Thực trạng thương mại quốc tế trong 20 năm đổi mới

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 47 - 60)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG

1. Thực trạng thương mại quốc tế trong 20 năm đổi mới

1.1 Về hoạt động xuất khẩu

1.1.1 Thành tựu đạt được

Nhìn vào bảng số liệu sau cho ta thấy được những thành tựu đạt được về xuất khẩu trong thời gian qua như sau (bảng 3):

+) Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thời kỳ 1986 - 2000 vượt 3,2 lần tốc độ tăng trưởng GDP trong 15 năm 1986- 2000. Trong giai đoạn từ năm 1986 - 1990 tăng xuất khẩu đạt 32,02%. Tốc độ tăng xuất khẩu giai đoạn 2001- 2005 đạt 17,06% gấp 2,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này. Xuất đóng góp một phần đáng kể vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1996 - 2000 và thời kỳ 2001 - 2005. Đã trở thành yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giai đoạn 1996 - 2000 trung bình mỗi năm xuất khẩu chiếm khoảng 37,5% trong GDP. Trong giai đoạn 2001 - 2005 xuất khẩu chiếm khoảng 55,5% trong GDP. Vậy đẩy mạnh xuất khẩu là công việc cần thiết và tất yếu phải quan tâm. Tổng mức lưu chuyển ngoại thương năm 1986 mới chỉ đạt 2,9 tỷ USD tăng lên 5,2 tỷ USD vào năm 1990, 13,6 tỷ năm 1995, 29,5 tỷ USD vào năm 2000 và năm 2004 đạt 63,4 tỷ USD đây là một con số tăng vượt bậc trong thời gian qua. Nó góp phần vào sự tăng trưởng GDP của đất nước. Năm 2005 Quốc hội đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP là 8,5%.Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế 8,5% thì kim ngạch XK phải đạt tốc độ tăng 19% vào năm 2006. Như vậy nhập siêu trong năm 2005 và 2006 sẽ là 4.500 triệu USD.

Xuất phát từ định hướng này, Bộ Thương mại đưa ra những biện pháp triển khai XK với 4 nhóm hàng là: Nhóm hàng XK chủ lực; nhóm hàng có tiềm năng XK nhưng kim ngạch và tốc độ tăng trưởng thấp; nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 47

Bảng 3: Kim ngạch XNK hàng hoá thời kỳ 1986 - 2006 của Việt nam 2001 6,84 15.027 3,95 32.648 46,0 16.126 2,3 - 1.099 7,3 2002 7,04 16.706 11,2 35.066 47,6 19.733 22,4 - 3.027 18,1 2003 7,26 19.880 19,0 39.021 50,9 24.995 26,7 - 5.115 25,7 2004 7,70 26.500 32,3 42.025 63,0 36.920 47,7 - 10.420 39,3 2005 8,50 31.500 18,9 45.598 69,1 36.000 - 2,5 - 17,5

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A

Năm Tốc độ tăng GDP (%) Kim ngạch xuất khẩu(tr. USD) Tốc độ tăng xuất khẩu % GDP Tr. USD Xuất khẩu so với GDP % Kim ngạch nhập khẩu Tr.USD Tốc độ tăng nhập khẩu % Cân đối cán cân TM Tr.USD Nhập siêu so với xuất khẩu% 1986 2,84 789 14,4 12.557 6,3 2.155 16,04 -1.366 173,0 1987 3,63 854 8,2 12.914 6,6 2.455 13,9 -1.600 187,0 1988 6,01 1.038 21,5 13.383 7,7 2.756 12,3 -1.718 165,0 1989 4,68 1.946 87,5 14.199 13,7 2.566 -6,9 -619 31,8 1990 5,09 2.404 23,5 14.863 16,2 2.752 7,2 -348 14,5 B.quân năm 4,45 31,02 10,1 8,5 1991 5,81 2.087 - 3,2 15.620 13,4 2.338 - 15,1 - 251 12,0 1992 8,70 2.581 23,7 16.970 15,2 2.541 8,7 40 - 1993 8,08 2.985 15,7 18.340 16,3 3.924 54,4 - 936 31,5 1994 8,83 4.054 35,8 19.960 20,3 5.826 48,5 - 1772 43,7 1995 9,54 5.449 34,4 21.850 24,9 8.155 40,0 - 2706 49,7 B.quân năm 8,19 17,8 18,5 24,3 1996 9,34 7.255 33,1 23.880 30,4 11.143 36,6 - 3.888 53,0 1997 8,15 9.185 26,6 25.840 35,5 11.592 4,0 - 2.407 26,2 1998 5,76 8.361 1,9 27.340 34,2 11.527 0,6 - 2.166 23,1 1999 4,77 11.540 23,3 28.650 40,3 11.622 0,8 - 82 0,7 2000 6,75 14.455 25,3 30.570 47,3 15.639 34,6 - 1.184 8,2 B.quân năm 6,94 21,5 37,54 15,32 48

4.500 B.quân

năm

7,47 17,06 55,32 19,32

2006 8,70 37.500 19,0 49.565 75,65 42.000 16,0 - 4.500 12,0

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh tế Việt nam

cao, còn tiềm năng XK lớn; nhóm hàng hiện có kim ngạch nhỏ do các DN vừa và nhỏ, các làng nghề và khu vực nông thôn XK. Đối với thị trường trong nước, dự kiến tổng bán lẻ năm 2005 đạt 440 nghìn tỷ đồng. Mục tiêu là bình ổn thị trường, đảm bảo mức giá tăng thấp hơn mức tăng GDP không để xảy ra các cơn “sốt” giá.

+) Số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã tăng lên nhanh chóng qua các thời kỳ. Năm 1985 chỉ có 40 đơn vị do Nhà nước quản lý trực tiếp xuất nhập khẩu, năm 1990 có 270 đơn vị, năm 1998 có 2.800 đơn vị nhưng đến năm 2002 có khoảng 12.000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia, trong đó có cả doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (2.157 doanh nghiệp). Các đơn vị có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mấy năm gần đây có mức tăng trưởng xuất khẩu khá nhanh. Năm 1996 (tính cả xuất khẩu dầu thô) đạt 2,13 tỷ USD chiếm 29,4% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, tương tự năm 1997 đạt 3,21 tỷ USD chiếm 35%, năm 1998 đạt 3,21 tỷ USD chiếm 34,3%, năm 1999 đạt 4,68 tỷ USD chiếm 40,6%, năm 2000 đạt 6,81 tỷ USD chiếm 40,1%, năm 2001 đạt 6,8 tỷ USD chiếm 45,2%, năm 2002 đạt 7,87 tỷ USD chiếm 47,1%, năm 2003 đạt khoảng 10 tỷ USD chiếm 50%. Tháng 12/1987 Việt nam đã ban hành Luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Trong thời gian đó số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam liên tục tăng. Từ thời gian đó đến bây giờ Việt Nam đã thu hút được 42 tỷ USD vốn đầu tư của nước ngoài với trên 3.000 dự án. Trong đó đã thực hiện khoảng 21 tỷ USD. Có thể nói rằng nguồn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giữ một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới. Ngoài ra, Việt Nam còn tranh thủ được nguồn viện trợ phát triển chính thức

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 49

(ODA) ngày càng lớn. Nhìn vào bảng số liệu sau chúng ta thấy số dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1988 đến năm 2001 liên tục tăng.

Bảng 4: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 - 2001.

Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư

(tr. USD) 1988 37 371,8 1989 68 582,5 1990 108 839,0 1991 151 1322,3 1992 197 2165,0 1993 269 2900,0 1994 343 3765,6 1995 370 6530,8 1996 325 8497,3 1997 345 4649,1 1998 275 3897,0 1999 311 1568,0 2000 371 2012,4 2001 452 2450,0

Nguồn: Các con số thống kê của Việt Nam thế kỷ XX

+) Thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoỏ cỏc quan hệ kinh tế. Quan hệ thương mại được mở rộng đến các châu lục, các khối kinh tế khu vực và quốc tế. Hiện nay nước ta có quan hệ xuất khẩu với khoảng 170 nước và khu vực trên thế giới. Sự chuyển đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu đảm bảo được yêu cầu xuất khẩu hàng hoá là một trong những thành tựu lớn trong những năm qua. Năm 1985 thị trường Liờn Xụ và một số nước XHCN ở Đông Âu còn chiếm 57% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta, nhưng đến năm 1991 còn 11%, năm 1992 là 5%, năm 1993 là 6%, năm 1994 là 3% đến nay chiếm xấp xỉ 2%. Thay vào đó châu Á đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu chính của Việt nam. Năm 1991 xuất khẩu của Việt nam sang châu Á khoảng 77%, năm 1994 là 75%, những năm gần đây do khai thông 2 thị trường là châu Âu và Bắc Mỹ nên tỷ trọng của các nước châu Á có giảm dần nhưng ở mức cao và khoảng 58% và năm 1999. Trong số các nước châu Á thì thị trường Nhật bản và các nước ASEAN đóng vai trò lớn, chiếm gần 80% tổng kim ngạch buôn bán của

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 50

Việt nam vào những năm đầu của thập kỷ 90. Nhật bản chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu của Việt nam nhưng chỉ chiếm 10% kim ngạch nhập khẩu của Việt nam. ngược lại Singapo chiếm gần 30% giá trị nhập khẩu của việt nam nhưng lại chỉ chiếm trên 10% giá trị xuất khẩu. Hiện nay thì hàng hoá của Việt nam đã thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường Nhật Bản, ASEAN, Đông Bắc Á, EU, và Bắc Mỹ. Mỹ là một thị trường tiềm tàng rất đáng được coi trọng. Việc thâm nhập vào thị trường EU, Nhật Bản và Bắc Mỹ đem lại hiệu quả cho hoạt động ngoại thương và khẳng định sự tiến bộ về chất lượng hàng hoá của nước ta vỡ đó đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng ở những thị trường khó tính này.

Buôn bán với các nước châu Phi và châu Đại Dương được mở rộng. Năm 1989 việc xuất khẩu hàng hoá đến khu vực này chưa vượt qua con số 1 triệu USD năm 1991 giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Phi chỉ đạt 0,2%, đến năm 1994 là 1,4%. Hiện nay giá trị xuất khẩu sang thị trường châu Phi đạt gần 70 triệu USD và châu Đại Dương đạt trên 1,1 tỷ USD. Sự dịch chuyển cơ cấu thị trường xuất khẩu đã góp phần đưa nền kinh tế nước ta vượt qua những giai đoạn khó khăn khi thế giới diễn ra biến động lớn về chính trị đầu những năm 90, hay khủng hoảng kinh tế tiền tệ khu vực năm 1997- 1998. Những năm gần đây chúng ta đã thực hiện chủ trương khôi phục lại thị trường Đông Âu, một thị trường truyền thống và có tiềm năng lớn của ngoại thương nước ta. Đây là việc làm cần thiết, cần có các biện pháp tích cực, hiệu quả vì thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá nông sản chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc, dày dép mà những mặt hàng này lại là thế mạnh của Việt nam. Trong những năm gần đây cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt nam có sự thay đổi khá rõ rệt.

Các thị trường xuất khẩu có mức tăng trưởng nhanh vẫn tiếp tục được giữ vững là: Nam Phi, Thuỵ Sĩ, Ai Len, Trung Quốc, I rắc, Bồ Đào Nha, Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất, Áo, Canada, Philippin, Anh, Campuchia, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, New Zealand. Các thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm nhẹ

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 51

so với cùng kỳ là Indonesia, Hồng Kụng. Dưới đây là các thị trường có mức tăng trưởng trên mức tăng trưởng chung xuất khẩu của cả nước:

Bảng 5: Thị trường xuất khẩu của VN năm 2003- 2004.

Tên nước 9 tháng 2004 Đvị (tr.USD) 9 tháng 2003 Đvị (tr.USD) so 9T/03 (%)9T/04

Nam Phi 37,188 16,378 227.1 Thụy Sĩ 94,338 46,974 200.8 Ai Len 22,575 11,832 190.8 Trung Quốc 1,925,708 1,137,623 169.3 Irắc 173,592 104,622 165.9 Bồ Đào Nha 12,212 7,593 160.8 Các tiểu VQ A.R.T.N 65,147 40,705 160.0 Áo 37,016 23,604 156.8 ASEAN 2,271,500 1,625,812 139.7 Canada 195,670 129,303 151.3 New Zealand 25,513 17,887 142.6 Philippin 393,557 278,250 141.4 Anh 751,867 533,071 141.0 Campuchia 262,190 191,737 136.7 Thổ Nhĩ Kỳ 31,080 22,823 136.2 Bỉ 381,833 281,354 135.7

Tây Ban Nha 229,790 171,387 134.1

Đức 778,244 600,632 129.6

Singapore 997,126 771,040 129.3

Nguồn: Tạp chí thương mại số 9 năm 2005.

+) Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực tỷ trọng hàng chế biến và cỏc nhúm hàng công nghiệp tăng lên. Nếu hàng nguyên liệu thô năm 1991 chiếm trên 92% thì đến nay còn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng chế biến, trong đó có cả hàng chế tạo năm 1991 chỉ chiếm khoảng 8%, đến năm 1999 đó lờn khoảng 40%. Nhóm hàng nụng, lõm, thuỷ hải sản năm 1991 chiếm 53%, năm 2003 giảm xuống còn khoảng 30,6%. Nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 1991 chiếm 47%, năm 2003 tăng lên khoảng 69,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm (2001- 2005) khoảng 114 tỷ USD, tăng 16% bình quân mỗi năm. Nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm là 15,9%,

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 52

trong đó nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu công nghiệp, tăng bình quân hàng năm 22%, nhóm hàng nụng, lõm, thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân hàng năm 16,2%. Vài năm gần đây nổi lên một số mặt hàng có mức tăng trưởng hàng năm rất cao như: giầy dép, dệt may, điện tử, nhân điều, chè, gạo... và có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn như: cà phê Robỳta đứng đầu thế giới, gạo đứng thứ hai thế giới sau Thái lan, nhân điều đứng thứ hai trong ASEAN sau Thái Lan, hạt tiêu đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ.

Trong thời kỳ mở cửa đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đó là sự xuất hiện gia tăng của một số mặt hàng mới như: dầu thô, gạo, hàng điện tử, máy tính, hàng dệt may, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản, cà phê, hạt tiêu... Nếu năm 1989 mới chỉ có 2 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 200 triệu USD. Năm 1996 có 9 mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên 100 triệu USD, năm 2003 đó cú 17 mặt hàng có kim ngạch trên 100 triệu USD trong đó có hai mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD là dầu thô và hàng dệt may, 2 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD là thuỷ sản và giầy dép, có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 500 triệu USD là gạo, cà phê, hàng điện tử, linh kiện máy tính và sản phẩm gỗ. Thì đến nay đó cú hơn 10 mặt hàng, trong đó năm 2004 vừa qua có 6 mặt hàng xuất khẩu đạt từ 1 tỷ USD trở lên là: dầu khí, thuỷ sản, dệt may, giầy dép, hàng điện tử, gỗ. Trong khi đó năm 2000 chỉ có 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD là: dầu thô, hàng dệt may, giầy dép và thuỷ sản. Trước đây xuất khẩu các mặt hàng chủ lực này chỉ chiếm khoảng 60% đến nay chiếm khoảng 75 - 80%.

Chất lượng hàng xuất khẩu được nâng lên đáng kể, một số mặt hàng đó cú sức cạnh tranh trên thị trường thế giới và có tác động tích cực đến chất lượng sản phẩm trong nước. Hiện nay các mặt hàng gạo, dầu thô, thuỷ hải sản, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêu... của nước ta đã được thị trường nhiều nước ưa chuộng.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 53

Xuất khẩu bình quân đầu người năm 2000 đạt 184,2 USD đã đưa nước ta ra khỏi danh sách các nước có nền ngoại thương kém phát triển. Đến năm 2002 xuất khẩu bình quân đầu người đạt 202 USD.

+) Đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện chủ trương “phỏt triển nhiều hình thức thu ngoại tệ, nhất là hoạt động du lịch”. Số khách du lịch nước ngoài vào Việt nam đã tăng từ 1 triệu lượt khách vào năm 1996 lên khoảng 2,6 triệu lượt khách vào năm 2002 đạt mức tăng trưởng bình quân 11,5%. Năm 2002 thu nhập từ du lịch đạt khoảng 23.500 tỷ đồng tăng 14,6% so với năm 2001, xuất khẩu các dịch vụ khác như bưu chính viễn thông đạt 240 triệu USD, vận tải hàng không đạt 339,1 triệu USD, tăng 6% so với năm 2001.

1.1.2 Nguyên nhân của những thành tựu

+) Chất lượng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt nam trên thị trường thế giới, do các nhà sản xuất trong nước đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay gạo, dầu thô, thuỷ hải sản, hàng dệt may, giầy dép, cà phê, nhân điều, hạt tiờu...của Việt nam đã được nhiều nước ưa chuộng và đánh giá cao về chất lượng.

+) Chính sách, cơ chế xuất khẩu có nhiều thay đổi phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường, nhất là về quyền xuất khẩu hàng hoá của thương nhân và các quy định về quản lý hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w