Các nhân tố thuộc về quốc gia

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 41)

1.3.1.1. Chính sách tỷ giá và các đòn bẩy

Đây là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Chính sách tỷ giá hối đoái thuận lợi cho xuất khẩu là chính sách duy trì tỷ giá tương đối ổn định ở mức thấp (đồng nội tệ có tỷ giá tương đối thấp so với đồng ngoại tệ). Trong trường hợp ngược lại sẽ khuyến khích nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu. Kinh nghiệm của các nước đang thực hiện chiến lược hướng về xuất khẩu là điều chỉnh tỷ giá hối đoái thường kỳ để đạt được mức giá cân bằng trên thị trường và duy trì mức tỷ giá tương quan với chi phí và giá cả trong nước.

Bên cạnh việc xoá thuế xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu cũng được coi là một trong những biện pháp có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ việc mở rộng xuất khẩu các mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu. Việc trợ cấp xuất khẩu có thể được thực hiện thông qua việc giảm lãi suất đối với vốn vay phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu.

1.3.1.2. Chính sách cần đối thanh toán và thương mại

Trong hoạt động thương mại nói chung, ổn định được cán cân thanh toán và cán cân thương mại có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh

tế. Tuy nhiên, những biện pháp cân bằng cán cân thanh toán không phải bằng hạn ngạch nhập khẩu, cấm nhập khẩu hoặc vay vốn mà phải bằng những chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu. Song song với việc này phải mở rộng quy mô xuất khẩu, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu. Có như thế, một quốc gia mới có thể giảm dần nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân xuất - nhập khẩu.

1.3.1.3. Chính sách giá sản phẩm phục vụ sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Trong thực tế, giá xuất khẩu (và cả giá nhập khẩu) ít nhiều phù hợp với chi phí thị trường sẽ bằng giá trong nước, nếu loại trừ các chính sách điều tiết của Nhà nước. Lúc này, giá xuất nhập khẩu cung cấp chuẩn mực về chi phí tiêu thụ hay sản xuất sản phẩm để so sánh ngược trở lại với giá cả hình thành trong nước. đối với công tác hoạch định chính sách giá, để xây dựng và đi đến quyết định một mức giá cụ thể của một loại hàng hóa thì phải xem xét tới rất nhiều yếu tố cả về thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

1.3.1.4. Chính sách đầu tư, tín dụng thương mại tạo điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Trong phần này, xuất phát từ công thức của Keynes, tức là có phải khi tăng tín dụng (có nghĩa là cho vay nhiều) sẽ dẫn tới sự phát triển kinh tế nhanh hơn? Thực chất của vấn đề chủ yếu là làm sao khuyến khích và bảo đảm có nhiều tín dụng hơn cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu và các cơ sở chế biến. Hiện nay vẫn tiếp tục có sự tranh luận giữa hai cách tiếp cận: (1) tin tưởng vào sự phân phối và quyết định của Chính phủ, khi không trực tiếp phân phối nguồn vốn cho vay vào các mục đích, các ngành ưu tiên hơn; (2) chương trình tự do hóa tài chính được áp dụng rộng rãi ở một số nước phát triển.

1.3.1.5. Nghiên cứu, triển khai và tăng năng suất trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu

Tăng năng suất được coi là nhân tố chủ yếu góp phần tăng trưởng sản xuất hàng hóa xuất khẩu; nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa. Tất cả các hoạt động nghiên cứu, triển khai, đào tạo kỹ thuật, xây dựng kết cấu hạ tầng, thực hiện chính sách giá cả, đầu tư, tín dụng đều góp phần vào sự gia tăng năng suất. Khi nói đến việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào

sản xuất hàng hóa, áp dụng những mặt hàng mới có năng suất, chất lượng cao đi đôi với công tác xúc tiến thương mại, khuyến khích xuất khẩu đảm bảo chất lượng, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu, đem lại thu nhập cho ngân sách.

1.3.1.6. Chính sách phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ phục vụ chế biến hàng hóa xuất khẩu

Ưu tiên phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ với quy mô hợp lý ở khu vực trên địa bàn tỉnh và nông thôn; coi đây là bộ phận quan trọng của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. đây là khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng để hướng các ngành sản xuất khác vào khai thác thế mạnh của khu vực kinh tế này.

Trên cơ sở các chiến lược đề ra, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ phục vụ chế biến sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi phải có một khuôn khổ pháp lý tương đối hoàn chỉnh để các loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ này an tâm phát triển. đồng thời, cần có hệ thống các cơ chế, chính sách, đòn bẩy để khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa và nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)