Thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt nam trong giai đoạn từ 1986 2006

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 60 - 79)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG

2.Thực trạng chính sách thương mại quốc tế của Việt nam trong giai đoạn từ 1986 2006

1986 - 2006

Trong vòng 5 năm bắt tay vào công cuộc đổi mới Đảng và Nhà nước đó cú những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế nhằm phát triển thương mại quốc tế và hội nhập. Nhiều cơ chế chính sách mới đã được ban hành và đang đi vào thực tiễn, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Năm 1987 năm đầu tiên ngay sau Đại hội Đảng lần thứ VI quyết định mở cửa nền kinh tế. Luật đầu tư nước ngoài ra đời và thực sự tạo nên một sự cải thiện quan trọng về môi trường đầu tư của Việt nam và từ đó cũng kích thích sự gia tăng thương mại giữa việt nam và các nước trên thế giới.

Cũng trong năm 1987 Luật đất đai ra đời cho phép tư nhân được sử dụng đất nông nghiệp, được phân bổ, khuyến khích sản xuất hàng nông sản xuất khẩu - một thế mạnh tiềm năng đặc biệt của ngoại thương Việt nam trong giai đoạn này. Vào

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 60

năm tiếp theo sau Luật này đã tiếp tục tiến thêm một bước, hoàn thiện hơn, nó khẳng định quyền sử dụng đất lâu dài vào vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Năm 1988 việc ban hành Nghị định về Quản lý ngoại hối, về cơ bản đã tự do hoá việc nắm giữ ngoại hối, cho phép mở các tài khoản bằng ngoại tệ, và cho phép chuyển tiền để thanh toán cho hàng nhập khẩu và trả nợ nước ngoài. Việc hình thành nên hệ thống ngân hàng hai cấp cũng cho thấy việc thay đổi theo hướng tích cực, phân định rừ cỏc chức năng của ngân hàng, qua đó việc hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động thương mại trong nước và quốc tế trở nên minh bạch hơn.

Đồng thời Luật thuế xuất nhập khẩu ra đời đã quy định được biểu thuế hải quan, đặt một định chế quan trọng cho hoạt động ngoại thương của Việt nam. Các hạn chế cũng đã được giảm bớt, nới lỏng hơn đối với việc thành lập các tổ chức thương mại nước ngoài và việc Nhà nước độc quyền trong ngoại thương đã được chấm dứt. Các tổ chức, các công ty nhiều thành phần của Việt nam đã bắt đầu tham gia tích cực vào thương mại quốc tế.

Sang năm 1989 Đảng và Nhà nước đưa ra nhiều chủ trương và chính sách lớn nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu, chuyển dần cơ chế quản lý ngoại thương sang hạch toán kinh doanh, thay đổi cơ chế cung cấp vật tư theo kiểu cũ sang quan hệ tiền tệ.

Nghị định quan trọng ban hành trong năm 1989 là Nghị định số 64/HĐBT ngày 16/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy định về chế độ tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối và ban hành tỷ giá mua bán ngoại tệ gần sát với giá thị trường tự do là một chủ trương phù hợp với tình hình ban hành khung giá với khu vực đồng Rúp, chuyển sang việc thanh toán bằng tiền, từng bước giảm dần Nhà nước nợ hàng xuất, nhập khẩu của cơ sở. Sau đây là trích một số điều của Nghị định:

Điều 1. - Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải nhằm phục vụ nền kinh tế trong nước phát triển trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh sẵn có về lao động, đất đai và các tài nguyên khác của nền kinh tế

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 61

nước ta, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và qui trình công nghệ sản xuất, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa đất nước, đáp ứng các yêu cầu cơ bản và cấp bách về sản xuất và đời sống; đồng thời góp phần hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng và điều hoà cung cầu để ổn định thị trường trong nước.

Điều 2. - Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải dựa trên sự phát triển của nền sản xuất trong nước kết hợp với việc mở rộng hợp tác sản xuất và trao đổi hàng hoá với nước ngoài, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế theo đúng đường lối đối ngoại của Nhà nước ta, trên nguyên tắc bình đẳng, cỏc bờn cựng có lợi và không xâm phạm chủ quyền của nhau để không ngừng nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại của nước ta.

Điều 3. - Nhà nước quản lý thống nhất mọi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng pháp luật và các chế độ, chính sách có liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu hoạt động đúng hướng, đạt hiệu quả cao.

Điều 4. - Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được tiến hành theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh của tất cả các tổ chức kinh tế tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu như tự chủ về tài chính, tự hoàn vốn bằng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ, tự chịu trách nhiệm về kết quả và hiệu quả kinh doanh, hoàn thành tốt nghĩa vụ đóng góp với Nhà nước.

Điều 5. - Phạm vi của bản Qui định này bao gồm các lĩnh vực và các đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu sau đây:

1. Về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu.

a) Xuất nhập khẩu hàng hoá dưới các hình thức trao đổi hàng hoá, hợp tác sản xuất và gia công quốc tế.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 62

b) Xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, vật tư, phụ tùng cho sản xuất. c) Tái xuất, tái nhập, chuyển khẩu.

d) Các dịch vụ như làm đại lý, uỷ thác xuất, nhập khẩu cho các tổ chức kinh tế nước ngoài.

e) Hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế Việt Nam ở nước ngoài.

Việc xuất nhập khẩu hàng hoá tiểu ngạch giữa các tỉnh biên giới nước ta với các nước láng giềng có qui định riêng.

2. Về đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu.

Đối tượng kinh doanh xuất nhập khẩu nói trong Qui định này bao gồm các cơ sở sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu, các tổ chức dịch vụ xuất nhập khẩu và các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên nghiệp thuộc các cấp quản lý.

Cũng vào thời điểm này Nghị quyết 10 của Bộ chính trị đã đi vào cuộc sống ở nông thôn, bộ mặt của nông thôn thay đổi và bắt đầu sản xuất ra một khối lượng hàng hoá lớn cho xuất khẩu (ví dụ như gạo). Một số công trình đầu tư trước đây đã đi vào hoạt động và đó cú sản phẩm cho xuất khẩu như dầu thô, xi măng...

Đặc biệt trong năm 1989 việc khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân nói riêng, và thành phần tư nhân, cá thể nói chung cũng tham gia hoạt động kinh doanh đã trở thành một trong các chính sách chính thức của quốc gia. Qua đó vai trò, chức năng của thành phần tư nhân đã được ghi nhận trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một bước tiến quan trọng của ngoại thương Việt nam.

Việt nam đã dỡ bỏ hạn ngạch đối với hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu. Đến năm 1989, hạn ngạch chỉ còn áp dụng đối với 10 mặt hàng xuất khẩu và 14 mặt hàng nhập khẩu, sau đó con số này đã được giảm dần xuống mức tương ứng là 7 và 12 mặt hàng. Bên cạnh đó từ chỗ Việt nam có 30 mặt hàng xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu, con số này đã giảm xuống chỉ còn 12 mặt hàng bị đánh thuế.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 63

Các mức thuế được áp dụng nếu có hầu hết đã được giảm, thực sự tạo nên sự khuyến khích xuất khẩu của Việt nam. Những người sản xuất hàng xuất khẩu được phép cung cấp hàng cho mọi công ty ngoại thương đã được cấp phép phù hợp với ngành hàng họ kinh doanh. Còn về hàng hoá nhập khẩu phải chịu thuế số lượng các mặt hàng này đã giảm từ 120 xuống còn 30 mặt hàng và khung thuế xuất nhập khẩu đã mở rộng hơn từ 5 - 50% lên tới 5% - 120 %, phù hợp với đặc thù của từng ngành hàng nhập khẩu, phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại của nền kinh tế.

Việt nam cũng cho phép các doanh nghiệp Nhà nước được xuất khẩu sang các khu vực ngoại tệ mạnh, huỷ bỏ yêu cầu trước đây là phải xuất đủ chỉ tiêu sang các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế trước khi thực hiện các giao dịch xuất khẩu khác. Bên cạnh đó hệ thống tỷ giá ngoại hối cũng đã được Chính phủ thống nhất, bớt đi phần nào rủi ro trong hoạt động thương mại. Chính phủ Việt nam hầu như đã bỏ loại hình hỗ trợ cho xuất khẩu bằng ngân sách Nhà nước. Từ đó các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm cho hoạt động xuất khẩu với thực lực của chính mình, đây là một phương thức kinh doanh của chính mình. Đối với hoạt động sản xuất phục vụ tiêu dùng nội địa cũng vậy, các hình thức hỗ trợ sản xuất cũng hầu hết được chấm dứt, việc kiểm soát giá cả đã không còn được sử dụng và hệ thống hai giá cũng vậy. Chính điều này đã trở thành động lực để các nhà đầu tư phát triển sản xuất hết công suất ngành nghề mà mình hoạt động kinh doanh. Hơn nữa pháp lệnh về hợp đồng kinh tế đã cho phộp cỏc pháp nhân được quyền chủ động đứng ra ký kết và tham gia vào các hoạt động kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1991, Việt nam đã thông qua quy định về việc thành lập các khu chế xuất - một hình thức thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để kích thích xuất khẩu. Theo kinh nghiệm của các nước đi trước khu vực hình thức này đã đạt được những thành tựu không thể phủ nhận. Trong mấy năm gần đây những nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ cho xuất khẩu đã được miễn hoàn thuế nhập khẩu. Đặc biệt xuất khẩu gạo đã được giảm thuế suất từ 10% xuống 1%. Đõy chớnh là một trong

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 64

những tiền đề pháp lý cơ bản để Việt nam tiến tới trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Và lần đầu tiên các công ty tư nhân đã được cho phép tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó kinh tế hộ gia đình được khuyến khích một cách triệt để theo xu hướng ký kết các hợp đồng khoán từ giai đoạn trước. Một số ngân hàng quốc doanh đang bắt đầu cho các hộ gia đình vay các khoản vay vốn đầu tư vào sản xuất, đặc biệt phải kể đến ở đây là vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp Việt nam trong khu vực sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống danh mục hàng xuất nhập khẩu chịu thuế tương đối thống nhất và hài hoà cũng được đưa vào áp dụng trong năm 1992. Xét về mặt thương mại, cũng trong năm này Hiệp định thương mại ưu đãi ký kết giữa Việt nam và EEC (nay là EU) đã cung cấp các hạn ngạch xuất khẩu cho hàng dệt may và quần áo may sẵn của Việt nam vào châu Âu, và chúng ta cũng dành các ưu đãi về thuế cho một số mặt hàng nhập từ EU. Hiệp định thương mại quan trọng với khu vực thị trường cao cấp và rộng lớn này đã giải quyết được phần nào vấn đề thiếu hụt thị trường xuất khẩu của Việt nam đồng thời mở ra và thúc đẩy tích cực một số ngành hàng xuất khẩu, tận dụng được ưu thế về nguồn lực nội địa của quốc gia.

Năm 1992, Việt nam đã nới lỏng việc cấp giấy phép xuất khẩu cho một số mặt hàng (cụ thể là cho 22 mặt hàng xuất khẩu). Nguyên vật liệu nhập khẩu phải chịu thuế cho sản xuất hàng xuất khẩu được áp dụng hệ thống hoãn thuế cho 3 tháng, đồng thời với một số ngành hàng thì nguyên vật liệu này cũng được miễn giảm thuế như quy định trước đây. Các thủ tục và tiền thuế xuất nhập khẩu đã giảm đáng kể từ năm 1993, nay lại được tiếp tục qua việc Chính phủ giảm nhẹ các quy định bắt buộc về vốn lưu động và nhân sự của các doanh nghiệp sản xuất. Ngoài ra trong năm 1993 này, Việt nam đã gia nhập Hội đồng hợp tác hải quan.

Năm 1995, là năm hết sức quan trọng khi Việt nam chính thức gia nhập ASEAN (vào ngày 28/7/1995) - một hiệp hội trọng yếu của khu vực mở ra các mối quan hệ và triển vọng hết sức hứa hẹn. Việt nam cũng đồng thời trở thành thành

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 65

viên của AFTA, cũng có nghĩa là Việt nam bắt đầu tham gia vào các cam kết giảm thuế quan cho hàng nhập khẩu nông - công nghiệp cho các nước ASEAN. Xu thế tự do hóa từng bước và xúc tiến hội nhập khu vực và thế giới của Việt nam đã được khẳng định và đạt kết quả khả quan. Các nỗ lực của Việt nam trong việc đẩy mạnh quan hệ nhiều mặt với các quốc gia trên thế giới đã được ghi nhận. Ngoại thương Việt nam cũng là một ngành hưởng lợi từ bầu không khí tích cực này.

Việt Nam tiếp tục các giải pháp cụ thể đối với việc tự do hoá từng bước thương mại. Hàng xuất khẩu phải áp dụng hạn ngạch chỉ còn lại duy nhất một mặt hàng (hàng dệt may). Số lượng mặt hàng nhập khẩu chịu quản lý bằng hạn ngạch cũng giảm xuống còn 7 mặt hàng. Mức thuế doanh thu nói chung đã được thống nhất hơn, từ chỗ có tất cả 18 mức thuế suất doanh thu nay chỉ còn 11 mức được quy định.

Năm 1995, Việt nam cũng đã ban hành danh mục các hàng hoá áp dụng trong năm 1996 với mức thuế quan ưu đãi hiệu lực chung (CEPT) dành cho AFTA. Những mặt hàng này sẽ không bị thay đổi mức thuế quan trong năm áp dụng. Việt nam đã tiến vững chắc vào khu vực mậu dịch tự do của ASEAN.

Như vậy để thực hiện chủ trương đổi mới phương thức quản lý ngoại thương từ Nhà nước quản lý thống nhất hoạt động ngoại thương. Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành một số nghị định mới thay thế cho các quy định từ thời kỳ bao cấp. Sau khi ban hành một loạt các văn bản về đổi mới cơ chế chinh sách xuất nhật khẩu như Nghị định 95- HĐBT ngày 10/6/1989 về ban hành bản quy định về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Chỉ thị 131- CT ngày 31/5/1990 về việc tiếp tục đổi mới chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, chấn chỉnh cơ chế xuất nhập khẩu. Quyết định 96 - HĐBT ngày 5/4/1991 về ban hành bản quy chế về khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.

Ngày 7/4/1992 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 114 - HĐBT về quản lý nhà nước đối với xuất khẩu, nhập khẩu việc ban hành Nghị định này nhằm

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 66

khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và tiêu dùng, bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế thương mại với nước ngoài.

Để phù hợp và đáp ứng những nhu cầu mới của nền kinh tế - xã hội, phạm vi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Nghị định 114 - HĐBT được mở rộng không chỉ là xuất nhập khẩu hàng hoá, thiết bị toàn bộ và các hình thức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, chuyển khẩu quá cảng thương mại, hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật, đầu tư, chuyển giao sở hữu công nghiệp, gia công chế biến hàng hoá và bán thành phẩm cho nước ngoài hoặc cho nước ngoài gia công, chế biến, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu cho nước ngoài, đại lý mua bán hàng hoá.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 60 - 79)