Thực trạng chính sách thương mại nội địa của Việt nam trong 20 năm đổi mới

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 36 - 44)

II THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI NỘI ĐỊA CỦA VIỆT NAM TRONG

2. Thực trạng chính sách thương mại nội địa của Việt nam trong 20 năm đổi mới

mới

Tháng 12/1986 Đại hội Đảng toàn quốc lần VI được tiến hành. Trong Đại hội này Đảng đã thông qua đường lối đổi mới kinh tế. Nhà nước sẽ thực hiện quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường duy trì nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia. Đại hội VI Đảng cộng sản Việt nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới về chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nói chung, về thương mại dịch vụ nói riờng.

Triển khai đường lối Đại hội VI đề ra. Nghị quyết 217/ HĐBT công bố ngày14/11/1987 đã góp phần khẳng định thêm một bước xu thế chuyển hướng nền

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 36

kinh tế sang sản xuất hàng hoá, sản xuất gắn chặt với thị trường, thực hiện hạch toán kinh doanh. nghị quyết này là căn cứ đầu tiên nhằm hình thành một thị trường thống nhất trong cả nước, thu hẹp dần chức năng điều tiết thu nhập và đảm bảo cuộc sống xã hội của giá cả và hoạt động thương nghiệp theo quan niệm “chủ nghĩa bỡnh quõn” trước đây. Nhưng trong thời kỳ này thị trường trong nước vẫn còn lệ thuộc đáng kể vào sự quản lý xơ cứng nhưng hết sức lỏng lẻo của kế hoạch hoá. Hệ thống thông tin thương mại cồng kềnh, thương nghiệp quốc doanh bị thả nổi, làm ăn thua lỗ và thích ứng bấp bênh với cơ chế thị trường. Thương nghiệp tư nhân phát triển nhanh nhưng mang tính tự phát, thiếu định hướng và phát sinh nhiều tiêu cực.

Để tạo điều kiện cho thương mại trong nước phát triển lành mạnh và có tác dụng hỗ trợ thực sự cho sản xuất, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá VI) năm 1989 và Quyết định 197/ HĐBT ban hành ngày 12/12/1989 đã khẳng định một sự chuyển hướng căn bản trong tư duy về phát triển thị trường trong nước. Quyết định này đã quy định thị trường trong nước phải được coi là hệ thống nhất và thông suốt, các hàng rào ngăn cản lưu thông hàng hoá giữa cỏc vựng, cỏc địa phương phải được xoá bỏ, cơ chế điều tiết thị trường phải được chuyển đổi từ kế hoạch trực tiếp sang kế hoạch hướng dẫn gián tiếp. Ngoài việc tạo dựng môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý cho các đơn vị cơ sở, Nhà nước còn cho phép mọi thành phần kinh tế được tự do kinh doanh những mặt hàng pháp luật không cấm. Những tư tưởng này được thể hiện trong điều 2 của Quyết định số 197/HĐBT ngày 12/12/1989 như sau:

Điều 2. - Sửa đổi cách giao chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước năm 1990:

“1. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng trực tiếp giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương một số chỉ tiêu pháp lệnh đối với những cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân, thực hiện các cam kết quốc tế và

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 37

dự trữ Nhà nước. Các chỉ tiêu pháp lệnh đều được cân đối các điều kiện vật chất cần thiết và thực hiện theo chính sách giá cả hiện hành của Nhà nước.

2. Căn cứ vào chỉ tiêu pháp lệnh của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng giao, Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị quốc doanh trực thuộc, không giao chỉ tiêu pháp lệnh cho các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh.

- Chỉ tiêu pháp lệnh giao cho đơn vị kinh tế quốc doanh gồm các khoản nộp ngân sách; nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm chủ yếu.

- Các đơn vị kinh tế phải tiến hành ký kết ngay hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Chậm nhất 3 tháng sau khi nhận được chỉ tiêu pháp lệnh nếu không có đơn vị liên quan đến ký hợp đồng kinh tế thì đề nghị lên cấp giao kế hoạch điều chỉnh lại kế hoạch.

- Ngoài danh mục chỉ tiêu pháp lệnh Hội đồng Bộ trưởng giao, các ngành, các cấp không được tăng thêm danh mục chỉ tiêu pháp lệnh khỏc.”

Tuy vậy những chính sách trên về phát triển thị trường trong nước chỉ mới giải quyết được từng phần của việc tạo dựng cơ chế thị trường mới và sự loại bỏ dần những trở ngại của cơ chế quan liêu bao cấp cũ. Phải từ sau năm 1989 về căn bản cơ chế cũ mới bị loại bỏ. Thị trường trong nước đó cú những tiền đề quan trọng để phát triển thương mại theo hướng tự do hoá với cơ chế một giá kinh doanh, thực hiện đa dạng hoỏ cỏc chủ thể kinh doanh trên thị trường, xoá bỏ hàng rào “ngăn sông cấm chợ”, khuyến khích liên doanh, liên kết kể cả liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong hai năm 1990- 1991 Nhà nước đã ban hành một số quy định về khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hoá, mở rộng quyền của mọi tổ chức kinh tế và công dân Việt nam được đăng ký kinh doanh thương mại - dịch vụ. Nhà nước bảo hộ các hoạt động kinh doanh hợp pháp, tạo những điều kiện bình đẳng trong vay vốn, mở tài khoản ngân hàng và thuê mướn dịch vụ.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 38

Để khẳng định chính sách tự do lưu thông là tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Nhà nước đã ban hành Nghị định 35/CP ngày 25/12/1994 về tổ chức công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu.

Điều 1.- Nay giao Bộ Thương mại, ngoài chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại theo Nghị định số 95-CP ngày 4-12-1993, thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước, bao gồm tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong việc chống đầu cơ, buôn lậu, sản xuất và buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác.

Điều 2.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng quản lý Nhà nước của mình có trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu sản xuất và buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác trong phạm vi ngành, lĩnh vực và địa phương mình phụ trách; phối hợp với Bộ Thương mại để bảo đảm thực hiện thống nhất nhiệm vụ quản lý thị trường trong cả nước.

Bộ Thương mại, sau khi trao đổi với các cơ quan có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy chế cụ thể về trách nhiệm và mối quan hệ giữa Bộ Thương mại với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu.

i u 3.

Đ ề - Chuyển giao bộ máy làm việc, tài liệu và tài sản thuộc Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương (kể cả các Đội kiểm tra thị trường Trung ương) về Bộ Thương mại quản lý và sử dụng để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được liên tục, không bị gián đoạn.

Sau khi bàn giao cho Bộ Thương mại, Ban chỉ đạo quản lý thị trường Trung ương chấm dứt hoạt động.

Bộ Thương mại có trách nhiệm nghiên cứu trình Chính phủ quyết định tổ chức phù hợp ở Bộ và địa phương để đảm bảo quản lý được thị trường và chống buôn lậu.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 39

Để thu hút nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh trong nước năm 1994 Quốc hội đã ban hành luật khuyến khích đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt nam ngày 22/6/1994. Trong đó Quốc hội quy định đối tượng được phép đầu tư vào Việt nam, ngành nghề và khu vực được khuyến khích đầu tư, về chế độ ưu đãi đầu tư và các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư.

Điều 1: Nhà nước bảo hộ và khuyến khích tổ chức, công dân Việt nam, người Việt nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài cư trú lâu dài ở Việt Nam đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên lãnh thổ Việt nam theo quy định của pháp luật Việt nam.

Điều 7: Nhà nước thực hiện các biện pháp sau đây nhằm hỗ trợ các hoạt động đầu tư trong nước. động đầu tư trong nước.

1. Giao đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. 2. Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp để cho thuê làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh. bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3. Lập và khuyến khích các quỹ hỗ trợ đầu tư để cho vay đầu tư.

4. Góp vốn thông qua hỗ trợ đầu tư, ngân hàng thương mại, công ty tài chính.chính.

5. Quy định việc bảo lãnh tín dụng đầu tư của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. dụng.

6. Hỗ trợ việc tổ chức thực hiện các công trình, dịch vụ khuyến khích đầu tư. tư.

Điều 12: Nhà nước khuyến khích các hoạt động hỗ trợ đầu tư sau đây 1. Đầu tư và các lĩnh vực như:

a. Trồng rừng, trồng cây lâu năm trên đất chưa sử dụng, đất trống đồi núi trọc. trọc.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 40

b.Xõy dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển vận tải công cộng đô thị, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoỏ… cộng đô thị, phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá…

c. Chế biến nông sản, lâm sản, hải sản. d. Sản xuất hàng xuất khẩu.

e. Các ngành công nghiệp cần ưu tiên, các ngành nghề truyền thống. 2. Đầu tư ở các vùng dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo...

3. Đầu tư thành lập cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ hiện đại, cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động.

Luật khuyến khích đầu tư trong nước được sửa đổi và bổ sung bằng Quyết định số 03/1998/QH10 ngày 2/5/1998. Một số điểm thiếu sót đã được bổ sung và những điều không phù hợp đã được sửa đổi. Trong đó có một số thay đổi về các hoạt động Nhà nước hỗ trợ đầu tư, các hình thức hỗ trợ…

Các dự án được ưu đãi được bổ sung thêm một số dự án như: đầu tư dây truyền, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, di chuyển cơ sở sản xuất ra khỏi đô thị, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm, đầu tư vào ngành sử dụng nhiều lao động trong nước; những ngành nghề ưu tiên trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội….

Năm 1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 02/CP ngày 5/2/1995 quy định về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ thương mại kinh doanh có điều kiện. Nghị định này được sửa đổi và bổ sung bằng Nghị định số 11/CP ngày 3/3/1999. Danh mục các hàng hoá và dịch vụ thương mại cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, hạn chế kinh doanh đã trình bày trong mục chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại (chương II mục I phần 2.3).

Nhằm mục đích khuyến khích các thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh Nhà nước ban hành chính sách thương nhân, về tổ chức đang ký kinh doanh, các điều kiện về thành lập doanh nghiệp được thể hiện trong Luật

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 41

doanh nghiệp ngày 26/12/1999. Cùng với các chính sách thương nhân là các chính sách phát triển thương mại miền núi, hải đảo, vựng sõu, vựng xa, phát triển thương mại nông thôn được quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15 của Luật Thương mại. Năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/QĐ - TTg ngày 24/6/2002 về việc mở rộng ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Đặc điểm nổi bật của cơ chế kinh tế thị trường mà chúng ta đang duy trì là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Đảng và Nhà nước liên tục cú cỏc chính sách nhằm duy trì và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật. Trong giai đoạn 2001- 2005 tập trung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới công tác chỉ đạo thực hiện để đảm bảo các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, thực sự là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hoàn thiện về cơ bản việc sắp xếp, tổ chức lại và đổi mới quản lý DNNN, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.

Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Hoàn thành quá trình chuyển đổi các HTX, đồng thời nghiên cứu và bổ sung Luật HTX cho phù hợp với tình hình mới. Phát triển các loại hình HTX bao gồm các thể nhân và các pháp nhân. Khuyến khích hình thức liên doanh HTX với DNNN và doanh nghiệp tư nhân. Cú cỏc chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho HTX.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển mạnh. Thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân nhằm phát huy tối đa nội lực, phát triển lực lượng sản xuất. Sửa đổi, bổ sung luật pháp nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Xoá bỏ mọi hình thức phân biệt, đối xử, bảo đảm cơ hội và khả năng lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế trong tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu.Tiếp tục phát huy những tác dụng của Luật doanh nghiệp, tiến tới xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 42

doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích và phát triển là một bộ phận của nền kinh tế Việt nam.

Trong suốt thời kỳ 20 năm đổi mới Đảng và Nhà nước luôn luôn điều chỉnh các chính sách thương mại nội địa sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của Việt nam và của thế giới.

NGUYỄN THỊ THUỶ, LỚP THƯƠNG MẠI 44A 43

CHƯƠNG III: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Đổi mới chính sách thương mại việt nam thời kỳ mở cửa (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w