5. Bố cục của đề tài
1.2.2 Lý thuyết chiết trung (lý thuyết OLI)
Lý thuyết này kế thừa tất cả những ưu điểm của các lý thuyết khác về FDI. Theo lý thuyết này, một công ty có lợi thế tiến hành FDI khi có OLI (Ownership Advantages - lợi thế về sở hữu; Location Advantage – country specific advantages lợi thế địa điểm; Internalization Incentives - lợi thế nội bộ hóa). Mô hình OLI đã được Dunning xây dựng khá công phu, bao quát các yếu tố chính của nhiều công trình khác nhau lý giải về FDI, trong đó nhấn mạnh 3 điều kiện cần thiết nhất để một DN có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Giải thích mô hình này, Dunning cho rằng:
Thứ nhất, khả năng và sự sẵn sàng tham gia FDI của công ty phụ thuộc vào việc sở hữu loại tài sản mà công ty nước nhận đầu tư không có, nhờ đó cho phép công ty FDI có được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của nước nhận đầu tư. Loại tài sản này bao gồm: tài sản hữu hình (vốn, nhân lực); tài sản vô hình (sáng chế, công nghệ, bí quyết, thương hiệu, uy tín, kỹ năng tổ chức, quản lý).
Thứ hai, lợi thế địa điểm được hiểu là nước nhận đầu tư phải sở hữu những điều kiện cho phép giảm chi phí (như tài nguyên dồi dào, lao động rẻ), quy mô thị trường đủ lớn, khung pháp lý, chính trị, xã hội thuận lợi. Lợi thế địa điểm hàm ý rằng các công ty cần phải thu được lợi ích từ việc đầu tư vào một địa điểm nào đó ở nước ngoài, nếu không họ sẽ không cần phải đầu tư ra nước ngoài.
Thứ ba, lợi thế nội bộ hóa được hiểu là việc mở rộng hoạt động của công ty ra nước ngoài có nguy cơ thất bại thị trường, nó có thể dẫn đến tiết lộ lợi thế sở hữu cụ thể cho các công ty ở thị trường nước ngoài và do đó các công ty liên doanh hiện tại có thể là đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong tương lai. Nội bộ hóa cho phép công ty khai thác đầy đủ lợi thế sở hữu và lợi thế địa điểm.
Tổ chức UNCTAD, dựa trên cở sở khung lý thuyết OLI của Dunning, đã đưa ra ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của nước sở tại, trong đó bao gồm nhóm yếu tố khung chính sách cho ĐTNN; nhóm yếu tố về kinh tế, nhóm yếu tố tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi (UNCTAD, 1998). Căn cứ vào ba nhóm yếu tố này UNCTAD đã tổ chức các cuộc điều tra thường niên từ năm 1998 nhằm đánh giá, xếp điểm cạnh tranh giữa các quốc gia về thu hút FDI. Đây là cơ sở quan trọng cho các nhà khoa học cũng như chính phủ các nước sử dụng đề đánh giá về hiệu quả cải thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút FDI ở cấp độ quốc gia. Ba nhóm yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của UNCTAD đưa ra được thể hiện trong hình 1.1.
Yếu tố ảnh hƣởng của nƣớc nhận đầu tƣ FDI dựa trên động cơ Yếu tố kinh tế nƣớc nhận đầu tƣ I. Yếu tố khung chính sách đối với FDI
- Chính sách kinh tế, ổn định chính trị và xã hội - Các quy định về nhập cảnh và quy định hoạt động
- Tiêu chuẩn về các chi nhánh ở nước ngoài - Chính sách về chức năng và cấu trúc của thị trường (đặc biệt là chính sách cạnh tranh và chính sách M&A)
- Thỏa thuận quốc tế về FDI - Chính sách tư nhân
- Chính sách thương mại (thuế quan và các NTBs) và sự gắn kết của FDI với chính sách thương mại
- Chính sách thuế
A. Tìm kiếm thị trƣờng
- Quy mô thị trường và thu thu nhập BQ đầu người
- Tăng trưởng thị trường - Gia nhập vào thị trường khu vực và toàn cầu - Ưu đãi người tiêu dùng - Cấu trúc của thị trường
B. Tìm kiếm tài nguyên
- Nguồn nguyên liệu - Chi phí lao động thấp - Lao động lành nghề - Công nghệ
- Cơ sở hạ tầng
II. Yếu tố kinh tế C. Tìm kiếm
kết quả
- Chi phí các nguồn lực và tài sản, điều chỉnh cho năng suất lao động - Chi phí đầu vào khác (chi phí vận chuyển, truyền thông, sản phẩm trung gian) - Thỏa thuận hiệp ước hội nhập khu vực thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới khu vực của MNEs
III. Yếu tố kinh doanh thuận lợi
- Xúc tiến đầu tư (Các hoạt động xúc tiến và các dịch vụ hỗ trợ đầu tư)
- Ưu đãi đầu tư
- Chi phí phức tạp (liên quan đến tham nhũng, hiệu quả hành chính, …)
- Tiện nghi xã hội (mức sống dân cư, chất lượng cuộc sống, trường học, y tế, giao dục …) - Dịch vụ sau khi đầu tư
Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hƣởng môi trƣờng đầu tƣ
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài FDI
1.3.1 Các yếu tố từ môi trường vĩ mô
1.3.1.1 Tình hình chính trị
Sự ổn định của môi trường đầu tư là điều kiện cần cho quyết định bỏ vốn của nhà đầu tư. Ổn định chính trị là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự thu hút đầu tư nước ngoài bởi nó đảm bảo việc thực hiện các cam kết của chính phủ trong các vấn đề sở hữu vốn đầu tư, hoạch định các chính sách ưu tiên, định hướng phát triển đầu tư của một đất nước, ổn định chính trị sẽ tạo ra sự ổn định về kinh tế xã hội và giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Đó là việc ban hành các luật lệ, chính sách, chế độ liên quan đến các hoạt động đầu tư, tạo ra sự ổn định của nền kinh tế, ổn định xã hội.
Các nhà đầu tư thường tìm đến những quốc gia mà họ cảm thấy yên tâm, không có những biến động về chính trị vì chính trị không ổn định sẽ ảnh hưởng tới dự án của họ và nhất là xác suất về rủi ro là rất cao, có thể dự án sẽ không tiếp tục được thực hiện và không có cơ hội sinh lời. Thậm chí còn có thể sẽ mất khả năng thu hồi vốn.
Các biến động về chính trị có thể làm thiệt hại cho các nhà đầu tư do những quy định đưa ra sẽ khác khi có những biến động chính trị vì thể chế thay đổi thì các quy định và các luật liên quan cũng hoàn toàn bị thay đổi, các hiệp định ký kết giữa các bên sẽ không còn, do đó các nhà đầu tư sẽ phải chịu những bất lợi khi biến động chính trị xảy ra. Đây là yếu tố được các nhà đầu tư thường xuyên quan tâm, theo dõi trước khi quyết định có nên đầu tư vào một quốc gia hay không.
1.3.1.2 Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế của một quốc gia phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đó, và có ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI của nhà đầu tư. Trình độ phát triển kinh tế được thể hiện qua các nội dung như tăng trưởng kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, GDP/ đầu người, hệ thống tài chính...
Năng lực tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến triển vọng thu hút các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả (cả trong nước và nước ngoài). Tăng trưởng kinh tế cao,
và bền vững chứng tỏ các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả, từ đó tăng khả năng tích lũy của nền kinh tế nên quy mô vốn đầu tư trong nước tăng lên. Ngoài ra, triển vọng tăng trưởng cao là tín hiệu để thu hút vốn ĐTNN, tốc độ tăng trưởng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó là cao làm cho dòng vốn ĐTNN sẽ chảy từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao. Năng lực tăng trưởng kinh tế cao cũng cho thấy quốc gia đó đã tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi. Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa sức mua tăng lên do đó tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá và thu hút nhà đầu tư.
Một quốc gia có dân số đông, thị trường rộng lớn có sức hấp dẫn không thể cưỡng lại đối với nhà ĐTNN. Quy mô thị trường càng lớn thì càng hấp dẫn nhà ĐTNN, đặc biệt là nhà đầu tư có chính sách tìm kiếm thị trường.
1.3.1.3 Môi trường pháp luật và các chính sách thuế
Để điều chỉnh hành vi kinh doanh của các nhà đầu tư, các quốc gia đều có một hệ thống luật quy định về hoạt động đầu tư; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; khuyến khích và ưu đãi đầu tư; quản lý nhà nước về đầu tư. Môi trường pháp lý đối với hoạt động ĐTNN bao gồm toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động đầu tư, từ hiến pháp cơ bản đến các đạo luật cụ thể. Nhà nước giữ một vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống pháp luật và tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Hệ thống các chính sách và những quy định của nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh gồm chính sách tài chính, chính sách thu nhập, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần... Chính sách kinh tế thể hiện quan điểm định hướng phát triển kinh tế của nhà nước thông qua các chủ trương và hành động cụ thể. Nhà nước điều hành và quản lý kinh tế, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp và nhà đầu tư trên phương diện quản lý nhà nước về kinh tế. Các chính sách thể hiện ưu đãi, khuyến khích đối với một số lĩnh vực nào đó, đồng thời các chính sách sẽ là những chế tài để kiểm soát các lĩnh vực đó.
Quá trình đầu tư bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, sử dụng nguồn lực lớn, thời gian tiến hành các hoạt động dài nên môi trường pháp luật ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả.
Những điều mà các nhà đầu tư quan tâm trong nội dung của hệ thống luật là:
Thứ nhất, có sự đảm bảo pháp lý đối với quyền sở hữu tài sản tư nhân và môi trường cạnh tranh lành mạnh;
Hai là, quy chế pháp lý của việc phân chia lợi nhuận, quyền chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với các hình thức vận động cụ thể của vốn nước ngoài tại nước sở tại;
Ba là, các quy định về thu thuế, mức thuế các loại, giá và thời hạn thuê đất;
Bốn là, quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Nếu như các quy định về mặt pháp lý đảm bảo an toàn về vốn của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa khi hoạt động đầu tư đó không phương hại đến an ninh quốc gia, và việc di chuyển lợi nhuận về nước dễ dàng thì khả năng hấp dẫn và thu hút vốn ĐTNN càng cao.
1.3.1.4 Chiến lược thu hút vốn để phát triển KT-XH của quốc gia
Chiến lược thu hút vốn để phát triển KT-XH của một quốc gia nói chung và của quốc gia đối với vùng kinh tế nói riêng là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến việc thu hút vốn FDI vào địa phương. Chiến lược này thể hiện tập trung ở một số điểm như: Mở cửa thu hút vốn bên ngoài hay không, giai đoạn nào thì nên tập trung nguồn vốn trong nước hay ngoài nước, đối với nguồn vốn ngoài nước thì nên lựa chọn tập trung vào nguồn nào như đi vay thương mại, ODA hay vốn FDI. Định hướng các lĩnh vực thu hút, tiêu chuẩn để xác định phương hướng lựa chọn dự án đầu tư của nước ngoài. Việc định hướng chiến lược thu hút có ý nghĩa quan trọng, thiết lập các điều kiện để thu hút cho phù hợp. Các địa phương khác nhau ngoài chiến lược thu hút tổng thể của quốc gia sẽ có định hướng, chính sách và mục tiêu riêng để thu hút vốn FDI phát triển KT-XH của địa phương đó.
1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô
1.3.2.1 Yếu tố thị trường
Một trong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường. Trong đó, tổng giá trị GDP – chỉ số đo lường quy mô của nền kinh tế là vấn đề trọng tâm. Quy mô thị trường là cơ sở quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và các nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI phụ thuộc vào quy mô thị trường của nước cần đầu
tư. Các công ty đa quốc gia thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước theo chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này nhằm duy trì và mở rộng thị phần. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng GDP cũng là tín hiệu tốt trong việc thu hút FDI. Nhiều nhà đầu tư sử dụng chiến lược “đi tắt đón đầu” cũng sẽ mạnh dạn đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có cơ hội mở rộng thị trường. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng đầu tư vào những vùng tập trung đông dân cư vì những nơi này có nhiều tiềm năng.
1.3.2.2 Yếu tố lợi nhuận
Mục tiêu quan trọng nhất của các nhà đầu tư chính là lợi nhuận. Trong thời đại toàn cầu hóa, các công ty đa quốc gia thường thiết lập các xí nghiệp ở nước ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được thực hiện thông qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủ ro trong kinh doanh và tránh được các rào cản thương mại. Tuy nhiên, không phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc trong ngắn hạn.
1.3.2.3 Yếu tố về chi phí
Hầu hết các công ty đa quốc gia đầu tư vào các nước là để khai thác tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động được xem là yếu tố quan trọng khi quyết định đầu tư. Giá nhân công là yếu tố ảnh hưởng cực lớn đến lợi nhuận. Đối với các nước đang phát triển như ở Việt Nam, chi phí lao động tương đối thấp nên cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài khá cao. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệt. Hơn nữa, đầu tư trực tiếp ở nước ngoài còn giúp các công ty tránh hoặc giảm thiểu được các chi phí vận chuyển và vì vậy có thể tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được trực tiếp các nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu với giá rẻ, nhận được các ưu đãi về đầu tư và thuế, cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngoài ra, đầu tư trực tiếp còn nhằm tránh ảnh hưởng của hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như giúp tối thiểu hóa chi phí xuất nhập khẩu.
Ngoài những yếu tố trên, xuất phát từ mục tiêu của các nhà đầu tư là tìm kiếm lợi nhuận, do đó bất cứ yếu tố nào có khả năng làm tăng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng sẽ được nhà đầu tư quan tâm bao gồm:
Yếu tố lãi suất: Lãi suất càng cao thì lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư càng giảm, đương nhiên là sẽ không khuyến khích được các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Tỷ giá hối đoái: là yếu tố quan trọng trong việc thu hút FDI. Nếu đồng tiền của nước sở tại tăng giá thì đồng nghĩa với chi phí đầu tư tăng lên và ngược lại. Đây là yếu tố khá nhạy cảm trong việc thu hút FDI của mỗi quốc gia.
1.3.3 Các yếu tố nội tại của địa phương tiếp nhận đầu tư