Đặc trưng về kinhtế

Một phần của tài liệu Lịch sử thế giới cổ trung đại dành cho Đại học (Trang 77 - 80)

- Hạn chế trên đã được C.Mark, Enghels khắc phục.

Tình hình xã hộ

2.5.2. Đặc trưng về kinhtế

Chế độ sở hữu ruộng đất

Chế độ sở hữu ruộng đất

- Theo lý luận chung, quá trình hình thành nhà nước gắn liền với quá trình thay đổi về hình thức sở hữu, trong đó chế độ công hữu của thị tộc sẽ bị tan rã, chế độ tư hữu hình thành và phát triển, lấn át công hữu.

- Ở các quốc gia phương Đông cổ đại, ruộng đất chủ yếu là công hữu, chế độ tư hữu ruộng đất chậm ra đời và không phát triển.

- Trên cơ sở quyền sở hữu tối cao về ruộng đất, nhà nước tiến hành phân chia cho các công xã quản lý. Công xã lại tiến hành chia cho các hộ nông dân cày cấy và thu tô thuế. Nông dân chỉ có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu.

- Ruộng đất công là nguồn thu chủ yếu của nhà nước, nhà nước xác lập chế độ tô thuế dựa trên quyền sở hữu ruộng đất. Ở phương Đông cổ đại, ruộng đất công tồn tại với nhiều hình thức, tên gọi khác nhau: Tỉnh điền (Trung Quốc), Halixơ (Ấn Độ), Nôm (Ai Cập), ....

2.5.2. Đặc trưng về kinh tế

Nền tảng kinh tế

Nền tảng kinh tế

- Do đặc trưng về điều kiện địa lý, tự nhiên chi phối, các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển cả kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp. Tuy nhiên, đặc trưng kinh tế cơ bản là kinh tế nông nghiệp tưới nước.

- Cơ sở kinh tế là nông nghiệp tưới nước, vì vậy, tư liệu sản xuất quan trọng nhất là ruộng đất. Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, ruộng đất hầu hết vẫn là ruộng đất công của nhà nước, được chia thành từng khoảnh rồi đem chia cho các thành viên để cày cấy và nộp thuế cho nhà nước thông qua công xã

- Do đặc trưng kinh tế là nông nghiệp tưới nước nên vấn đề trị thủy và thủy lợi đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, từ rất sớm, các nhà nước phương Đông cổ đại đều quan tâm đến vấn đề thủy lợi. Nhà nước thành lập cơ quan chuyên chăm lo vấn đề trị thủy và thủy lợi.

Vì sao ở các quốc gia PĐ cổ đại, nhà nược thịnh hay suy lại phụ thuộc vào

2.5.2. Đặc trưng về kinh tế

Tính chất nền kinh tế và chế độ tô thuế

Tính chất nền kinh tế và chế độ tô thuế

- Tính chất: Nền kinh tế phương Đông cổ đại mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp.

- Nông dân nhận ruộng đất của nhà nước phải có nghĩa vụ đóng tô, thuế cho nhà nước thông qua công xã. Mức đóng tô thuế ở mỗi nhà nước là khác nhau

- , là hình thức bóc lột đánh vào ruộng đất công được chia, đóng cho chủ sở hữu ruộng đất. Thuế, là hình thức bóc lột đánh vào các lĩnh vực khác (thuế thân, thuế đò, thuế bãi chăn nuôi,...) đóng cho nhà nước. Ở PĐ cổ đại, tô và thuế rất khó phân biệt.

Tô là gì? Thuế là gì? Vì sao ở các quốc gia PĐ cổ đại, tô và thuế khó phân biệt?

Một phần của tài liệu Lịch sử thế giới cổ trung đại dành cho Đại học (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(145 trang)