Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. (Trang 110 - 112)

2025

3.3.2. Đối với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan

Chính phủ và các Bộ ngành cần phải có chính sách đúng đắn, có tầm nhìn lâu dài, tránh thay đổi nhiều các văn bản pháp luật cũng như các chính sách. Các bộ, ban ngành cần xây dựng hệ thống các chỉ tiêu, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành do mình quản lý.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, trước khi ra quyết định đầu tư, tổng mức vốn đầu tư của dự án phải được thông qua bởi cơ quan chức năng. Đề nghị các cơ quan chủ quản khi phê duyệt tổng mức vốn đầu tư cần tính toán một cách khách quan, chính xác.

Ngoài ra, Nhà nước cần chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo quy định, cần thành lập những công ty chuyên trách về định giá tài sản thế chấp để tránh sự sai lệch trong việc đánh giá tài sản thế chấp nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động đánh giá, thẩm định, từ đó hạn chế rủi ro cho hoạt động của ngân hàng.

Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô

Theo đánh giá của Chính phủ trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội ngày 20 tháng 10 năm 2020, kinh tế vĩ mô những tháng đầu năm 2020 có chiều hướng

ổn định hơn các năm trước, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản bảo đảm, mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá hối đoái được duy trì ổn định.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ nghe Chính phủ báo cáo về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Theo báo cáo, trong năm 2020, sự bùng phát của đại dịch Covid- 19 khiến nhiều hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng; tiêu thụ hàng hóa giảm sút; sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, nhất là trong một số lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, vận tải, du lịch…; hàng triệu lao động mất việc làm, thiếu việc làm, giảm sâu thu nhập. Mặc dù vậy, kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; đạt được mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khan.

Trên đây là bức tranh toàn cảnh vĩ mô của đất nước. Nếu kinh tế vĩ mô không được duy trì ổn định sẽ ảnh hưởng lớn đến công tác tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư của Vietinbank nói riêng. Kinh tế vĩ mô nếu thiếu ổn định thì các yếu tố đầu vào của dự án cũng sẽ có nhiều biến động lớn. Một khi công tác tín dụng đầu tư gặp nhiều trở ngại thì việc triển khai hoạt động đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư cũng gặp nhiều khó khăn. Đây là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị mà trước hết là trách nhiệm điều hành của Chính phủ. Giải pháp quan trọng để bảo đảm kinh tế vĩ mô ổn định là phải chú trọng sử dụng chính sách tiền tệ kết hợp chính sách tài khóa cùng với các chính sách khác một cách linh hoạt, kịp thời theo diễn biến của tình hình kinh tế trong và ngoài nước.

Phát triển công nghệ thông tin

Cán bộ tín dụng tiến đánh giá, thẩm định trên cơ sở những thông tin thu thập được. Như vậy kết quả đánh giá, thẩm định phụ thuộc vào chất lượng thông tin, lượng thông tin đầy đủ, chính xác chính là điều kiện cần để có kết quả đánh giá, thẩm định tốt. Hai vấn đề cần quan tâm hiện nay là nguồn thông tin và chất lượng thông tin, thông tin có thể thu thập được từ nhiều nguồn:

Thông tin từ chính các khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng. Đó là hồ sơ dự án xin vay

vốn, các báo cáo tài chình và những tài liệu cần thiết khác, nguồn thông tin này rất quan trọng nhưng khó xác định được độ tin cậy của nó, bởi các khách hàng muốn được vay vốn bao giờ cũng đưa ra những ưu điểm, tích cực của dự án và thường mang tính chủ quan một chiều, không muốn tiết lộ tình hình tài chính thực tế của đơn vị mình. Trong trường hợp này cán bộ tín dụng thường phải sử dụng kinh nghiệm nghề nghiệp và căn cứ vào quan hệ làm ăn lâu dài, mức độ tín nhiệm để đánh giá chất lượng thông tin.

Thông tin thu thập từ các cơ quan có thẩm quyền: Dự án trước khi xin vay đều đã qua bước thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền ký duyệt dự án. Đây cũng là một cơ sở để cán bộ tín dụng yên tâm hơn về tính khả thi của dự án.

Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng và trung tâm phòng ngừa rủi ro cũng là nguồn đáng tin cậy, tuy nhiên nguồn thông tin này chưa được cập nhật và đa dạng.

Ngoài ra, còn có các nguồn thông tin khác như đối tác, bạn hàng của khách hàng, từ các ngân hàng khác đã có mối quan hệ từ trước. Sau khi đã thu thập được thông tin cán bộ tín dụng cần xử lý các thông tin đó như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian vừa thu được kết quả cao. Để làm được điều này thì phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, lưu trữ một cách thường xuyên và khoa học những thông tin cần thiết, trong đó công cụ quan trọng để thực hiện được nhiệm vụ đó là hệ thông máy tính. Do đó, việc đầu tư trang bị hệ thống máy tính và thực hiện nối mạng từ Hội sở chính đến các Chi nhánh trong nội bộ ngân hàng là hết sức cần thiết. Đây cũng là điều kiện quan trọng để thực hiện các giải pháp do luận văn đã đề xuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động đánh giá, thẩm định cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w