Xúc tiến đầu tư của tỉnh

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 62)

5. Bố cục của đề tài

2.4.2.6 Xúc tiến đầu tư của tỉnh

Nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại, hội thảo giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp diễn ra. Qua đó, tỉnh đã kịp thời cung cấp thông tin, hướng dẫn trên 60 lượt doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu, khảo sát và thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư. Giới thiệu địa điểm và hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến dự án đầu tư cho 29 lượt doanh nghiệp. Tiến hành khảo sát 12 địa điểm nhà đầu tư đề xuất xây dựng dự án. Bên cạnh đó, tỉnh thường xuyên trao đổi với nhà đầu tư để nắm bắt tình hình thực hiện dự án, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đối tác đầu tư có năng lực. Tỉnh tiếp tục tổ chức thành công các chương trình, sự kiện, hội nghị xúc tiến đầu tư, phát triển và quảng bá du lịch trên địa bàn.

Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Hòa Bình vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Các cuộc đối thoại giải đáp khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư chưa đạt hiệu quả cao do sự thiếu đồng bộ giữa các quy định của pháp luật, sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa một số sở, ngành dẫn đến việc giải quyết vướng mắc cho nhà đầu tư còn nhiều bất cập, nhà đầu tư chưa thực sự hài lòng.

Công tác lập và quản lý quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, dẫn đến việc các nhà đầu tư phải thực hiện nhiều thủ tục trước khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chủ trương thực hiện dự án (như: Bổ sung dự án vào quy hoạch ngành; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; chuyển mục đích sử dụng rừng, đất nông nghiệp, thỏa thuận chuyển nhượng đất,...).

Mặt khác, hiện nay tỉnh Hòa Bình chưa xây dựng các tiêu chí thu hút đầu tư để ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực thế mạnh và tiềm năng, cơ chế chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh cũng chưa có tính đột phá so với các tỉnh lân cận, do đó chưa có các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị khác biệt, tính cạnh trạnh cao.

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài tỉnh để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu, triển khai thực hiện dự án; tập trung nguồn lực để giảm bớt những hạn chế, khó khăn do khách quan và chủ động xây dựng các chương trình thu hút đầu tư cụ thể nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh, tiềm năng của tỉnh.

2.5 Phân tích SWOT trong việc tăng cƣờng thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tổng hợp cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu (mô hình SWOT)

ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU CƠ HỘI THÁCH THỨC

- Hòa Bình có lợi thế tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, cửa ngõ vùng Tây Bắc, là giao điểm giữ các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền núi Tây Bắc. - Là vùng đất giàu tiềm năng, có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, di sản văn hóa độc đáo, nhiều lễ hội văn hóa của các dân tộc thiểu số đặc sắc, thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái, thể thao,nghỉ dưỡng...

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi. Đất rộng, người thưa, tài nguyên khoáng sản phong phú là tiền đề quan trọng để phát triển một số lĩnh vực kinh tế có lợi thế như công nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, du lịch

- Quy mô kinh tế của tỉnh vẫn còn nhỏ. - Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển.

- Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính còn chậm. - Trình độ phát triển giữ các tiểu vùng chưa đồng đều. - Thu hút đầu tư giàn trải , chưa có tiêu chí lựa chọn ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực, đầu tư chưa phát huy được những lợi thế của tỉnh.

- Dòng FDI nhiều. - Xu hướng đầu tư vào Việt nam tăng lên.

- Địa phương còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. - Cạnh tranh thu hút lao động. - Cạnh tranh trong thu hút FDI. - Công tác quản lý các dự án đầu tư nước ngoài còn chưa đáp ứng được yêu cầu

2.6 Một số hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tƣ FDI tại tỉnh Hòa Bình đầu tƣ FDI tại tỉnh Hòa Bình

2.6.1 Một số hạn chế trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh

2.6.1.1 Lĩnh vực kinh tế

Tuy có nhiều tiềm năng nhưng Hòa Bình vẫn còn nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư, một số hạn chế của tỉnh đang gặp phải như:

Quy mô kinh tế của tỉnh vẫn còn nhỏ. Cơ cấu kinh tế mặc dù đã chuyển dịch định hướng nhưng còn chậm. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng khu, cụm công nghiệp, giao thông còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Ngành công nghiệp chủ yếu là gia công, giá trị gia tăng thấp, sử dụng nhiều lao động, các sản phẩm có giá trị gia tăng còn ít. Trình độ phát triển giữa các tiểu vùng chưa đồng đều, có trên 65% giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình.

Thu hút đầu tư còn giàn trải, đa lĩnh vực, chưa có tiêu chí lựa chọn ưu tiên các nhà đầu tư có năng lực, đầu tư chưa phát huy được những lợi thế của tỉnh, tạo ra những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị khác biệt, tính cạnh tranh cao, giá trị gia tăng lớn hơn.

Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Hình thức kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại phát triển còn chậm. Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao nhưng quy mô còn quá nhỏ nên tỷ trọng trong cơ cấu GRDP không đáng kể. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu và thiếu sự gắn kết giữa các tour, tuyến , địa điểm du lịch. Số lượng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên còn ít; doanh thu và giá trị gia tăng dịch vụ du lịch còn ít.

Tốc độ phát triển doanh nghiệp còn chậm, quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, ít doanh nghiệp có công nghệ cao. Hàng năm còn nhiều doanh nghiệp tạm dừng hoạt động phải giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp.

Công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, xử lý môi trường một số địa phương chưa tốt. Việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân còn chậm; chưa thống nhất được ranh giới diện tích giữa các công ty với nhân dân địa phương. Các doanh nghiệp khai thác đá làm vật liệu xây dựng chưa tuân thủ theo đúng thiết kế được phê duyệt, tai nạn lao động và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn xảy ra.

Trong giai đoạn vừa qua tỉnh cũng đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn, tiền năng nhưng quá trình chuẩn bị đầu tư còn quá chậm. Nhiều dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư nhưng triển khai thực hiện chậm, chưa xử lý triệt để. Sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, môi trường đầu tư, chỉ số năng lực cạnh tranh không ổn định và còn ở vị trí chưa cao.

2.6.1.2 Lĩnh vực văn hóa – xã hội

Chất lượng giáo dục có chuyển biến, song còn chậm và chưa có sự chênh lệnh giữa các vùng, nhất là vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác tuyên truyền định hướng giáo dục nghề nghiệp trong các trường phổ thông chưa thực sự hiệu quả. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo, có tay nghề cao còn ít.

Phát triển khoa học – công nghệ cũng chưa tạo được sự đột phá. Hoạt động đầu tư, nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm, chưa phát huy được vai trò của khoa học công nghệ trong việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

2.6.2 Nguyên nhân của những hạn chế

2.6.2.1 Nguyên nhân chủ quan

Còn hạn chế trong việc thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế. Chưa có nhiều quyết định kịp thời trong việc xử lý những vướng mắc do các văn bản luật của nhà nước quy định chưa đồng bộ và thống nhất.

Công tác quản lý Nhà nước của tỉnh cũng còn nhiều hạn chế, cải cách thủ tục hành chính của một số sở, ngành, địa phương còn chưa được quan tâm đúng mực; những vấn đề phức tạp, tồn đọng và mới nảy sinh ở cơ sở chưa được tập trung giải quyết dứt điểm, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại và đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên.

Một số sở, ngành, địa phương chưa chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong tỉnh trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế. Trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của các cán bộ, công chức chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Công tác dự báo chưa sát với tình hình. Trình độ quản lý của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp.

Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào tỉnh chưa có tính đột phá so với các tỉnh lân cận. Việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật còn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách Nhà nước, chưa thu hút được nhiều vốn ngoài ngân sách để thực hiện dự án.

Nguồn lực về tài chính của tỉnh cũng còn hạn hẹp, nhiều quy hoạch, đề án, cơ chế đã được ban hành nhưng thiếu nguồn lực để thực hiện. Phân bố nguồn ngân sách Nhà nước còn dàn trải, chưa ưu tiên đầu tư hạ tầng KCN và hạ tầng giao thông.

2.6.2.2 Nguyên nhân khách quan

Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; tác động xấu của biến đổi khí hậu, thiên tai và dich bệnh (đặc biệt là dịch bênh Covid – 19) trong thời gian vừa qua đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương còn chưa đồng bộ, chậm sửa đổi, bổ sung, đặc biệt là quy định về trình tự đầu tư, thủ tục đầu tư của các dự án đầu tư giữa Luật đầu tư và Luật đất đai, luật môi trường… Một số chính sách nhà nước còn chưa ổn định, thay đổi nhiều ảnh hưởng tới nguồn thu ngân sách nhà nước.

Với đặc thù gần một nửa diện tích của tỉnh là đồi núi cao khiến tỉnh khó có thể phát triển sản xuất nông nghiệp đại trà cũng như các KCN tập trung quy mô lớn. Với tỷ lệ trên 70% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó một phần không

nhỏ sống ở vùng sâu, vùng xa với tập quán sản xuất lạc hậu, tư duy, tâm lý sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật và kinh tế thị trường – sản xuất hàng hóa.

Áp lực cạnh tranh lớn từ quá trình hội nhập quốc tế, hàng hóa lưu chuyển tự do trên thị trường, hơn nữa với vị trí liền kề vùng Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tỉnh Hòa Bình đang phải cạnh tranh quyết liệt với các tỉnh trong việc thu hút đầu tư phát triển. Thực tế, các nhà đầu tư thường có xu hướng quan tâm đầu tư tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hơn là các tỉnh Tây Bắc vì ở đó có lợi thế hơn cả về đất đai, dân số, trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và hạ tầng giao thông.

2.6.3 Bài học kinh nghiệm

Từ việc hạn chế và nguyên nhân trong công tác thu hút đầu tư nước ngoài nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, cần thống nhất từ nhận thức đến hành động ở các cấp về vị trí, vai trò của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hổi của tỉnh để đạt được sự ổn định về chủ trương, chính sách nhắm phát huy những mặt tích cực trong thu hút đầu tư.

Thứ hai, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là phương thức có hiệu quả nhất trong việc xúc tiến đầu tư, tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư khác.

Thứ ba, xử lý hài hòa mối quan hệ lợi ích liên quan đến đầu tư nước ngoài, bao gồm lợi ích của tỉnh, lợi ích cho nhà đầu tư, lợi ích người lao động và cộng đồng dân cư.

Thứ tư, thường xuyên quan tâm cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Hòa Bình.

Thứ năm, chú trọng nâng cao năng lực thực thi chính sách. Thực tiễn hoạt động ĐTNN rất đa dạng, đòi hỏi khi có chủ trương đúng đắn nào, cần sớm thể chế hóa thành luật pháp, chính sách và tổ chức triển khai, cùng với việc tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi.

Thứ sáu, không ngừng nâng cao chất lượng các dự án dầu tư thay vì chú trọng số lượng, hướng tới phát triển bền vững phải trở thành xu thế chủ đạo trong hoạt động thu hút đầu tư.

Thứ bảy, do địa hình miền núi rộng, nhu cầu đầu tư rất lớn, nên cần tranh thủ các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, bao gồm: Vốn của tư nhân, tập đoàn kinh tế, vốn nước ngoài… tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT HUY CÁC NHÂN TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CÁC NHÂN TỐ TIÊU CỰC ĐỐI VỚI THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO TỈNH HOÀ BÌNH 3.1 Định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cho tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới

Sau hơn 17 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, tổng số dự án FDI của tỉnh là 41 dự án với tổng số vốn đầu tư là gần 600,000 (nghìn USD), đây không phải là con số thuyết phục trong quá trình chinh phục các nhà đầu tư nước ngoài của một tỉnh có nhiều lợi thế như ở Hòa Bình. Vốn FDI là nguồn lực đặc biệt quan trọng cần thiết cho tăng trưởng và phát triển của tỉnh. Tuy nhiên, việc thu hút, quản lý và hoạt động đầu tư nước ngoài ở tỉnh Hòa Bình vẫn còn những hạn chế, vướng mắc và phát sinh những vấn đề mới mà đã đến lúc cần điều chỉnh và rà soát lại cho phù hợp.

Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả dòng vốn FDI chưa tương xứng số lượng vốn đầu tư, thực tế cũng cho thấy FDI đang bộc lộ những mặt hạn chế, thậm chí là tiêu cực như tình trạng gây ô nhiễm môi trường, chuyển giá, sử dụng công nghệ lạc hậu của một số dự án.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng có những mặt hạn chế và tiêu cực, chính vì thế trong thời gian tới tỉnh cần có những định hướng mới trong việc thu hút FDI như:

Thứ nhất, chọn lọc các dự án chất lượng, sản phẩm giá trị gia tăng có tính cạnh tranh cao từ các tập đoàn quy mô lớn, xuyên quốc gia từ đó xây dựng và khuyến khích các dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đồng thời chú trọng đến các dự án có quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của tỉnh.

Cần coi trọng các thị trường và đối tác đầu tư hiện tại như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…, tạo môi trường thuận lợi để tiếp tục thu hút dự án từ các quốc gia

Một phần của tài liệu Bạch Phương Thảo - 1906040090 - KTQT26 (Trang 62)