Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thương mại của việt nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 80 - 85)

III. BIỆN PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC TA

2.Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thương mại của việt nam trong thời gian tớ

bớt các hàng rào phi thuế quan.

2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách thương mại của việt nam trong thời gian tới thời gian tới

Việt nam đang chuẩn bị ra nhập WTO, trên cơ sở nghiên cứu những sự khác biệt giữa pháp luật thương mại dịch vụ của Việt nam với các quy định tương ứng của WTO và của các tổ chức kinh tế khác. Chúng ta có thể nêu ra một số biện pháp sau đây để hoàn thiện pháp luật thương mại của Việt nam trong thời gian tới.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 80

Thứ nhất là; khẩn trương ban hành xây dựng, văn bản luật điều chỉnh những hoạt động thương mại còn thiếu luật.

Các luật mới về thương mại phải được xây dựng một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, mang tính nhất quán, phù hợp với lộ trình gia nhập WTO. Cần giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà.

Đặc biệt là các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cần được bãi bỏ. Đối với thị trường trong nước cần có các biện pháp quản lý tốt hơn, khuyến khích phát triển thương mại ở cỏc vựng khó khăn, những vùng trọng điểm. Cú cỏc biện pháp hỗ trợ vốn và tài chính để các thương nhân tham gia kinh doanh, giúp đỡ việc nhập các công nghệ mới. Phát triển đồng bộ các loại thị trường như: thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường công nghệ...

Song song với việc ban hành các luật mới về thương mại cần nhanh chóng soạn thảo các Nghị định hướng dẫn thi hành các luật này, tránh trường hợp luật đã có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên không thể triển khai thực hiện trong cuộc sống được, mà phải chờ đợi lâu dài.

Đối với chính sách thương mại quốc tế phải hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng hiệu quả và sức cạnh tranh của hoạt động ngoại thương. Ngay từ bây giờ không có những thay đổi căn bản trong chính sách đầu tư, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh cải cách để nâng cao khả năng cạnh tranh thì cơ sở “gối đầu” cho thời kỳ phát triển kim ngạch xuất khẩu trong những năm tiếp theo và vị thế cạnh tranh của nước ta so với khu vực, nhất là so với Trung Quốc đã gia nhập WTO sẽ bị hạn chế.

Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế với hướng ưu tiên trọng yếu là phát triển xuất khẩu. Kinh nghiệm của một số nước đã chỉ ra rằng: Nếu phát triển theo hướng xuất khẩu, sản xuất có thể đạt quy mô kinh tế, việc sử dụng các nguồn lực được tối ưu hoá, qua đó đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian dài hơn. Việc thực hiện ưu tiên xuất khẩu và là trọng điểm của hoạt động xuất nhập khẩu là phù hợp với xu hướng toàn cầu hoá. Bởi thực hiện tiến trình toàn cầu

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 81

hoỏ đó làm ranh giới giữa thị trường trong nước và ngoài nước mờ đi. Nội hàm của các khái niệm như “hướng về xuất khẩu” và “thay thế nhập khẩu”, vì vậy cũng có sự thay đổi. Chính sách thương mại quốc tế bảo đảm mục tiêu chủ động thâm nhập thị trường quốc tế. Các chính sách thương mại quốc tế phải dựa trên cơ sở khai thác triệt để thế mạnh của chính sách kinh tế nhiều thành phần, tăng cường tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của loại hình thương nhân. Chính sách thương mại một mặt cần thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp quốc doanh, mặt khác cần khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong đó đặc biệt chú trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ để tận dụng tiềm năng thích ứng nhanh của họ. Vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh được hiểu theo nghĩa “chất lượng” hơn là “số lượng”. Vị trí của doanh nghiệp quốc doanh cần thể hiện ở chỗ then chốt trong những thời điểm then chốt nhằm cung ứng hàng hoá và dịch vụ cơ bản cho nền kinh tế, tạo những bước đột phá cho nền kinh tế phát triển.

Ngoài ra chính sách thương mại quốc tế phải hướng tới mục tiêu thay đổi căn bản về đối tượng và phương thức quản lý nhập khẩu. Hiện nay để điều tiết hàng hoá xuất nhập khẩu ngoài việc sử dụng các biện pháp thuế quan, Việt nam còn sử dụng các biện pháp phi thuế quan. Các công cụ phi thuế quan đang được sử dụng đều là đối tượng bãi bỏ trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. So với thực tiễn quản lý phổ biến trên thế giới hiện nay, nước ta chưa áp dụng một số công cụ như hạn ngạch thuế quan, thuế tuyệt đối, thuế theo mùa vụ, thuế chống phá giá và thuế chống trợ cấp... Đây là những công cụ được các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực thừa nhận. Vì vậy định hướng cơ bản của cơ chế quản lý nhập khẩu trong thời gian tới là loại bỏ dần các công cụ phi thuế thuộc nhóm thứ nhất (nhóm ta đang áp dụng) và tăng dần các công cụ phi thuế thuộc nhóm thứ hai. Trong lộ trình hội nhập, tỷ trọng của thuế nhập khẩu sẽ giảm dần, để tránh thiếu hụt nguồn thu nước ta thực hiện quyền áp dụng các biện pháp tự vệ về thương mại (dùng thuế tự vệ). Cũng như các nước khỏc trờn thế giới, khi thực hiện quá trình hội nhập kinh tế

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 82

quốc tế, bên cạnh các hoạt động hợp tác, Việt nam cũng được tiến hành các biện pháp bảo hộ, các biện pháp tự vệ và tăng sức cạnh tranh về thương mại đối với các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước.

Và cuối cùng thỡ cỏc chính sách thương mại quốc tế phải góp phần tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tăng cường trang bị kỹ thuật cho sản xuất kinh doanh.

Thứ hai là; phải hoàn thiện các văn bản hiện hành về thương mại. Rút nhắn thời gian ban hành và thời gian có hiệu lực của các chính sách thương mại bằng cách đưa ra các chỉ thị và các thông tư hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật đã được ban hành. Các Bộ và cơ quan Ngang Bộ phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các văn bản pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba là; phải ban hành luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền. Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường, là một động lực vận động và phát triển kinh tế, song phải là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh một cách bình đẳng. Vì vậy cần sớm ban hành luật cạnh tranh và kiểm soát độc quyền để làm công cụ bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, chống lại những trường hợp cạnh tranh không lành mạnh, không bình đẳng.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 83

KẾT LUẬN

Như vậy trong 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế nền kinh tế Việt nam đã đạt được những thành tựu ban đầu. Tốc độ tăng GDP đã liên tục tăng trong các năm qua với con số trung bình là 7,5%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tanh rất nhanh và ngày càng đóng vai trò quan trọng và chiếm phần lớn trong tỷ trọng GDP của nước ta (khoảng 50%), quan hệ buôn bán với khoảng 170 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội cũng tăng nhanh trong thời gian qua, đặc biệt là việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và tổng số vốn đầu tư đã tăng đáng kể... Đạt được những thành tựu này là nhờ đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhất là việc đổi mới các chính sách thương mại đã tác động mạnh đến toàn bộ nền kinh tế. Các chính sách thương mại theo hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan... Bên cạnh những thành tựu đú thỡ chính sách thương mại của Việt nam còn rất nhiều bất cập, nhiều hạn chế như: quá rườm rà, thiếu tính linh động, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới... Để phát huy những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm đó trong thời gian tới Đảng và Nhà nước cần quan tâm và chú trọng hơn trong việc ban hành và sửa đổi các chính sách thương mại nội địa cũng như là chính sách thương mại quốc tế.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Các luật của nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam 2. Công báo số 17 năm 2001

3. Công báo số 35 năm 2002 4. Công báo số 24 năm 2003 5. Công báo số 25 năm 2003

6. Đổi mới chính sách thương mại quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 7. Giáo trình hinh tế thương mại

8. Giáo trình kinh tế và quản lý các ngành thương mại dịch vụ

9. Kế hoạch - chiến lược đầu tư phát triển kinh tế xã hội Việt nam đế năm 2010 10. Kinh tế xã hội việt nam - kế hoạch 2003 - tăng trưởng và hội nhập

11. Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành 12. Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế

13 Một số vấn đề kinh tế xã hội Việt nam thời kỳ đổi mới 14.Tạp chí công báo

15.Tạp chí thương mại số 39, 42 mă 2004 sè 1+2 năm 2005 16.Thông tin kinh tế xã hội số 5 năm 2004 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng 18. Việt nam chính sách thương mại và đầu tư

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 85

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 80 - 85)