1.1. Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.3. Sự cần thiết đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Hoạt động thương mại quốc tế, là quá trình vừa hợp tác, vừa cạnh tranh quyết liệt giữa các chủ thể kinh tế. đây là sự thử thách với bất cứ quốc gia nào tham gia vào quá trình này, đặc biệt đối với những nước kém phát triển, đang phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế vừa mở ra khả năng để phát triển kinh tế đất nước, nhưng đồng thời cũng buộc các quốc gia phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực thương mại quốc tế là q trình thực hiện tự do hóa thương mại thông qua việc cắt giảm các rào cản, là thực hiện các cam kết song phương và đa phương trong các cam kết giữa các quốc gia. Trong hoạt động thương mại quốc tế, quốc gia nào tạo được nhiều hàng hóa, hàng hóa có chất lượng cao được thị trường thế giới chấp thuận, thì nước đó sẽ mở rộng được hoạt động xuất khẩu. điều đó cũng có nghĩa là quốc gia đó đã tận dụng, khai thác được lợi thế so sánh và thông qua thương mại quốc tế để thu được lợi ích cho quốc gia mình. Những lợi ích do hoạt
động xuất khẩu mang lại cho mỗi quốc gia là hết sức rõ ràng, điều đó có thể nhận thấy:
Khi xuất khẩu được nhiều hàng hóa, dịch vụ sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. điều này là yếu tố quyết định cho việc nâng cao đời sống vất chất và tinh thần của dân cư trong điều kiện hội nhập; Đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa chính là con đường để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước vươn ra thị trường thế giới, cọ xát với doanh nghiệp vừa và nhỏ quốc tế. đây chính là mơi trường để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước, tạo dựng được vị thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước trên thị trường thế giới và quan trọng hơn dần dần tạo ra những thương hiệu ở tầm quốc tế; Đẩy mạnh xuất khẩu và nhất là xuất khẩu những mặt hàng có tính đặc thù của quốc gia cịn tạo ra cơ hội sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực của quốc gia và qua đó dần dần xây dựng được vị thế của quốc gia trên trường quốc tế; Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức, tính hợp lý của chính sách thương mại quốc tế và thu hút đầu tư của từng quốc gia. Vì vậy, kết quả của xuất khẩu hàng hóa chính là thước đo tính hợp lý của chính sách và hiệu lực của hệ thống quản lý nhà nước về thương mại nói chung và quản lý xuất nhập khẩu nói riêng. Thơng qua q trình xuất khẩu, cơ quan quản lý nhà nước sẽ dần dần điều chỉnh chính sách, sử dụng công cụ kinh tế và phi kinh tế, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước; đẩy mạnh được xuất khẩu hàng hóa cũng chính là cơ sở cần thiết đề cân bằng cầu thương mại, cầu thanh tốn, và do đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô cho đất nước; Thơng qua xuất khẩu hàng hóa chúng ta cịn xuất khẩu cả văn hóa, truyền thống, làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết chúng ta hơn và do đó tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp trong lịng bạn bè thế giới.
Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển, thương mại quốc tế là một bộ phận quan trọng, gắn liền với tiến trình hội nhập và có vai trị quyết định đến lợi thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và thế giới. Việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu của các quốc gia. Vì vậy, có thể nói thúc đẩy xuất khẩu là một động lực của sự phát triển kinh tế.