Khái quát về thực trạng thương mại trong 20 năm đổi mới

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 27 - 36)

II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA CỦA VIỆT NAM TRONG

1.Khái quát về thực trạng thương mại trong 20 năm đổi mới

1.1 Những thành tựu và nguyên nhân đạt được

1.1.1Thành tựu đạt được trong 20 năm qua

Cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã thể hiện những thiếu sót và sai lầm. Đảng ta đã nhận ra rằng đi theo con đường XHCN bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (TBCN) chúng ta không bỏ qua tất cả những gì thuộc về CNTB mà chỉ bỏ qua phương thức thống trị của CNTB - phương thức bóc lột của giai cấp tư sản. Còn những mặt tích cực của nó chúng ta phải kế thừa và phát huy. Những mặt tích cực đó là nề kinh tế thị trương nhiều thành phần. Đại hội VI Đảng ta đã triển khai phương hướng đổi mới toàn diện nền kinh tế trên tất cả các mặt. Xoá bỏ cơ chế quản láy cũ thay vào đó là cơ chế thị trường.

Trong 5 năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội VI tình hình kinh tế diễn ra rất phức tạp và khó khăn. Nhân dân ta phải phấn đấu gian khổ quyết liệt, ba năm liền lạm phát ở mức ba con số, đời sống của những người hưởng lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh, nhiều xí nghiệp quốc doanh và HTX tiểu thủ công nghiệp đình đốn, thua lỗ, sản xuất cầm chừng thậm chí phải đóng cửa, giải thể. Hàng chục vạn công nhân buộc phải rời sản xuất tự tìm đường sống, hàng chục vạn giáo viên phải bỏ nghề, những đổ vỡ tín dụng xảy ra phổ biến. Tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội giai đoạn này rất thấp: năm 1986 đạt 333,9 tỷ đồng, năm 1987 đạt 1.453,5 tỷ đồng, năm 1988 đạt 7.233,2 tỷ đồng, năm 1989 đạt 12.911,0 tỷ đồng, năm 1990 cao nhất là 19.031,2 tỷ đồng.

Trong hoàn cảnh ấy Đảng và Nhà nước đã ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị, giải quyết những vấn đề kinh tế cấp bách, thực hiện đổi mới trờn cỏc lĩnh vực của đời sống xã hội, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI vào cuộc sống.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 27

Từ năm 1989 trở đi bắt đầu đạt được những thành tựu đầu tiên. Thành tựu thương mại nội địa trong 20 năm qua được thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu về thị trường trong nước của Việt Nam thời kỳ 1991- 2006.

Năm GDP

tr.USD Tốc độ tăng Bán lẻ trong nướcNghìn tỷ Chỉ số giá tiêu dùng

đồng Nhịp tăng (%) Nhịp tăng so với GDP 1986 12.557 2,84 0,333 - 1987 12.914 3,63 1,453 336,0 1988 13.383 6,01 7,233 397,8 1989 14.199 4,68 12,91 78,5 16,77 1990 14.863 5,09 19,03 47,4 9,31 B.quân năm 4,45 1991 15.620 5,81 33,40 75,5 12,99 167,5 1992 16.970 8,70 51,21 53,3 6,13 117,5 1993 18.340 8,08 67,27 31,4 3,89 105,2 1994 19.960 8,83 93,49 39,0 4,42 114,4 1995 21.850 9,54 121,16 29,6 3,10 112,7 B.quân năm 8,19 44,81 5,47 1996 23.880 9,34 145,87 20,4 2,18 104,5 1997 25.840 8,15 161,90 11,0 1,35 103,6 1998 27.340 5,76 185,60 14,6 2,53 109,2 1999 28.650 4,77 200,92 8,2 1,72 100,1 2000 30.570 6,75 219,40 9,2 1,36 99,4 B.quân năm 6,94 12,61 1,82 2001 32.648 6,84 241,84 8,5 1,25 100,8 2002 35.066 7,04 272,793 12,8 1,81 104,0 2003 39.021 7,26 314,326 15,2 2,09 103,0 2004 42.025 7,70 372,477 18,45 2,39 107,2 2005KH 45.598 8,50 440,000 18,12 2,13 B.quân năm 7,47 14,62 2006 KH 49.456 8,70 523,600 19,0 2,18 Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được những thành tựu đạt được trong thời gian qua như sau:

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 28

Thứ nhất là; trong thời gian qua tổng sản phẩm quốc nội liên tục tăng với tốc độ cao. Trung bình mỗi năm tăng trưởng GDP đạt 7,5%. Thực hiện kế hoạch 10 năm 1990 - 2000 chúng ta đã đạt được mục tiêu đề ra la GDP năm 2000 gấp đôi năm 1990. Để đạt được mục tiêu kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 thì mục tiêu cho năm 2005 là tốc độ tăng GDP đạt trên 8,5%. Trong năm 2006 dự tính tốc độ tăng GDP là 8,7%. Vậy với tốc độ tăng này thì đến năm 2006 tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam đạt khoảng 49.456 triệu USD.

Thứ hai là; tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội bình quân mỗi năm tăng trên 23%. Trong đó nhịp độ tăng cao nhất là năm 1991 (75,5%), nhịp độ tăng thấp nhất là năm 1999 (8,2%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội năm 2004 đạt 372,477 nghìn tỷ đồng tức là tăng 69,77% so với năm 2000 đây cũng là một tỷ lệ tăng tương đối cao. Tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ luôn cao hơn tốc độ tăng của GDP. Năm 1991 nhịp độ tăng tổng mức bán lẻ gấp 12,99 lần nhịp độ tăng của GDP, năm 2000 tỷ lệ này là 1,36 lần, năm 2004 là 2,1 lần. Quốc hội đặt chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội trong nước năm 2005 là 440 nghìn tỷ đồng. So với năm 1986 (tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội là 333,9 tỷ đồng) thì năm 2005 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội gấp 1317,7 lần năm 1986. Đây là một thành tựu khá quan trọng nó phản ánh quy mô tiêu dùng của dân cư và đời sống của nhân dân đã khá hơn nhiều so với những năm trước đổi mới. Để đạt được chỉ tiêu đã đề ra thì tất cả các thành phần kinh tế đều phải cố gắng. Dự tính tốc độ tăng tổng mức bán lẻ trong nước năm 2006 sẽ là 19% tức là sang năm 2006 tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội đạt khoảng 532,600 nghìn tỷ đồng.

Thứ ba là; chỉ số giá năm 2004 là 7,2% đặc biệt là quý I năm 2005 chỉ số này là 9,5%. Đây là chỉ số giá cao nhất trong vòng 5 năm gần đây, chỉ số này của năm 2000 là -0,6%, năm 2001 là 0,8%, năm 2002 là 4%, năm 2003 là 3,0%. Năm 2002 chỉ số giá là 4% trong đó lương thực, thực phẩm tăng 5,7%, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng cao nhất 7,1%, thực tế đó của thị trường cho thấy:

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 29

+) Tầm quan trọng của thị trường nội địa trong tăng trưởng kinh tế của năm 2002, GDP tăng khoảng 56 nghìn tỷ đồng, nhập siêu khoảng 2,8 tỷ USD. Nếu như không có sự gia tăng tổng mức đầu tư toàn xã hội là 20.000 tỷ đồng và gia tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ là 31.000 tỷ đồng.

+) Sự gia tăng chỉ số giỏ nhúm mặt hàng lương thực thực phẩm nhất là thực phẩm đã làm cho khu vực kinh tế nông thôn tăng thêm một phần sức mua nhóm dân cư nông thôn.

+) Đã có sự thay đổi đáng khích lệ trong cơ cấu tiêu dùng của dân cư, thể hiện sự gia tăng mạnh của chi tiêu cho du lịch và dịch vụ.

Thứ tư là; hoạt động thương mại phát triển, khối lượng hàng hoá và dịch vụ lưu thông trên thị trường liên tục tăng hàng năm với tốc độ tương đối cao. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của người tiêu dùng. Thị trường trong nước đã trở thành một chỉnh thể thống nhất của ba loại thị trường: đô thị, thị trường nông thôn, thị trường miền núi, vựng sõu, vựng xa. Các thị trường đô thị như Hà nội, Tp. HCM và một số thành phố lớn khỏc đó trở thành đầu mối giao lưu, nơi phát luồng hàng có khả năng định hướng và điều tiết thị trường cả nước. Giữ vai trò là trung tâm thương mại. Thị trường nông thôn với mô hình tổ chức các cụm thương mại - dịch vụ và chợ đã bước đầu xác lập được các quan hệ liên kết lâu dài, ổn định giữa sản xuất và thương nghiệp và do đó đã đẩy được sản xuất nông nghiệp và dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn mở rộng được thị trường và ổn định giá cả. Thị trường vùng núi, vựng sõu, vựng xa thực sự khởi sắc từ hơn 15 năm nay tuy vậy đến năm 1995 tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ của các tỉnh miền núi phía Bắc đã tăng gấp 2 - 5 lấn so với năm 1991.Thị trường miền núi đã thực sự thực hiện được chức năng kích thích sản xuất theo kinh tế thị trường, thực sự trở thành cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá xã hội ở khu vực miền núi đó cú sự chuyển biến, giảm dần chênh lệch với cỏc vựng đồng bằng, đô thị: năm 1999 vùng Tây Bắc tăng 5,4% đến năm 2002 tăng 13%, trong khi đó năm 1999 vùng đồng bằng sông Hồng tăng 10%, đến năm 2002 chỉ tăng 10,5%.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 30

Thứ năm là tiêu dùng cho sản xuất cũng có những thay đổi theo hướng thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Mặt hàng kinh doanh đa dạng mẫu, mã hàng hoá ngày càng phù hợp với thị hiếu và tập quán tiêu dùng. Chất lượng và văn minh thương mại ngày càng được năng cao. Từ năm 1996 đến nay rất ít có “cơn sốt” do quan hệ cung cầu hàng hoá mất cân đối. Kênh lưu thông một số mặt hàng như: xăng dầu, phân bón, xi măng, thộp, lỳa gạo…bước đầu được định hình và củng cố với sự tham gia đông đảo của thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đầy sản xuất hàng hoá phát triển, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn hàng hoá với thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế.

Thứ sáu là; phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng và tiếp tục được mở rộng trên cả ba địa bàn là thành thị, nông thôn, miền núi. Thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với nhiều quy mô, hình thức tổ chức và hình thức sở hữu khác nhau. Tính đến năm 1995 số doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ ở Việt nam đã lên tới 10.227, gần bằng 200% so với năm 1993. Doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp, tạo điều kiện để tiếp tục sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Nhiều doanh nghiệp đổi mới phương thức hoạt động, phát triển kinh doanh và mở rộng thị phần ở thị trường trong nước, thúc đẩy xuất khẩu. trong tổng mức bán ra, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng khá lớn ( khoảng 35%), chi phối bán buôn những mặt hàng quan trọng thiết yếu như xăng dầu 100%, xi măng 70%, sắt thép 60%, phân bón 60%, muối 50%, đường 80%…

Hợp tác xã (HTX) thương mại có mức tăng trưởng bình quân là 4,2%. Tính đến giữa năm 2002 cả nước có 14.228 HTX, liên hiệp HTX. Trong đó số HTX đăng ký thành lập theo điều lệ mẫu HTX thương mại là 415, ngoài ra còn hàng nghìn HTX nông nghiệp tham gia hoạt động thương mại. Năm 2002 khu vực kinh tế tập thể đóng góp khoảng 8,5% GDP.

Kinh tế tư nhân vẫn giữ nhịp độ phát triển nhanh. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến thời điểm 30/10/2002 cả nước có 94.850 doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra cũn cú hơn 1,5 triệu hộ kinh doanh thương mại cá thể. Doanh

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 31

nghiệp tư nhân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ (50 - 70%), còn lại là trong lĩnh vực công nghiệp(10 - 20%), xây dựng (2 - 6%). Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ doanh nghiệp tư nhân chủ yếu tham gia khâu bán lẻ chiếm tới 78% tổng mức bán lẻ hàng hoỏ xó năm 2002 khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp khoảng 38,8% trong GDP.

Hiện nay 80% số doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ (vốn dưới 300 triệu đồng VN) có tỷ suất lợi nhuận trên vốn thấp (dưới 8%) trong khi đó có 70% doanh nghiệp thương mại có quy mô lớn hơn đã đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn trên 8%.

Thứ bẩy là; kênh lưu thông một số mặt hàng như xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, lúa gạo… bước đầu được củng cố với sự tham gia đông đảo của các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, gắn sản xuất với tiêu thụ, gắn hàng hoá với thị trường, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế.

Cơ cấu tiêu dùng trên thị trường đó cú những thay đổi dáng lưu ý. Tỷ trọng hàng lương thực, thực phẩm giảm mạnh trong khi tỷ trọng hàng phi lương thực, thực phẩm tăng nhanh. Cụ thể là trong những năm đầu của thập niên 90 tỷ trọng tiêu thụ hàng lương thực ở Việt nam đã giảm từ 11% xuống 5,2%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tám là; từ khi có Luật đầu tư nước ngoài (được ban hành tháng 12/1987) thì thị trường trong nước đã bắt đầu có sự tham gia cung ứng hàng hoá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 1996 với số vốn thực hiện đạt 8 tỷ USD.

Thứ chín là; các ngành dịch vụ phát triển đa dạng đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng kinh tế và thực hiện tốt đời sống của nhân dân. Ngành du lịch đã phát triển nhanh, trở thành một ngành dịch vụ quan trọng đối với toàn xã hội với nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú có chất lượng phục vụ tốt, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch trong nước và ngoài nước. Doanh thu dịch vụ (kể cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa) năm 2002 tăng 25,7 lần so năm 1996.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 32

Trợ giá, trợ cước đã bảo đảm cho nhân dân miền núi co đủ muối i-ốt, dầu hoả, phân bón để mua, với giá ổn định. Trợ giá giống cây trồng được các địa phương đánh giá là có hiệu quả nhất trong các mặt hàng chính sách, như về lúa ở nhiều nơi đã góp phần tăng năng suất từ 5 tạ đến 12 tạ /1ha. Giúp nhiều vùng cao giải quyết được vấn đề lương thực, nhiều gia đình đồng bào dân tộc đã thoát khỏi tình trạng đói triền miên và ổn định cuộc sống.

Thứ mười là; trật tự kỷ cương trên thương trường được khôi phục một bước, tệ buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh trái phép đã bước đầu được kiềm chế.

1.1.2 Nguyên nhân đạt được

Thương mại nội địa trong thời gian qua đạt được những thành tựu đó là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là; đã hình thành được thị trường thống nhất và ổn định trong toàn quốc, hoạt động thương mại sôi động với những cơ chế lưu thông và môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng và thuận lợi. Hàng hoá được tự do mua bán, thương nhân được tự do hoạt động theo pháp luật và các quy luật kinh tế thị trường. Thị trường nông thôn từng bước phát triển và mở rộng với một cấu trúc chủ thể kinh doanh ngày càng đa dạng, trong đó thị trường miền núi đó cú bước phát triển theo hướng trở thành thị trường của nền kinh tế hàng hoá, gắn kết với thị trường cả nước.

Hai là; hoạt động thương mại phát triển với sự tham gia của các thành phần kinh tế, trong đó thương mại tư nhân và cá thể phát triển mạnh, thay thế, bù đắp sự hụt hẫng của thương mại nhà nước trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ba là; quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại ngày càng được đổi mới đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, thúc đẩy các chủ thể tham gia hoạt động thương mại, tăng cường đầu tư, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 33

1.2 Những hạn chế của thương mại nội địa trong 20 năm qua và những nguyên nhân

1.2.1 Những hạn chế

+) Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ bình quân đầu người giữa cỏc vựng, lãnh thổ cũn khỏ chênh lệch, thời kỳ 1999 - 2002 vùng Đông Bắc tăng 33,9%, Duyên Hải Nam Trung Bộ tăng 18%, Tây Bắc Bộ tăng 11,3%, đồng bằng sông Hồng tăng 8,8%/năm, Bắc Trung Bộ tăng 8%, đồng bằng sông Cửu Long tăng 7,4%, Đông Nam Bộ tăng 6,5% và Tõy Nguyờn tăng 3,8%. Tuy tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ đều tăng nhưng khả năng cạnh tranh thấp ở cả thị trường trong nước và thị

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 27 - 36)