Hoàn thiện phương pháp đánh giá, thẩm định
Phương pháp đánh giá, thẩm định là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tính hoàn thiện của hoạt động đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư. Ngân hàng cần lựa chọn được phương pháp và các chỉ tiêu phù hợp với nguồn thông tin sẵn có để đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư có hiệu quả cao nhất đồng thời giúp cán bộ thẩm định tiết kiệm được thời gian và công sức, NHTM tiết kiệm được chi phí. Để đánh giá chỉ tiêu này cần phải nghiên cứu các phương pháp mà NHTM đang áp dụng có đáp ứng được những tiêu chí sau hay không:
- Phương pháp là nền tảng để xây dựng quy trình đánh giá, thẩm định, do đó phương pháp đánh giá, thẩm định cần có cơ sở khoa học, phải là kế thừa của các công trình nghiên cứu đã được công nhận. Nếu NHTM tự phát triển phương pháp riêng cho mình thì phương pháp đó cần phải được kiểm chứng hoặc đã trải qua thời gian vận dụng, có kết quả tốt.
- Phương pháp đánh giá, thẩm định phải có tính đầy đủ, đảm bảo vận dụng được trong các tình huống thực tiễn.
- Phương pháp đánh giá, thẩm định phải được cập nhật một cách chủ động khi có những nghiên cứu mới hiệu quả và hiện đại hơn, tránh cập nhật theo hướng thụ động, chỉ khi nảy sinh những yếu kém khi xử lý tình huống thực tiễn mới cập nhật.
Hoàn thiện nội dung đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư
Thực hiện một quy trình thống nhất với các bước tác nghiệp cụ thể. Nội dung đánh giá, thẩm định thường do bộ phận quản lý tín dụng của NHTM xây dựng dựa trên các phương pháp khoa học, được hoàn thiện qua thời gian và đúc kết từ thực tiễn áp dụng. Việc hoàn thiện hoạt động đánh giá, thẩm định cho vay dự án luôn hướng đến mục tiêu sau cùng đó là phòng ngừa được rủi ro tín dụng. Do đó, nội dung đánh giá, thẩm định cho vay DAĐT cần phải đầy đủ các thành phần của dự án đầu tư như: Hồ sơ vay vốn, khách hàng vay vốn, các thông số hoạt động của dự án đầu tư:
• Tổng mức đầu tư
• Nguồn tài trợ • Doanh thu, chi phí
• Dòng tiền và khả năng trả nợ • Lãi suất chiết khấu
• Hiệu quả tài chính
• Rủi ro