy mô, xuất nhập khẩu tăng nhanh. Đến cuối năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh tăng 3,5 lần so năm 2015.

Có thể thấy tỷ lệ vốn đầu tư FDI theo lĩnh vực đầu tư đang đi theo đúng chủ trương của tỉnh với mục tiêu là nâng cao tỷ trọng của ngành công nghiệp, đưa công nghiệp trở thành khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành dịch vụ, thương mại và du lịch ở tỉnh Hòa Bình hiện nay cũng đang được chú trọng phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm ngành dịch vụ giai đoạn 2016 – 2020 đạt 6,21%. Với điều kiện về tự nhiên, lịch sử văn hóa ở Hòa Bình tạo nên tiềm năng du lịch phong phú, hấp dẫn đã và đang hấp dẫn các nhà đầu tư. Cùng với ngành công nghiệp, Hòa Bình cũng đang tập trung và ưu tiên phát triển du lịch Văn hoá - Sinh thái để khai thác tiềm năng, lợi thế và đồng thời đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ cơ cấu kinh tế.

2.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút FDI tại Hòa Bình

2.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

2.4.1.1 Tình hình chính trị

Gần đây, những bất ổn chính trị xảy ra trên thế giới và các nước trong khu vực đã ảnh hưởng ít nhiều đến tăng trưởng kinh tế ở các nước này và gây nhiều hệ lụy như bất ổn xã hội. Chính trị ổn định của Việt Nam đã tạo được niền tin mạnh mẽ và sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Yếu tố này của Việt Nam liên tục được các doanh nghiệp FDI đánh giá cao, với tỉ lệ trên 90%.

Việt Nam có rủi ro bị thu hồi mặt bằng sản xuất kinh doanh và rủi ro bất ổn chính sách thấp hơn, sau những bước tiến ấn tượng trong các năm qua, đây là lợi thế rất lớn cho chúng ta và chúng ta cần phải luôn tạo ra sự tin tưởng cho các nhà đầu tư có ý định tham gia đầu tư.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 20/3/2021 tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, vốn đăng ký mới đạt 7,2 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ; vốn điều chỉnh đạt 2,1 tỷ USD, tăng 97,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng giá trị đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 908 triệu USD, giảm 58,5% so với cùng kỳ.

2.4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của Việt Nam

Quy mô GDP của Việt Nam tăng gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (Cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%). Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0%.

Về chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019; theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,98 năm 2018 và 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Riêng năm 2020, do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế bị đình trệ, các dự án công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa phát huy được năng lực nên ICOR năm 2020 đạt 14,28; bình quân giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04.

Từ một nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏ bé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 250 USD trong những năm đầu đổi mới, Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng đói nghèo, chuyển sang thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo đà cho việc thu hút và tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Đến năm 2020, Việt Nam đã ký 15 Hiệp định FTA (năm 2020 Việt Nam đã phê chuẩn và triển khai có hiệu quả EVFTA; tham gia ký Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và ký FTA Việt Nam - Anh), đang đàm phán hai FTA; có 16 đối tác chiến lược, 11 đối tác chiến lược toàn

diện; tham gia hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực; có 71 nước đã công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường…

2.4.1.3 Môi trường pháp luật và các chính sách tài chính thu hút vốn đầu tư của Việt Nam Việt Nam

Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng được hoàn thiện. Công tác xây dựng và hoàn thiện trên các lĩnh vực cơ bản được thể chế hóa kịp thời, đầy đủ, đúng đắn đường lối, chủ trương của Đảng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gắn với hội nhập quốc tế của đất nước, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, vẫn còn cồng kềnh với nhiều hình thức văn bản, nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành, các dự án luật vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn. Tính thích ứng của hệ thống pháp luật chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển.

Trong những năm qua, chính sách tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc động viên, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng.

Xác định được vai trò quan trọng này, Việt Nam đã thường xuyên rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện thể chế, chính sách ưu đãi về tài chính để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn lực FDI. Trong đó, tiêu biểu là một số chính sách như: Luật Đầu tư, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... cùng với hệ thống các văn bản hướng dẫn về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại, có thể khái quát các chính sách ưu đãi về tài chính để thu hút vốn FDI, gồm các nội dung sau:

- Về ƣu đãi thuế

Ưu đãi thuế là một bộ phận của chính sách FDI luôn đặt trong mối quan hệ với định hướng và tổng thể chính sách FDI. Do vậy, trong chính sách ưu đãi tài chính thường tập trung vào chính sách thuế như: Thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể:

Một là, đối với ưu đãi thuế TNDN. Trong giai đoạn 1987-1994, Chính phủ triển khai công cuộc cải cách thuế giai đoạn 1 nhằm tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển, thu hút FDI. Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, thuế suất phổ thông của thuế lợi tức là 25% và còn có thuế suất ưu đãi thấp hơn là 10%, 15% hoặc 20% áp dụng đối với các dự án khuyến khích đầu tư. DN hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài được miễn thuế lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, giảm 50% số thuế phải nộp tối đa trong 4 năm tiếp theo (tuỳ theo lĩnh vực ngành nghề khuyến khích đầu tư hoặc địa bàn hoạt động).

Trong giai đoạn 1995-2000, Việt Nam thực hiện cải cách thuế giai đoạn 2 trong bối cảnh Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào các hiệp định thương mại quốc tế và song phương. Năm 1999, Luật Thuế TNDN thay thế cho Luật Thuế lợi tức. Theo đó, pháp luật thuế TNDN đã áp dụng nhiều ưu đãi để khuyến khích đầu tư như: Các cơ sở sản xuất mới thành lập được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% trong 2 năm tiếp theo. Nếu đầu tư vào những lĩnh vực, ngành nghề, vùng kinh tế được ưu đãi đầu tư sẽ hưởng mức thuế suất thấp hơn các dự án khác. Thời gian miễn giảm cao nhất là 13 năm (4 năm miễn, 9 năm giảm)...

Sau thời gian cải cách thuế lần thứ ba (giai đoạn 2001-2010), để phục vụ các chiến lược và định hướng chuyển đổi nền kinh tế, hệ thống chính sách về thuế tiếp tục được cải cách lần thứ tư với thay đổi quan trọng nhất là giảm thuế suất thuế phổ thông. Cụ thể, mức thuế suất phổ thông qua các lần sửa Luật Thuế TNDN theo xu hướng giảm từ 28% trong giai đoạn 2001-2008 xuống còn 25% trong giai đoạn 2009-2013, 22% trong giai đoạn 2014-2015 và 20% từ ngày 01/01/2016...

Hiện nay, mức thuế suất ưu đãi cao nhất là 10% trong thời hạn 15 năm và miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với các dự án đầu tư mới trong một số lĩnh vực đặc thù, khuyến khích phát triển như công nghệ thông tin, phần mềm, năng lượng tái tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường...

Hai là, ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Từ năm 1991, chính sách thuế nhập khẩu đã cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với các hàng hóa tạo tài sản cố định của các doanh nghiệp FDI, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho phía nước

ngoài. Giai đoạn 1995-2000, Chính phủ tiếp tục cải cách thuế xuất, nhập khẩu theo hướng khuyến khích nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất (hầu hết thuế nhập khẩu là 0%) hơn là hàng tiêu dùng; ưu tiên khuyến khích xuất khẩu hàng hóa đã qua chế biến (thuế suất 0%) hơn là đối với hàng hoá ở dạng nguyên liệu thô...

Nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưu đãi xuất khẩu và thu hút FDI, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiếp tục được cập nhật, sửa đổi trong các năm 2001, 2005 và 2016. Từ năm 2016 đến nay, chính sách ưu đãi được áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016. Theo đó, Luật đã bổ sung doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học - công nghệ, tổ chức khoa học - công nghệ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo.

Một số ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu đang được áp dụng như:

(i) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài thì được miễn thuế xuất khẩu;

(ii) Hàng hóa nhập khẩu để gia công được miễn thuế, hàng tạm nhập tái xuất và hàng hóa là nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 275 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan; hàng hóa tạm nhập tái xuất có thể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 15 ngày kể từ ngày hết hạn;

(iii)Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...

Nhìn chung, việc giảm thuế suất thuế TNDN và đa dạng hóa các hình thức ưu đãi thuế đã góp phần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, đến 20/8/2020, Việt Nam đã thu hút được vốn đầu tư từ 106

quốc gia/vùng lãnh thổ. Các dự án FDI đã hiện diện tại 63 địa phương và đầu tư vào hầu hết các ngành nghề sản xuất - kinh doanh của Việt Nam. Việc miễn, giảm thuế đã thúc đẩy gia tăng doanh thu xuất khẩu qua các năm, đặc biệt là xuất khẩu của khu vực FDI.

- Về ƣu đãi đất đai

Trước ngày 30/6/2014, các ưu đãi về đất đai được chia theo 2 hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất và thuê đất, áp dụng giảm số tiền phải nộp ở các mức 20%, 30%, 50% hoặc miễn giảm về thời hạn 7 năm, 11 năm, 15 năm. Từ đầu tháng 7/2014 đến nay, các ưu đãi về đất đai thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định quy định chi tiết về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Theo đó, Nhà nước đã thống nhất áp dụng hình thức cho thuê đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất - kinh doanh, có tính thời hạn và theo từng giai đoạn cụ thể. Đồng thời, để thu hút đầu tư, tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 3/4/2017 quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế, khu công nghệ cao với mức ưu đãi cao hơn các dự án đầu tư thông thường...

Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, hỗ trợ về đất đai đối với doanh nghiệp như:

(i) Giảm 50% tiền thuê đất trong giai đoạn 2011-2014;

(ii)Điều chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 1,5% (quy định tại Nghị định số 121/2010/NĐ-CP) xuống còn 1% (quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP) và UBND cấp tỉnh quy định cụ thể tỷ lệ trong khung từ 0,5-3% theo từng khu vực, tuyến đường tương ứng với từng mục đích sử dụng đất để áp dụng thu tiền thuê đất tại địa phương;

(iii)Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất trong việc xác định giá đất để tính thu tiền thuê đất.

2.4.1.4 Chiến lược thu hút vốn để phát triển KT – XH của Việt Nam

Về định hướng và sử dụng vốn FDI cho giai đoạn mới, Việt Nam tập trung thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, công nghệ cao, quản trị hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu góp phần nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng công nghiệp 4.0.

Trong giai đoạn tới, chiến lược thu hút vốn FDI của Việt Nam tiếp tục xu hướng chuyển từ “thu hút bằng mọi giá” sang “thu hút có chọn lọc”; chuyển từ “thu

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 49)