Giải pháp về công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập, thương mạ

Một phần của tài liệu KHAMPHONE SISOUK-1906040195-KTQT26 (Trang 96 - 98)

- Nâng cao nhận thức về vai trò của việc xuất khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường trong cán bộ, giới doanh nhân, quần chúng nhân dân bằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về hội nhập kinh tế quốc tế, về thương mại quốc tế cả về nội dung và đối tượng. Mặt khác, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để một bộ phận lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ tích cực, chủ động trong tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ của Lào.

Nâng cao năng lực dự báo, nhận biết chính sách cũng như những thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách thương mại quốc tế, tăng cường khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu tạo điều kiện để xuất khẩu một số mặt hàng chiến lược của Lào vào các thị trường có nhiều tiềm năng.

Do Lào đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ quản lý tập trung sang cơ chế thị trường, những hạn chế về nhân lực, tài lực đã gây cản trở đáng kể đến hiệu quả của các nỗ lực hội nhập và phát triển thị trường kể từ khi Lào mở cửa.

Tăng cường đầu tư xã hội cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng quy mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư chưa cao, còn dàn trải, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được chuyển đổi theo hướng tích cực.

Kết cấu hạ tầng logisitics và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ Lào nhìn chung cịn yếu kém, thấp thua xa so với nhiều nền kinh tế khác. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Lào chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ, kinh doanh chưa bài bản, sức cạnh tranh yếu khi tham gia thị trường thế giới nên thường mang lại một số bất lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và nền kinh tế Lào.

Lào đang trong giai đoạn đầu hội nhập vào thị trường thế giới với xuất phát điểm về kinh tế rất thấp. Với cơ cấu kinh tế lạc hậu, thiếu nguồn lực về tài chính,

nhân lực, cơng nghệ,… để đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu.

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, lạc hậu và thiếu đồng bộ.

Nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường cịn bỡ ngỡ khó khăn, đội ngũ cán bộ chưa có kinh nghiệm cần bổ sung và đào tạo cho kịp yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường.

Do sản xuất trong nước chưa phát triển sản xuất kiểu tự nhiên, trình độ cơng nghệ thấp, thiếu tập trung, quy mô nhỏ nên các mặt hàng của Lào chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của các bạn hàng. Bởi vậy, chưa đủ sức đứng vững trên thị trường thế giới. Hơn nữa, hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu còn yếu hạn chế, khả năng tiếp cận thị trường, và năng lực tài chính cịn hạn chế. Hệ thống pháp luật đang trong quá trình xây dựng để phù hợp với sự chuyển dịch nền kinh tế sang cơ chế kinh tế thị trường nên vừa thiếu - vừa không đồng bộ. Hệ thống chế biến, bảo quản phục vụ xuất khẩu còn yếu kém lại phân bố thiếu hợp lý, chất lượng chế biến khơng cao và chi phí sản xuất tăng.

Việc xây dựng chiến lược xuất khẩu dài hạn, toàn diện mới ở bước đầu, chưa có chiến lược xuất khẩu rõ ràng, nhất là chiến lược thị trường và chiến lược sản phẩm, thiếu kinh nghiệm; chưa đủ cơ sở, trình độ để xây dựng các kế hoạch, biện pháp phát triển xuất khẩu năng động, hiệu quả, cụ thể là chưa có chương trình phát triển các mặt hàng, thị trường mũi nhọn.

Sự hiểu biết về thị trường nước ngoài cịn hạn chế, hệ thống thơng tin thị trường yếu và thiếu tin cậy, do thiếu số liệu thống kê, phân tích, đánh giá tình hình thị trường để dự báo thị trường xuất khẩu.

Tuy Chính phủ đã đưa ra một số chủ trương chính sách quản lý xuất nhập khẩu, nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm, kém hiệu quả, thiếu sự phối hợp giữa các Bộ ngành trong nước. Công tác quản lý nhập khẩu cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu cán bộ có nghiệp vụ.

Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại này nhưng phải kể đến những ngun nhân cơ bản nhất, đó là trình độ kinh tế của đất nước cịn thấp, cơ cấu

kinh tế nói chung cịn lạc hậu, nước Lào nằm trong cơ chế tập trung, bao cấp, lại bị bao vây, cô lập khá lâu, thực tế mới chuyển sang nền kinh tế thị trường chưa lâu nên không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lúng túng. Hơn nữa trong việc đề ra cơ chế quản lý nhằm thực hiện phương châm hướng mạnh ra xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới còn nhiều lúng túng.

Một phần của tài liệu KHAMPHONE SISOUK-1906040195-KTQT26 (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w