Các nhân tố thuộc về quốc gia

Một phần của tài liệu KHAMPHONE SISOUK-1906040195-KTQT26 (Trang 41)

1.3.1.1. Chính sách tỷ giá và các đòn bẩy

Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định ở mức thấp (đồng nội tệ có tỷ giá tương đối thấp so với đồng ngoại tệ). Trong trường hợp ngược lại sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt được mức giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước.

Bên cạnh việc xoá thuế xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu cũng được coi là một trong những biện pháp có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng xuất khẩu các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Việc trợ cấp xuất khẩu có thể được thực hiện thông qua việc giảm lãi suất đối với vốn vay phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

1.3.1.2. Chính sách cần đối thanh toán và thương mại

Trong hoạt động thương mại nói chung, ổn định được cán cân thanh toán và cán cân thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh

tế. Tuy nhiên, những biện pháp cân bằng cán cân thanh toán không phải bằng hạn ngạch nhập khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn mà phải bằng những chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. Song song với việc này phải mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Có như thế, một quốc gia mới có thể giảm dần nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân xuất - nhập khẩu.

1.3.1.3. Chính sách giá sản phẩm phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Trong thực tế, giá xuất khẩu (và cả giá nhập khẩu) ít nhiều phù hợp với chi phí thị trường sẽ bằng giá trong nước, nếu loại trừ các chính sách điều tiết của Nhà nước. Lúc này, giá xuất nhập khẩu cung cấp chuẩn mực về chi phí tiêu thụ hay sản xuất sản phẩm để so sánh ngược trở lại với giá cả hình thành trong nước. đối với công tác hoạch định chính sách giá, để xây dựng và đi đến quyết định một mức giá cụ thể của một loại hàng hóa thì phải xem xét tới rất nhiều yếu tố cả về thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

1.3.1.4. Chính sách đầu tư, tín dụng thương mại tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Trong phần này, xuất phát từ công thức của Keynes, tức là có phải khi tăng tín dụng (có nghĩa là cho vay nhiều) sẽ dẫn tới sự phát triển kinh tế nhanh hơn? Thực chất của vấn đề chủ yếu là làm sao khuyến khích và bảo đảm có nhiều tín dụng hơn cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các cơ sở chế biến. Hiện nay vẫn tiếp tục có sự tranh luận giữa hai cách tiếp cận: (1) tin tưởng vào sự phân phối và quyết định của Chính phủ, khi không trực tiếp phân phối nguồn vốn cho vay vào các mục đích, các ngành ưu tiên hơn; (2) chương trình tự do hóa tài chính được áp dụng rộng rãi ở một số nước phát triển.

1.3.1.5. Nghiên cứu, triển khai và tăng năng suất trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Tăng năng suất được coi là nhân tố chủ yếu góp phần tăng trưởng sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa. Tất cả các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đào tạo kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện chính sách giá cả, đầu tư, tín dụng đều góp phần vào sự gia tăng năng suất. Khi nói đến việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào

sản xuất hàng hóa, áp dụng những mặt hàng mới có năng suất, chất lượng cao đi đôi với công tác xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu đảm bảo chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu, đem lại thu nhập cho ngân sách.

1.3.1.6. Chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ chế biến hàng hóa xuất khẩu

Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ với quy mô hợp lý ở khu vực trên địa bàn tỉnh và nông thôn; coi đây là bộ phận quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. đây là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng để hướng các ngành sản xuất khác vào khai thác thế mạnh của khu vực kinh tế này.

Trên cơ sở các chiến lược đề ra, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh để các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ này an tâm phát triển. đồng thời, cần có hệ thống các cơ chế, chính sách, đòn bẩy để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. 1.3.2. Các yếu tố thuộc về quốc tế

Quan hệ hợp tác thương mại với các nước, các thị trường khu vực và quốc tế phải gắn với xuất khẩu hàng hóa. để làm được điều này thì cần có sự điều chỉnh hợp lý về chính sách xuất khẩu hàng hóa với chính sách nhập khẩu các loại hàng hóa khác ở cùng một thị trường. Cơ chế hàng đổi hàng có khả năng được phát huy tác dụng trong trường hợp này;

Mở rộng cam kết song phương và đa phương cấp Chính phủ về xuất khẩu hàng hóa chính là cơ sở quan trọng, mang tính ổn định lâu dài trong điều kiện hàng hóa xuất khẩu của Lào có sức cạnh tranh cao, phù hợp với yêu cầu thị trường quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, cần lưu ý là các cam kết này đôi khi gắn với những điều kiện nhất định về kinh tế - chính trị - xã hội; do vậy, phải tính toán đầy đủ, toàn diện khi đi đến ký kết để bảo đảm hiệu quả tổng hợp của hoạt động xuất khẩu;

Khai thác hình thức hàng trả nợ nước ngoài bằng những mặt hàng chủ lực. đây là thị trường đã có địa chỉ; do vậy những nỗ lực về cả hai phía sẽ tạo khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ của Lào. Tuy nhiên, cần tính đến các phương thức trả nợ, nhất là về thủ tục, phương tiện thanh toán;

Vai trò của các cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại Lào ở nước ngoài là hết sức quan trọng trong việc khai thác, mở rộng quan hệ thương mại nói chung, xuất khẩu hàng hóa nói riêng;

Công tác thu thập, xử lý thông tin, dự báo về khả năng thị trường trong nước và nước ngoài để cung cấp cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là phát triển thương mại điện tử trong việc cung cấp các cơ hội thị trường xuất khẩu là hướng đi đúng đắn và hiệu quả nhất hiện nay trong việc phát triển thị trường xuất khẩu;

Cùng với sự chủ động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa thì việc phát huy vai trò của các Hiệp hội các loại ngành sản phẩm trong chiến lược thị trường xuất khẩu sẽ giúp cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng này.

Xúc tiến thương mại trong xuất khẩu hàng hóa: theo đó là hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh xuất khẩu hàng hóa tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tốc độ lưu thông hàng hóa, nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng, tăng thị phần cho hàng hóa qua đó hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng.

Môi trường kinh doanh hàng hóa xuất khẩu: môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nói đến môi trường kinh doanh của một nước là phải nói đến hệ thống pháp luật, chính sách chung và chính sách đặc thù của nước đó đối với hàng hóa, trong đó đặc biệt quan tâm đến đánh giá mức độ tăng trưởng GDP, mức lạm phát, tiền tệ và ngân hàng, vận tải và hệ thống thông tin liên lạc, tăng trưởng dân số của nước đó.

Trong quá trình tự do hóa thương mại, các quốc gia thường sử dụng các công cụ bảo hộ khác nhau để đảm bảo cho hàng hóa của mình có đủ năng lực cạnh tranh không chỉ trong nước mà cả ngoài nước, trong đó chính sách tài chính, tiền tệ có vai

trò đặc biệt quan trọng. Các công cụ thường được các nước sử dụng là thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, chính sách tỷ giá hối đoái.

Kết luận chương 1

Chương 1, đã hệ thống hóa và phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hóa. Những lợi ích kinh tế to lớn, những đóng góp đáng kể từ xuất khẩu hàng nông sản mang lại cho nền kinh tế, đó là cơ sở, tiền đề cho việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới. để đánh giá những tác động đến xuất khẩu hàng hóa, cần phải dựa vào các yêu cầu đặt ra đối với xuất khẩu hàng hóa khi Lào tham gia vào các tổ chức quốc tế như vấn đề về thuế, trợ cấp, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa… Ngoài ra, cũng ở chương này, tác giả cũng đã đề cập một số nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa để đánh giá hiệu quả xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Lào.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHDCND LÀO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI

NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.1. Tổng quan đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của CHDCND Lào ảnh

hưởng đến hoạt động xuất khẩu

2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của CHDCND Lào

CHDCND Lào có đường biên giới chung với 5 nước láng giềng, phía Bắc có biên giới với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có chiều dài 416 km và Myanma với chiều dài 230 km, phía Tây giáp với Vương quốc Thái Lan có chiều dài là 1.754 km, phía đông giáp với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với chiều dài là 2.130 Km, phía Nam giáp với Campuchia có chiều dài là 492 km; không có cảng biển, nhưng Lào là một nước có sông suối nhiều và phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ, trong đó dòng sông Mê Kông là một dòng chính chảy suốt từ Bắc đến Nam Lào, đồng thời là một dòng sông lớn vào “hàng thứ 7 của thế giới” và được coi là con sông quốc tế vì nó chảy qua nhiều nước. Lào có tổng diện tích 236.800 km2, được chia thành 17 tỉnh và thành phố, trong đó diện tích đất rừng là 230.800 km2 (chiếm 97,47% diện tích của cả nước) và mặt nước là 6,000 km2, có chiều dài từ Bắc đến Nam là 1.799 km và chiều rộng từ 100-400 km. Do những nét địa hình trên đây, có thể phân nước Lào thành ba vùng lớn: Vùng miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc nói chung là một vùng đồi núi trùng điệp, bình độ tương đối cao, địa hình hiểm trở và chia cắt, có nhiều thung lũng. Vùng này đi lại rất khó khăn. Miền Trung và miền Nam tương đối thấp hơn, ít núi hơn, có đồng bằng và thung lũng rộng hơn, giao lưu, giao dịch thuận lợi hơn.

Về khí hậu, nước Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu, do vậy khí hậu mang tính chất nhiệt độ gió mùa nóng ẩm là chủ yếu. Mặt khác, do lãnh thổ Lào kéo dài theo hướng kinh tuyến, có địa hình đa dạng và lại nằm sâu trong lục địa nên khí hậu không thuần nhất từ Bắc đến Nam, từ vùng đồng bằng đến vùng cao nguyên miền núi. Tuy nhiên, do khối lượng không khí có độ dày lớn và ảnh hưởng có tính liên tục từ các nước xung quanh, nên Lào trong một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 với gió mùa Tây

Nam nóng ẩm từ Ấn độ Dương thổi qua địa phận Thái Lan, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió mùa đông Bắc khô lạnh. Lượng mưa trung bình khoảng 1600 - 1800 mm/năm và nhiệt độ trung bình từ 220C đến 420C.

Về đất đai, Lào là một nước có đất đai tương đối rộng và phong phú, khí hậu tương đối ẩm phù hợp với các loại cây công nghiệp. địa hình ở Lào có những nét đặc biệt, núi cao tập trung ở miền Bắc và miền đông, núi thấp dần khi xuống phía những đồng bằng dọc sông Mê Kông. Mạng lưới sông suối của Lào khá lớn và phân bố tương đối đồng đều, mang nhiều đặc điểm của sông suối vùng núi, lắm thác, nhiều ghềnh, mặt khác lại là điều kiện thuận lợi quan trọng để xây dựng các công trình thuỷ điện và thuỷ lợi.

Lào có tiềm năng rất lớn về việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp, trồng rừng để làm giấy hoặc để chế biến gỗ và những sản phẩm từ gỗ. Tài nguyên khoáng sản tại Lào đặc biệt phong phú, như các mỏ sắt, than đá, bôxít, đồng, ka li, vàng, chì, kẽm, thạch anh, thạch cao, đá vôi… có quy mô công nghiệp, có một số mỏ quan trọng với quy mô lớn, có thể cho phép phát triển công nghiệp cơ bản như công nghiệp thép, đồng, nhôm, xi măng…

Về dân số, CHDCND Lào có hơn 6 triệu người, tính trung bình là 25 người/km2 (năm 2005), phần lớn theo đạo Phật, có 3 khối dân tộc lớn là: Lào lum chiếm 67%, Lào thơng chiếm 23%, Lào sủng chiếm 10% và có 49 bộ tộc, Ở Lào 85% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và 80% lao động làm việc ở ngành nông- lâm nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 1,72%. CHDCND Lào ra đời sau bao thế kỷ lịch sử xây dựng và bảo vệ đất nước. Tháng 12 năm 1975, chế độ quân chủ thực sự được xoá bỏ và thành lập một Nhà nước dân chủ nhân dân hoạt động theo cơ chế: đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội của CHDCND Lào

Nước CHDCND Lào được thành lập từ ngày 02/12/1975, là một nước nằm ở khu vực đông Nam Á, ở giữa bán đảo đông Dương, là một nước có điểm xuất phát rất thấp, cơ sở hạ tầng, giao thông còn yếu kém, là nước nghèo, thị trường nhỏ bé, tỷ suất hàng hóa xuất khẩu và sức mua còn thấp. Các điều kiện nói trên đã có ảnh hưởng

rất lớn đến quy mô và sự hoạt động cũng như đến hiệu quả của ngành kinh tế nói chung và ngành xuất nhập khẩu nói riêng.

Từ khi đất nước hoàn toàn giải phóng (02/12/1975) đã mở ra một kỷ nguyên mới, huy hoàng, phồn vinh và tiến bộ xã hội cho nhân dân các bộ tộc Lào. Nhà nước xác định 2 nhiệm vụ chiến lược là: Bảo vệ vững chắc chính quyền dân chủ, hàn gắn vết thương chiến tranh khôi phục sản xuất phát triển kinh tế-văn hóa xã hội của chế độ mới; từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, tuy đã có khá nhiều thay đổi nhưng nền kinh tế CHDCND Lào vẫn ở trình độ thấp, mang nặng tính tự nhiên và nửa tự nhiên. đại hội lần thứ IV của đảng NDCM Lào tháng 11 năm 1986 đã vạch ra đường lối “đổi mới kinh tế” nhằm chuyển nền kinh tế còn mang nặng tính tự cung tự cấp sang kinh tế hàng hóa- nền kinh tế thị trường, xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp… Trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế có nhiều thuận lợi và triển vọng, nhưng CHDCND Lào đã gặp không ít khó khăn và có nhiều thách thức đặt ra trước mắt.

Cuối năm 1986 CHDCND Lào bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới dựa theo kinh nghiệm của Việt Nam: đại hội VI (1986) của đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương đổi mới ở Việt Nam, trong đó có đổi mới kinh tế. Các đại hội VII

Một phần của tài liệu KHAMPHONE SISOUK-1906040195-KTQT26 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w