Đánh giá chung về chính sách thương mại của việt nam trong 20 năm đổi mới

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 79 - 80)

III. BIỆN PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA NƯỚC TA

1.Đánh giá chung về chính sách thương mại của việt nam trong 20 năm đổi mới

Chính sách thương mại của Việt nam còn nhiều bất cập :

Thứ nhất, về lý thuyết chiến lược phát triển thương mại của Việt nam có thể được xem xét như một sự kết hợp giữa khuyến khích xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách và hoạt động thương mại trong thời gian qua cho thấy chiến lược thay thế nhập khẩu vẫn được thể hiện một cách rõ ràng hơn. Nhà nước đã khuyến khích nhập khẩu các hàng hoá tư bản, nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong khi tỷ trọng hàng tiêu dùng ngày càng nhỏ và giảm. Chính sách bảo hộ có khi được áp dụng tràn lan, làm cho người tiêu dùng phải trả giá đắt khi mua hàng hoá, tình trạng buôn lậu gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế... Trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm thô vẫn là chủ yếu. Một số nội dung trong chính sách thương mại cũng có phần chưa rõ ràng đã ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.

Thứ hai, về thuế quan, nhìn chung thuế suất còn cao và còn quá nhiều mức. Điều này tuy cũng có ưu điểm là bảo hộ đến từng doanh nghiệp và từng nhóm

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 79

doanh nghiệp sản xuất, nhưng lại làm cho biểu thuế quan phức tạp, gây khó khăn trong quản lý. Biểu thuế nhập khẩu hiện hành được xây dựng trên cơ sở danh mục điều hoà (HS), tạo điều kiện cho việc thực hiện phân loại hàng hoá. Tuy nhiên biểu thuế để áp dụng phù hợp với chủ trương bảo hộ sản xuất của một ngành, nên vẫn còn có mặt hàng mức chưa phù hợp với cách phân loại của danh mục. Vấn đề dịch thuật chưa thật chuẩn, một số mặt hàng có thể áp dụng nhiều mã số thuế đã tạo kẽ hở cho gian lận trốn thuế. Ngoai ra hiện nay cũn cú một số mặt hàng nhập khẩu thuộc diện Nhà nước quản lý giá. Việc áp dụng tính giá tối thiểu như hiện nay chưa phù hợp với quy định của quốc tế mà Việt nam đã và sẽ cam kết thực hiện khi gia nhập ASEAN và WTO. Đó là quy định của Hiệp định trị giá hải quan theo GATT, theo đú giỏ tớnh thuế nhập khẩu sẽ là giá mua bán theo hợp đồng trong điều kiện mua bán thông thường.

Thứ ba, về hàng rào phi thuế quan. Hiện nay để kiểm soát hoạt động ngoại thương, bên cạnh hàng rào thuế quan, chúng ta còn áp dụng các hàng rào phi thuế quan như: hạn ngạch, cấm nhập khẩu, cấp giấy phép... Việc áp dụng các biện pháp này tỏ ra không hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của các tổ chức kinh tế thương mại khu vực như khu vực ASEAN, APEC mà Việt nam là thành viên chính thức, là không phân biệt đối xử, tự do cạnh tranh, mở cửa thị trường, lấy thuế quan làm công cụ bảo hộ chủ yếu, không thừa nhận bằng bảo hộ phi thuế quan...

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 79 - 80)