Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
3.1.1. Bối cảnh trong nước
3.1.1.1. Thuận lợi
Trong 30 năm qua đất nước Lào đã có ổn định về chính trị và trật tự về xã hội trong trình độ tốt và ngày càng vững chắc; khả năng và trình độ sản xuất của ngành kinh tế đã ngày càng vững chắc, kinh doanh đã từng bước sát với thị trường quốc tế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước đã dần dần được mạnh lên; cơ cấu kinh tế đã được chuyển đổi; tích cực thực hiện đường lối của đảng về phát triển kinh tế có kế hoạch, ưu tiên cho các ngành và địa phương. Vị trí địa lý, tài nguyên, thiên nhiên đã thu hút và tạo điều kiện phát triển cho ngành du lịch và đầu tư. Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào đã được bạn bè quốc tế đánh giá là nơi quá cảnh của khu vực. Sự gia nhập Hiệp hội đông Nam Á sẽ tạo cơ hội tốt cho các tổ chức chính trị và kinh tế, tài chính để phát triển đất nước. Hội nhập quốc tế ngày càng toàn diện và sâu sắc. Nhiều cam kết quốc tế đã bước vào giai đoạn thực hiện thực sự, sẽ có những tác động lớn tới nền kinh tế của Lào.
3.1.1.2. Khó khăn, thách thức
Quy mô kinh tế của đất nước cịn nhỏ bé và khó có thể phát triển kinh tế với nhịp độ nhanh chóng được; cơ chế, chính sách tài chính - tiền tệ cịn yếu kém và khó khăn; về phát triển cơ sở hạ tầng trong nhiều năm nay cịn ở trình độ thấp chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế; khả năng cạnh tranh và giành lấy khoa học từ nước ngồi cịn hạn chế. Nền sản xuất hàng hóa nói chung đang ở trình độ thấp (năng suất, chất lượng, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh yếu); sản xuất cịn mang tính tự cấp - tự túc. Thành phần kinh tế tư nhân nhỏ bé, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đạt kế hoạch và chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước. Xuất khẩu tăng trưởng chậm, nhập siêu hàng hóa nhiều. Ổn định kinh tế vĩ mô dễ bị tổn thương, chú yếu do nền kinh tế quá nhỏ bé, môi trường quốc tế thường xuyên biến động và năng lực quản lý vĩ mơ của Chính phủ cịn hạn chế.
3.1.2. Bối cảnh quốc tế
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trưởng không đồng đều ở các nước và khu vực. Khi Trung Quốc là nước tiếp tục phát triển ở tốc độ cao, thì nền kinh tế Mỹ lại đang chậm thốt ra khỏi cuộc suy thoái kinh tế. điều này tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, các nền kinh tế lớn như EU, Nhật bản cũng có mức tăng trưởng thấp hơn những năm trước. Theo số liệu thống kê về tình hình kinh tế Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản dường như đều rất quan ngại về những khó khăn chung của nền kinh tế tồn cầu nói chung và hầu như tất cả các kinh tế của các nước phát triển đều rơi vào tình trạng suy thối. Doanh số bán hàng, sức cầu và chỉ số tiêu dùng giảm mạnh. Kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển đều giảm mạnh.
Nền kinh tế hội nhập khu vực và thế giới, tiến trình tồn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, và Lào không nằm ngồi xu hướng chung đó. Tuy nhiên, q trình hội nhập khu vực và thế giới của nước CHDCND Lào ngồi những tác động khách quan, cịn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan trong tiến trình hội nhập. Và có thể cho rằng, hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu khách quan của bất cứ quốc gia nào.
Trong xu thế tồn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập quốc tế của các nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động tích cực đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu; sự phát triển nhanh khoa học-công nghệ, nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuất thế giới hiện đại, tác động ngày càng sâu sắc nền kinh tế thế giới, tạo cơ sở xuất hiện các xu thế và cục diện mới của kinh tế thế giới; chuyển nhanh từ kinh tế tài nguyên, kinh tế vật thể sang phát triển nền kinh tế tri thức; chuyển mạnh các cơng ty đa quốc gia và xun quốc gia, có vai trị ngày càng quan trọng hay là chủ thể chính quyết định sự phát triển kinh tế thế giới và ở mỗi quốc gia. đây là những yếu tố có tác động
tích cực đến thúc đẩy phát triển xuất khẩu của Lào. Xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó nổi bật là tư nhân hóa, cổ phần hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nhà nước, chuyển mạnh sang phát triển các công nghiệp tri thức, các ngành dịch vụ… đều tác động mở ra cơ hội phát triển và các thách thức không nhỏ đối với quá trình phát triển thị trường xuất khẩu của Lào.