2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ
2.2.1. Hiện trạng cơ chế, chính sách đối với xuất khẩu hàng hóa của doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại CHDCND Lào
Quá trình thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu của mỗi quốc gia, chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố cả chủ quan và khách quan. Trong đó, một nhân tố hết sức quan trọng là hệ thống chính sách của Nhà nước, bởi vì một hệ thống cơ chế, chính sách ban hành hợp lý sẽ có tác dụng tích cực thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và xuất khẩu, nâng cao lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới và ngược lại nó sẽ kìm hãm và thủ tiêu các lợi thế sẵn có của các chủ thể tham gia vào hoạt động xuất khẩu.
Trong giai đoạn 2010 đến 2020, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại và quản lý xuất- nhập khẩu, thì Chính phủ Lào cũng như các Bộ, Ban, ngành và địa phương ở Lào đã ban hành một loạt các văn bản, nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, có thể nhận thấy điều đó như sau:
2.2.1.1. Cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào
Thương mại ban hành thông qua các quy định, quyết định cụ thể sau đây:
Quy định số 0106/BTM, ngày 25/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại Lào về “Quy chế quản lý mặt hàng do Nhà nước quản lý xuất nhập khẩu”.
Quyết định số 1195/BTM, ngày 19/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Kinh doanh tạm nhập tái xuất”.
Quyết định số 0807/BTM, ngày 2/9/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt - Lào”.
Quyết định số 0948/BTM, ngày 13/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Kinh doanh xuất khẩu tiểu ngạch biên mậu”.
Quy định số 703/BTM, ngày 26/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương mại Lào về “Quản lý và sử dụng chứng chỉ xuất xứ hàng hóa” (C/O).
Nghị định số 97/TT, ngày 08/12/1992 của Thủ tướng Chính phủ Lào về “Quản lý và sử dụng chứng chỉ xuất xứ hàng hóa” (C/O).
Những cơ chế, chính sách hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa đó đã thường xuyên được bổ xung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn nền kinh tế của Lào đã bước đầu tạo dựng được môi trường và hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho các thương nhân hoạt động kinh doanh.
Chiến lược phát triển thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng đã ngày càng đóng vai trị định hướng tốt hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. đã kết hợp giữa kế hoạch và thị trường trong tổ chức lưu thơng hàng hóa phát triển bn bán, xuất khẩu của Lào.
2.2.1.2. Chính sách tín dụng xuất khẩu hàng hóa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào
Nhà nước sử dụng cơng cụ tài chính tín dụng như: các cơng cụ về lãi suất ngân hàng, về thuế suất. Chính phủ cũng phát triển các dịch vụ cơng hỗ trợ hoạt động thương mại, điều tiết kinh doanh, lưu thơng hàng hóa trong nước và điều tiết xuất nhập khẩu.
Kinh tế của Lào bắt đầu thực hiện cơ chế kinh tế mới từ năm 1986 cho đến nay và đã đạt được những thành công đáng kể, kinh tế tăng trưởng trung bình 6%/năm trong đó ngành cơng nghiệp phát triển thường xuyên theo hướng chiến lược cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2020. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VII (2011-2015) đã dự đoán nhu cầu khoản vốn 15 tỷ USD, trong đó 7,4 đến 8,3 tỷ là khoản vốn đầu tư của tư nhân và 2 tỷ từ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, huy động vốn từ nhà nước và tư nhân là hết sức quan trọng. đương nhiên, về việc khuyến khích đầu tư cũng như việc cung cấp tín dụng từ ngân hàng của Lào vẫn cịn thấp (ít hơn 10% của GDP) và coi là cấp vốn ngắn hạn nhưng việc đầu tư là dài hạn.
Chính sách của Nhà nước về việc thu hút đầu tư để phát triển kinh tế-xã hội cũng như để cung cấp vốn dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường chứng khoán của Lào đã mở chính thức vào ngày 10/1/2011. Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội lần thứ VI (2006-2010) đã đưa ra kế hoạch thành lập thị trường chứng khốn của Lào để làm cơng cụ trong sự huy động vốn dài hạn có hiệu quả. Trong năm 2021 dự đốn sẽ có 20 cơng ty đăng ký, sẽ mở giao dịch mua bán trái phiếu và tăng huy động vốn 8 tỷ USD.
2.2.1.3. Chính sách mặt hàng xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào
Với xuất phát điểm là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu dựa vào điểu kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn lao động thủ cơng giá rẻ., chính sách mặt hàng xuất khẩu của Lào ở giai đoạn đầu phải chấp nhận xuất khẩu sản phẩm thô để tận dụng ngoại tệ, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nơng sản (gồm có gỗ sản phẩm gỗ, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, cao su…), khoáng sản (than, thiếc, thạch cao) và hàng thủ công mỹ nghệ. Trong thời kỳ 1986 - 1990, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu về nhóm nơng - lâm sản chiếm 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm hàng cơng nghiệp nhẹ chiếm 20%, hàng thủ cơng mỹ nghệ chiếm 10%, khống sản 14%.
Trong quá trình phát triển hoạt động ngoại thương, hội nhập với nền kinh tế bên ngoài, Lào cũng đã từng bước hồn thiện chính sách mặt hàng xuất khẩu trên cơ
sở xác định nhu cầu của thị trường thế giới và xác định lợi thế so sánh, đón nhận làn sóng chuyển giao cơng nghệ từ những nước phát triển để nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến sâu trong kim ngạch xuất khẩu, giảm mạnh việc xuất khẩu nguyên liệu và hàng sơ chế.
Cùng với quá trình phát triển hoạt động ngoại thương, hội nhập với nền kinh tế bên ngồi nhằm góp phần thúc đẩy q trình CNH - HĐH đất nước, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 24/TTg, 22/9/2004 đã xác định định hướng cho chính sách mặt hàng XNK là “Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ. Về nhập khẩu: chú trọng nhập thiết bị và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến”.
Để triển khai Chiến lược phát triển XNK hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2010- 2020 và đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các doanh nghiệp vừa và nhỏ XNK phải quán triệt những nội dung cơ bản và xúc tiến thực hiện chính sách mặt hàng, với mục tiêu cơ bản là: Trong thời kỳ 2010-2020, tiếp tục gia tăng tỷ trọng các sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm dần tỷ trọng hàng thơ. Theo hướng đó đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm hàng nơng - lâm sản sẽ chỉ cịn 13,7% so với con số trên 39% như hiện nay. Tỷ trọng các mặt hàng chế biến, chế tạo sẽ tăng từ 31% lên khoảng 53% bao gồm hàng công nghiệp và cơng nghệ cao.
Bộ Cơng thương đã đưa ra chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, hàng năm ban hành danh mục hàng hóa trọng điểm. Theo hướng này, các Bộ, Ngành có những chính sách ưu tiên, tạo mọi thuận lợi cho những mặt hàng đó phát triển.
Bộ Cơng thương cũng đã xây dựng chiến lược phát triển ngành theo hướng chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghiệp công nghệ cao, cơng nghiệp sạch, cơng nghiệp có hàm lượng trí tuệ cao. Theo mục tiêu này, ngành công nghiệp sẽ tập trung phát triển 3 nhóm hàng: nhóm đang có lợi thế cạnh tranh gồm chế biến nông - lâm sản, dệt may, giày dép, cơ khí, chế tạo thiết bị, lắp ráp cơ điện tử, xe máy, đồ gỗ; nhóm hàng tư liệu sản xuất; nhóm hàng cơng nghiệp tiềm năng và áp dụng công nghệ
tiết kiệm năng lượng, công nghệ vật liệu, cơng nghệ thơng tin.
2.2.1.4. Chính sách thuế và phi thuế quan xuất khẩu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Lào
Chính sách đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ là những quy định của Nhà nước về điều kiện cho phép đối tượng nào được trực tiếp tham gia vào hoạt động ngoại thương. Nếu dựa vào nội dung các văn bản chính sách đã ban hành, có thể thấy rằng quyền thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đăng ký tại Lào ngày càng trở nên thơng thống hơn, mở rộng hơn. Trước năm 1986, bằng chế độ độc quyền ngoại thương, chỉ có một số ít doanh nghiệp vừa và nhỏ nhà nước được quyền tham gia vào hoạt động ngoại thương .
Sau năm 1986, quyền tham gia hoạt động ngoại thương của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng mở rộng. Có thể nêu ra một số bước chủ yếu sau đây để thấy rõ tính liên tục trong việc mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trong những năm qua:
Luật kinh doanh số 005/QH, 18/7/1994, Viêng Chăn, theo đó cho phép mở rộng quyền xuất khẩu cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu nếu có đủ điều kiện. điều 19 của Luật này đã nêu: “Các tổ chức kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên nghiệp của Nhà nước, các cơ sở sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thuộc thành phần kinh tế quốc doanh có đủ tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đủ đội ngũ am hiểu nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu được quyền trực tiếp xuất nhập khẩu”.
+ Đối với các đơn vị sản xuất, không phân biệt cấp quản lý và thành phần kinh tế, nếu đủ các điều kiện sau đây được Bộ Công thương cấp đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên; 1) Sản phẩm xuất khẩu do đơn vị sản xuất ra hoặc do liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất, chấp hành tốt chính sách và luật pháp của Nhà nước;
2) Có thị trường tiêu thụ ổn định và xuất khẩu có hiệu quả; 3) Có cán bộ hiểu biết nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, trước hết là thông thạo việc giao dịch ký kết hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và thanh toán đối ngoại; 4) đạt kim ngạch xuất khẩu từ 5 triệu USD/năm trở lên.
chấp hành tốt chính sách và pháp luật nhà nước như đối với các đơn vị sản xuất thì chỉ có tổ chức kinh doanh quốc doanh do cấp Trung ương, Tỉnh, Thành phố, đặc khu hoặc quận huyện quản lý mới được tham gia hoạt động xuất nhập khẩu; và phải đạt kim ngạch xuất khẩu từ 20 triệu USD/năm trở lên.
Năm 1994, theo Sắc lệnh của Thủ tướng Chính phủ số 24/TTg-CP thì quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đã được mở rộng. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế đều được phép tham gia XNK nếu đáp ứng được điều kiện về vốn lưu động và nhân sự.
+ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyên kinh doanh XNK phải được thành lập theo đúng pháp luật, hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký và doanh nghiệp vừa và nhỏ đó phải có vốn lưu động tính bằng tiền Lào tương đương 200 ngàn USD, số vốn này phải được xác nhận về mặt pháp lý.
+ Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất được thành lập theo đúng pháp luật, có hàng xuất khẩu, khơng kể mức vốn lưu động, kim ngạch nhiều hay ít, khơng phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể được xuất khẩu hàng hóa do mình sản xuất ra, được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của doanh nghiệp vừa và nhỏ mình. Như vậy, cơ chế quản lý ngoại thương theo mơ hình “Nhà nước độc quyền ngoại thương” về cơ bản đã thay đổi. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhà nước khơng cịn được độc quyền XNK nữa. Với những đổi mới trên, số các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia hoạt động XNK tăng lên khá nhanh:
Luật kinh doanh số 005/QH, ngày18/7/1994, Viên Chăn về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia cơng và đại lý mua bán hàng hóa với nước ngoài.
Nghị định 34/CP, ngày 14/2/2006 đã xố bỏ hồn tồn chế độ đăng ký kinh doanh XNK mà các Nghị định trước đây đã ban hành. Nghị định đã nêu rõ “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”.
Như vậy, mọi điều kiện kinh doanh XNK được nêu tại Nghị định 180/TTg, ngày 7/7/2010 đã được định số vốn lưu động và xoá bỏ. Tuy nhiên lúc này các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chỉ được phép kinh doanh XNK những loại hàng hóa theo ngành nghề đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cịn nếu kinh doanh XNK những loại hàng hóa khác ngồi danh mục đã đăng ký thì phải xin phép mở rộng lĩnh vực hoạt động, và được Bộ cơng thương cho phép thì mới được tiến hành.
Năm 2002, Nghị định 25/TTg, ngày 25/3/2002 đã cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn đầu tư nước ngoài được tham gia hoạt động XNK nhưng chỉ được trực tiếp xuất khẩu những sản phẩm do doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất ra và được nhập khẩu vật tư, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của chính doanh nghiệp vừa và nhỏ mình chứ khơng được mở rộng sang lĩnh vực kinh doanh XNK.
Năm 2001: Nghị định 36/TTg, ngày 9/7/2001 đã cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ (thuộc mọi thành phần kinh tế) được quyền xuất khẩu tất cả hàng hóa, khơng phụ thuộc ngành nghề, ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu.
Như vậy, thơng qua các Nghị định trên, từng bước quyền kinh doanh XNK ngày càng mở rộng. đến nay, bằng Quyết định số 78/TTg (2002) thì quyền thương mại đã được tự do, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc mọi thành phần kinh tế đều thực sự được bình đẳng trước pháp luật, đều được quyền trực tiếp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc mở rộng quyền thương mại đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia XNK, năm 2001 có khoảng 160, năm 2002: 230 doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 2004: 357 doanh nghiệp vừa và nhỏ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
2.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiCHDCND Lào CHDCND Lào
2.2.2.1. Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của CHDCND Lào
Bộ Công thương là cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu. để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là hoạt
động xuất nhập khẩu với thị trường khối ASEAN, EU và các nước đông Á, cơ cấu bộ máy của Bộ Công thương Lào cũng khơng ngừng được hồn thiện.
Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động thương mại của Lào trong những năm qua còn yếu kém và chưa được chú trọng hồn thiện. Tuy nhiên, mơ hình Hệ thống tổ chức quản lý thương mại của Chính phủ Lào đã đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước. đặc biệt từ Lào khi gia nhập khối ASEAN (năm 2001) và thiết lập quan hệ hợp tác thương mại song phương và đa phương, hệ thống tổ chức quản lý của Lào đã có những bước chuyển đổi mới. Mơ hình bộ máy tổ chức quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ thương mại đã đáp ứng được sự năng động và tính chuyên