Định hướng xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tạ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 85)

Lào đến năm 2025 trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

3.2.1. Định hướng

Gắn kết thị trường xuất khẩu và sản xuất trong nước (kể cả đầu tư nước ngoài); sản xuất phát triển là cơ sở cho việc đẩy mạnh xuất khẩu, đảm bảo vị trí cho các mặt hàng của Lào trên thị trường thế giới; nhưng hoạt động xuất khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu một mặt phải giúp định hướng tốt hơn cho sản xuất trong nước, mặt khác phải đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, là động lực đẩy mạnh sản xuất; chú trọng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu.

Chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ và định hướng XHCN, xây dựng kế hoạch tổng thể và lộ trình với các bước đi hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước và quy định của các tổ chức mà Lào tham gia.

Tập trung phát triển một số thị trường xuất khẩu trọng điểm như: Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Pháp, đức, Australia,…

Cụ thể đối với hoạt động xuất khẩu thời kỳ trước mắt cần gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và duy trì tăng trưởng vững chắc, chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và chế tạo, sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ và chất xám cao, củng cố và tăng cường các mặt hàng chủ lực của Lào có vị trí trên thị trường thế giới; mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong khi tiếp tục tăng cường vị trí ở các thị trường xuất khẩu hiện có; tranh thủ mọi cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển kinh tế, xứng tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

3.2.2. Mục tiêu

Xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa, với xung lực chính là tự do hóa thương mại, sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong những năm tới. Xuất khẩu sẽ có cơ hội tăng trưởng trên một số thị trường. Tồn cầu hóa và khu vực hóa làm nội dung của phân cơng lao động quốc tế có sự thay đổi. Các lợi thế truyền thống như tài nguyên thiên nhiên và nhân lực sẽ giảm dần giá trị. Nếu chỉ đưa vào tài nguyên thiên nhiên và lao động rẻ thì xuất khẩu sẽ khơng thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trong thời gian đài. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu cần nhanh chóng chuyển sang chỗ đưa vào các nhân tố năng suất, chất lượng, hiệu quả, nắm bắt những yếu tố mới như công nghệ mạng, công nghệ quản lý theo hệ thống để nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh tồn cầu hóa và khu vực hóa hiện nay.

Chú trọng các công tác tiếp thị và mở rộng thị trường, tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước, củng cố thương mại Nhà nước và tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước.

Mở rộng thị trường và cơ cấu thị trường xuất khẩu. Trong bối cảnh kinh tế thương mại thế giới và khu vực như hiện này, phương châm chung là tiếp tục thực hiện chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa thị trường. Quan điểm chủ đạo là tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác; tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu vào các thị trường lớn có tiềm năng cũng như tranh thủ mở thêm các thị trường nhỏ khác.

Đổi mới một số mặt hàng và cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu.

Đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực ở nước CHDCND Lào đến năm 2025

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của CHDCND Lào trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)